Cách chăm sóc trẻ mới sinh vào mùa đông đầy đủ nhất dành cho mẹ

Cách chăm sóc trẻ mới sinh vào mùa đông đúng cách sẽ giúp con luôn khỏe mạnh. Những ngày đầu chào đời, bé có thể trạng và sức đề kháng rất yếu, mẹ cần chăm sóc bé thật cẩn thận và kỹ lưỡng. Hôm nay Yeutre.vn sẽ chia sẻ cùng các mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đầy đủ nhất, hãy cùng tham khảo nhé!

banner ads
tre moi sinh
Trẻ mới sinh sẽ có thể trạng và sức đề kháng rất yếu và cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Ảnh Internet

1. Trẻ mới sinh vào mùa đông - tại sao mẹ cần đặc biệt chú ý chăm sóc con thật kỹ

Mùa đông lạnh có thể gây nên sự tổn thương lớn đến các em bé mới sinh. Chính vì vậy bé cần được bảo vệ và chăm sóc trong mùa đông thật cẩn thận. Trong những ngày lạnh giá, hầu hết các em bé đều dễ bị cảm lạnh, ho và sốt. Da của bé cũng bị khô, rất cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Mẹ nhớ chú ý quan tâm đến sức khỏe và da của trẻ sơ sinh, bảo vệ bé yêu của mình tránh khỏi các mối nguy hiểm về sức khỏe.

Trẻ mới sinh như thế nào?

  • Trẻ sơ sinh sẽ tăng gấp đôi cân nặng sau khi sinh hai tuần. Trong giai đoạn này trẻ tăng trung bình 150 - 200 gram/ tuần.
  • Trẻ sơ sinh có thể nhìn rõ vật ở cự li gần như khoảng cách giữa mẹ và trẻ khi cho bú. Mắt rất to, bằng khoảng 70% mắt người lớn, bởi quá trình phát triển bình thường của trẻ sẽ là theo hướng từ đầu xuống chân.
  • Hệ thống lông mũi của trẻ chưa thực hiện được hết chức năng lọc và làm ẩm không khí trước khi vào phổi. Vì vậy trẻ mới sinh 1 tuần tuổi còn rất dễ bị ngạt mũi bởi nhiều nguyên nhân: Cảm cúm, sốt ho, dị ứng, do có thức ăn hoặc dị vật mắc vào mũi,…
  • Khi vừa chào đời, làn da bé vẫn chưa hoàn hảo nên có thể mang vài dấu hiệu lạ như: Chân và tay có biểu hiện xanh xao và hơi tím, xuất hiện vàng da sinh lý hay da bé bị khô và bong tróc.
  • Khóc chính là một hình thức ngôn ngữ cơ bản.
  • Trong độ tuổi này, hoạt động cơ bản của trẻ thường chỉ bao gồm bú mẹ, ngủ, đi ngoài và đi tiểu,...

Mẹ cũng thấy đấy, con mới sinh thật non nớt và mỏng manh thế nào và thời gian mới chào đời là khi con phải tập làm quen với môi trường sống ngoài bụng mẹ có rất nhiều thay đổi. Nhất là, bé ra đời trong mùa đông thời tiết thườn rất khó chịu và virus, vi khuẩn sinh sôi càng dễ tấn công bé. Do vậy, việc chăm bé mới sinh kỹ, đúng cách vào mùa đông là việc mà bất cứ mẹ sau sinh nào cũng cần nằm lòng, để bảo vệ con.

sinh con vao mua dong
Không khí lạnh của mùa đông có thể gây nên sự tổn thương lớn đến các em bé mới sinh. Ảnh Internet

2. Cách chăm sóc trẻ mới sinh vào mùa đông đầy đủ nhất

2.1. Lưu ý giữ ấm cho bé mới sinh đúng cách

  • Đây là điều đầu tiên cha mẹ cần lưu ý. Trẻ mới sinh thì khả năng điều chỉnh thân nhiệt của trẻ còn kém. Vì vậy nếu không giữ ấm cho trẻ đúng cách thì bé không có khả năng tự tăng nhiệt độ cơ thể khi bị mất nhiệt.
  • Mẹ cần là đeo bao tay, đội mũ, mặc quần áo ấm cho con. Nên nhớ là không phải cứ mặc càng nhiều càng tốt.
  • Nếu bé đổ quá nhiều mồ hôi thì mẹ phải dùng khăn khô để lau mồ hôi cho bé. Việc này rất quan trọng vì nếu không mồ hôi có thể sẽ thấm ngược vào trong cơ thể và khiến bé bị cảm lạnh, dẫn đến viêm phổi.

Quy tắc 4 ấm 1 lạnh

  • Mẹ nên tuân thủ quy tắc chăm sóc trẻ sơ sinh khoa học này khi mặc quần áo cho bé. Nên kiểm tra xem 4 bộ phận sau của trẻ có được ấm hay không, đó là: Tay ấm, bụng ấm, lưng ấm và bàn chân ấm.
  • Bạn có thể dùng tay để kiểm tra, nếu thấy ấm là được. Còn 1 phần lạnh là phần đầu của trẻ, bạn không cần phải trùm kín mít và chỉ để lộ gương mặt nhưng nhớ tránh gió.
giu am cho be moi sinh
Giữ ấm cho bé là điều quan trọng vì khả năng điều chỉnh thân nhiệt của trẻ còn kém. Ảnh Internet

2.2. Tắm cho trẻ đúng cách vào mùa đông

Việc tắm cho bé mới sinh là điều cần thiết, kể cả mùa đông cũng vậy. Khi tắm, da của bé sẽ được thông thoáng, loại bỏ mồ hôi và nhiều chất gây bám. Nếu không được tắm sạch trẻ dễ bị bít lỗ chân lông, gây viêm nhiễm. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý những điểm như sau:

  • Nên tắm khoảng 3,4 lần/ tuần là đủ.
  • Nên bế con trước khi tắm khoảng 10 phút để trẻ được ấm.
  • Không nên tắm lúc bé mới thức dậy vì lúc này nhiệt độ cơ thể của trẻ đang ở mức thấp, trẻ chưa được tỉnh táo. Nếu tắm đột ngột cho con thì con dễ bị cảm lạnh.
  • Thời gian tắm tầm 5 đến 7 phút, phải tắm bằng nước ấm và ở nơi kín gió. Nhiệt độ nước để tắm cho trẻ bằng với nhiệt độ cơ thể (36 - 37 độ C).
  • Cần tắm từ dưới tắm lên. Tắm chân, tay trước rồi mới cho trẻ tiếp xúc với nước ở các phần bụng, ngực… Sau cùng mới gội đầu cho bé.
  • Chú ý làm sạch đến các phần cơ thể có nhiều nếp gấp như nách, bẹn, cổ, mông.
  • Tắm xong phải lau khô cho bé ngay bằng khăn tắm loại to và cuốn kín cho trẻ. Thay quần áo đến đâu thì mở khăn ra đến đó. Có thể bôi vào lòng bàn chân và lòng bàn tay của bé một chút dầu tràm.

Ngoài ra khi thời tiết lạnh bạn cũng không cần thiết tắm cho bé mỗi ngày. Một tuần bạn có thể tắm cho trẻ 2 lần. Chỉ cần lau sạch cơ thể chúng với nước ấm và đặc biệt chú ý vệ sinh và lau khô phần cơ thể từ dưới rốn tới chân mỗi ngày là được.

tam cho be so sinh
Sau khi sinh bạn cần phải tắm cho bé để loại bỏ mồ hôi và nhiều chất gây bám trên da. Ảnh Internet

2.3. Chú ý chăm sóc da cho bé

2.3.1. Giữ da bé luôn khô thoáng

Khi thời tiết lạnh, da của bé mới sinh trở nên rất khô. Để làn da của bé mềm mại và không bị phát ban, phải giữ da bé luôn khô thoáng và sạch sẽ. Mẹ cần thay tã liên tục cho trẻ, dùng phấn rôm thoa trên bộ phận sinh dục và lưng để ngăn ngừa phát ban.

2.3.2. Dưỡng ẩm

Khí hậu khô hanh của mùa đông có thể khiến cho da bé mất nước. Đừng quên chút dầu dưỡng trước khi tắm và thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm cho bé. Dầu sẽ làm mềm da, giữ bé được ấm áp.

2.3.3. Chú ý việc vệ sinh cho trẻ

Vào mùa lạnh, trẻ mới sinh sẽ đi tiểu nhiều lần hơn. Các mẹ phải thường xuyên kiểm tra tã trẻ, để giữ vệ sinh và tránh cho trẻ bị nhiễm lạnh… Nên rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc bé.

2.3.4. Dưỡng ẩm môi

Không chỉ người lớn mà trẻ mới sinh cũng sẽ bị khô môi khi thời tiết lạnh. Các mẹ có thể dùng dầu trẻ em thoa lên môi để môi bé được mềm.

duong am cho da be
Chăm sóc da cho bé vào mùa đông để da bé được mềm mại và tránh tình trạng phát ban. Ảnh Internet

2.4. Chăm sóc rốn cho bé mới sinh vào mùa lạnh

Rốn là bộ phận quan trọng của bé mà mẹ cần chăm sóc cẩn thận vào mùa đông. Phần cuống rốn của bé sẽ bắt đầu rụng sau khi sinh khoảng 5 - 7 ngày. Cuống rốn là một vết thương hở, rất dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm trùng nếu mẹ không chăm sóc rốn cẩn thận. Nhiễm trùng rốn vỗn rất nguy hiểm, có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Rốn bé phải luôn được giữ sạch và khô. Mẹ nên vệ sinh rốn cho bé qua những bước sau:

  • Rửa tay bằng nước và xà phòng, sát trùng lại bằng cồn 90 độ.
  • Dùng bông gòn và nước sạch lau rốn, sau đó thấm khô cuống rốn và chân rốn.
  • Sát trùng vùng da quanh rốn bằng cồn 70 độ.
  • Có thể để hở hoặc băng lại bằng một lớp gạc mỏng, vô trùng.
  • Quấn tã dưới rốn, tránh để phân và nước tiểu bé làm ô nhiễm vùng rốn.

Những trường hợp bất thường ở rốn bé:

  • Rốn rỉ nước vàng, có mùi hôi hoặc có mủ.
  • Rốn chảy máu nhiều và khó cầm.
  • Da quanh rốn sưng, đỏ.
  • Rốn có chồi, rỉ nước kéo dài.
  • Rốn chưa rụng dù bé đã sinh được 3 tuần.
cham soc ron cho tre so sinh
Chăm sóc rốn cho bé mới sinh vào mùa đông rất quan trọng, tránh những biến chứng nguy hiểm. Ảnh Internet

3. Những điều cần lưu ý cho mẹ sinh bé vào mùa đông

3.1. Môi trường sống của bé

  • Mẹ nên chú ý đến nhiệt độ phòng trong mùa đông, để khoảng 28 độ. Không gian phải vừa ấm, vừa thoáng và tránh bị gió lùa.
  • Có thể sử dụng điều hòa, quạt sưởi, lò sưởi nhưng không được dùng bếp than, vì bếp than sinh ra loại khí CO2 khiến bé bị ngạt thở. Khi thời tiết ấm hơn mẹ có thể tắt thiết bị, hé cửa để phòng bé được thông thoáng.
  • Mùa đông không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé mới sinh. Khi mẹ uống đồ uống hoặc có cái gì đó lạnh, ngay cả em bé cũng sẽ bị ảnh hưởng (khi cho con bú). Vì vậy nên để bé trong nhà càng nhiều càng tốt.

3.2. Thường xuyên thay tã cho bé

  • Mẹ nên lựa chọn tã giấy cho bé để được thoáng khí. Kiểm tra tã thường xuyên, tránh việc trẻ đi tè bị ướt, dẫn đến nhiễm lạnh hoặc nhẹ hơn là bị hăm tã.
  • Về quần áo cho bé, mẹ nên mặc những trang phục thoải mái và dễ chịu nhất. Chọn mua loại quần áo có chất liệu mềm, cắt bỏ nhãn mác để da trẻ bị trầy xước, dẫn đến viêm nhiễm. Dùng xà phòng loại dành cho trẻ nhỏ hay cho da nhạy cảm để giặt đồ cho bé.
thay ta cho be
Thường xuyên thay tã cho bé mới sinh để da bé luôn khô thoáng và tránh bị nhiễm lạnh. Ảnh Internet

3.3. Cho bé bú thường xuyên

  • Mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt để bé nhận được lượng sữa non bổ dưỡng. Nếu mẹ cảm thấy sữa về chậm thì hoàn toàn có thể cho bé bú. Hầu hết trẻ sơ sinh cần được cho bú mỗi 2 – 4 tiếng và khoảng 8 – 12 lần trong ngày. Mẹ cũng lưu ý tư thế bú và cách bú đúng giúp bé hấp thụ được lượng dinh dưỡng cần thiết nhất.
  • Khi cho bé bú mẹ nên đắp khăn để hai mẹ con cùng ấm. Trẻ bú sữa mẹ cũng làm cho thân nhiệt tăng và giữ ấm cơ thể bé tốt hơn.
  • Bé cần được bú no để sản sinh nhiệt lượng đủ để làm ấm cơ thể. Thường mất khoảng 20 phút cho một lần bú mẹ đủ no, mỗi lần “mút ti” kéo dài khoảng 2 – 3 phút. Các kháng thể trong sữa mẹ sẽ giúp bé tránh khỏi nguy cơ nhiễm trùng và nhiễm khuẩn.

3.4. Tắm nắng cho bé

  • Dù là mùa đông nhưng mẹ cũng đừng nên bỏ qua việc tắm nắng cho bé. Tắm nắng rất tốt vì bé sẽ hấp thụ được vitamin D để xương mạnh khỏe và duy trì hệ miễn dịch tốt.
  • Nên thực hiện vào khung giờ từ 9 đến 10 giờ sáng, còn mùa hè thì có thể từ 7 giờ đến trước 9 giờ sáng. Buổi chiều có thể cho bé ra ngoài từ 10 đến 15 phút vào khung giờ 3 giờ chiều đến 5 giờ chiều.
  • Nên cho bé thỉnh thoảng ra ngoài vì nếu thiếu không khí trong lành ngoài trời sẽ làm yếu hệ miễn dịch của bé. Bé sẽ dễ mắc bệnh hơn.
tam nang cho be so sinh
Dù là mùa đông nhưng mẹ cũng không nên bỏ qua việc tắm nắng cho bé yêu của mình. Ảnh Internet

3.5. Đảm bảo giấc ngủ cho bé

Bé mới sinh thì thời gian hầu hết bé dành để ngủ, bú và đi vệ sinh. Trung bình, các bé sẽ ngủ 16 tiếng một ngày nhưng mỗi giấc ngủ của bé đều rất ngắn, từ 30 – 45 phút. Chính vì vậy đừng bỏ qua cơ hội được ngủ dù chỉ ít phút trong những lúc bé đang ngủ say. Mẹ cũng có thể hát ru hay cho bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng,... để trẻ có một giấc ngủ ngon và sâu hơn.

4. Một số vấn đề khác khi chăm sóc trẻ mới sinh

4.1. Cho bé chích ngừa đầy đủ, đúng lịch

  • Mẹ cần ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ và cho bé chích đầy đủ, đúng lịch. Việc cho trẻ chích ngừa vắc xin giúp trẻ tránh được nhiều bệnh nguy hiểm.
  • Sau sinh vài giờ bé sẽ được tiêm phòng 1 – 2 mũi. Bé cần được tiêm bổ sung vitamin K và chủng ngừa viêm gan B. Vitamin K có tác dụng ngăn rối loạn chảy máu (bệnh xuất huyết của trẻ sơ sinh), và chủng ngừa viêm gan B – một chủng ngừa vô cùng quan trọng cho bé.
tiem ngua cho be
Nhớ cho bé chích ngừa đầy đủ, đúng lịch để tăng sức đề kháng và chống những bệnh nguy hiểm. Ảnh Internet

4.2. Theo dõi nhiệt độ của trẻ

Nên mua nhiệt kế để đo nhiệt độ cho trẻ bất cứ lúc nào. Tùy theo thân nhiệt thay đổi mà mẹ có cách điều chỉnh cho phù hợp:

  • Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh là 36,5 – 37,5°C.
  • Nếu thân nhiệt của bé thấp hơn 36,5°C, cần ủ ấm cho bé ngay.
  • Nếu thân nhiệt của bé cao hơn 37,5°C, nên bỏ bớt khăn, mền, cởi bớt quần áo, mũ, vớ, cho bé bú nhiều hơn.
  • Nếu thân nhiệt của bé cao hơn 38°C, bé đã bị sốt. Mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán kịp thời.

Cách đo nhiệt cho bé mới sinh:

  • Ở nách : Đặt nhiệt kế vào nách bé và giữ trong khoảng 2 phút. Nhiệt độ thực tế của bé bằng nhiệt độ ở nách cộng thêm 0,50C.
  • Ở hậu môn : Đặt nhiệt kế vào hậu môn bé và giữ trong 1 phút. Nhiệt độ đo được chính là thân nhiệt thật của bé.
theo doi be thuong xuyen
Mẹ cần thheo dõi bé thường xuyên sau khi sinh đặc biệt là thân nhiệt của trẻ. Ảnh Internet

4.3. Xoa bóp và massage trẻ sơ sinh

Đây là một sự tương tác tuyệt vời để tạo nên sợi dây tiếp xúc, gắn kết và phát triển mối quan hệ giữa cha mẹ và bé. Bạn nên Thực hiện thường xuyên sẽ đem lại cho bé yêu của mình nhiều lợi ích như:

  • Giúp bé thư giãn.
  • Phát triển sự yên tâm và tin cậy của bé đối với cha mẹ.
  • Cải thiện giấc ngủ của bé.
  • Giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Cải thiện lưu thông máu và tình trạng da.
  • Massage cho bé còn có thể hỗ trợ tiêu hóa.
  • Giúp cho trẻ sơ sinh giảm thiểu các triệu chứng như đau bụng và trào ngược.
massage cho be
Xoa bóp và massage vừa có lợi ích cho bé vừa kết nối bố mẹ và con gần hơn. Ảnh Internet

5. Những điều không nên làm đối với trẻ mới sinh

Bên cạnh những chú ý trong việc chăm sóc cho bé mới sinh thì mẹ cần tránh những điều xấu có thể tác động và gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng cho bé. Bé mới sinh, đặc biệt là bé dưới 1 tháng tuổi cần hạn chế những tác nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Cùng tìm hiểu để bảo vệ con mình nhé.

5.1. Không để ai hôn bé

Trong thời gian đầu ra đời, việc tiếp xúc với vi khuẩn và vi trùng có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng cho em bé. Chỉ là một cái hôn cũng khiến bé mắc những căn bệnh không mong muốn, bởi vì hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh lúc này không đủ sức để bảo vệ cơ thể hay chống chọi với bệnh tật.

5.2. Cho bé vừa ngủ vừa bú

Khi bố mẹ cho bé vừa ngậm ti giả hoặc bình sữa để chìm vào giấc ngủ có thể khiến bé bị ngạt thở. Bên cạnh đó nên hạn chế để trẻ phụ thuộc vào ti giả. Việc ngậm ti giả quá sớm có thể khiến trẻ nhầm lẫn giờ giấc ăn uống.

5.3. Để tã bỉm quá lâu không thay

Điều này sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu, nặng hơn có thể gây ngứa ngáy, viêm nhiễm. Mẹ nên thường xuyên kiểm tra tã bỉm cho bé. Nếu thấy ướt thì nên thay cho bé.

nhung dieu can tranh khi cham soc be so sinh
Để tã bỉm quá lâu không thay sẽ khiến bé ngứa ngáy khó chịu và có thể gây hăm hay nhiễm lạnh. Ảnh Internet

5.4. Cho bé nằm gối cao

Bé mới sinh có cấu trúc xương sống là một đường thẳng nên đầu và lưng của bé phải luôn nằm trên một đường thẳng. Nếu cho đầu bé nằm cao thì phần xương cổ sẽ dễ bị quẹo sang một bên và làm biến dạng xương sống. Do đó, việc dùng gối cho trẻ sơ sinh có thể là một nguy cơ dẫn đến những căn bệnh về xương cột sống. Vì thế, không cần cho bé nằm gối.

5.5. Ngại tắm ngay khi bé mới sinh

Mẹ nên cho bé tắm 24 giờ sau khi sinh. Nó sẽ giúp giữ lại được lớp bã nhờn bảo vệ da cho bé, duy trì nhiệt độ ổn định cho cơ thể bé sau khi ra ra đời, tạo sự gần gũi liên kết giữa mẹ và bé… Sau 24 giờ mẹ có thể tắm cho bé và vệ sinh mắt mũi cho bé nhẹ nhàng với nước muối sinh lý.

5.6. Mặc quá nhiều đồ cho bé

Bé mới sinh thường dễ bị lạnh, đặc biệt là vào màu đông. Tuy nhiên cũng không cần quá lo lắng. Dù không thể làm ấm cơ thể bằng cách di chuyển, nhưng nếu mặc quá nhiều quần áo cho trẻ thì có thể gây sốt và khiến con bị mất nước. Mẹ nên mặc theo từng lớp, sẽ dễ thêm hoặc bớt lượng áo quần và duy trì nhiệt độ thích hợp cho con.

mac do cho be moi sinh
Mùa đông thời tiết lạnh nhưng mẹ cũng không nên mặc quá nhiều quần áo cho bé. Ảnh Internet

Cách chăm sóc trẻ mới sinh vào mùa đông là điều quan trọng và cần thiết mà các bậc cha mẹ nên biết. Chuyên mục Có con 0-12 tháng hy vọng, bài chia sẻ chi tiết và tương đối đầy đủ trên sẽ giúp các mẹ chăm bé những ngày lạnh thật tốt thật chu đáo, để con trải qua mùa đông đầu đời thật khỏe mạnh, an toàn nhé. 

Chi Lê tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI