Siêu âm trong thai kỳ
Trong những thời điểm quan trọng để thực hiện các xét nghiệm thì các tuần thứ 12, tuần thứ 22 và tuần thứ 32 được coi là
3 thời điểm vàng để tầm soát bệnh cho thai nhi mẹ cần ghi nhớ.
Có hai loại xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong thai kỳ đó là xét nghiệm tầm soát và xét nghiệm chẩn đoán. Đối với xét nghiệm tầm soát, mẹ cần thực hiện siêu âm xuyên gáy, xét nghiệm HCG và xét nghiệm AFP. Để khẳng định hơn các chẩn đoán mẹ cần được siêu âm màu, chọc dò ối, chọc dò cuống rốn, lấy mẫu màng nhau. Đó là tất cả
các xét nghiệm cần thiết trong thai kỳmà mẹ nên biết.
Vậy câu hỏi được đặt ra là liệu siêu âm có thể cho bạn biết điều gì? Nó được thực hiện như thế nào? Mục đích của siêu âm để làm gì? Và liệu có tốt chăng nếu bạn siêu âm thường xuyên? Tất cả những thắc mắc này cũng chính là
những điều mẹ nên biết về siêu âm trong thai kỳ.
Siêu âm trong thai kỳ
Hiện nay, bạn có đủ điều kiện để được nhìn ngắm con yêu thật rõ ràng ngay từ trong bụng mẹ nhờ vào sự hỗ trợ của các kỹ thuật y học hiện đại. Trong siêu âm cũng vậy, bạn có nhiều lựa chọn hơn để có thể biết được tình hình sức khỏe của con yêu. Để hiểu hơn về những gì mình sẽ tiếp cận trong các lần khám thai định kỳ, bạn cần
phân biệt các hình thức siêu âm thai 2D, 3D và 4D.
Khi đã có kết quả siêu âm thai, chắc chắn bạn sẽ phải ngỡ ngàng với những cụm từ viết tắt trên thông số kết quả của bảng siêu âm. Đó là các thuật ngữ chuyên ngành được viết tắt. Nhưng nếu muốn
đọc tất tần tật các chữ viết tắt trong sổ khám thai của mẹcũng không quá khó nếu bạn chịu khó tìm hiểu.
Khi đọc kết quả siêu âm thai bất thường, mẹ cần giữ bình tĩnh để được tiếp tục kiểm tra chẩn đoán cho thật chính xác.
Trong các kết quả siêu âm, xét nghiệm, đôi khi sẽ có những trường hợp mà bạn nhận phải tin xấu. Đừng quá hoang mang vì rất có thể đó chỉ là một nhầm lẫn. Nhưng nếu như đã xác định lại qua nhiều lần xét nghiệm chuyên sâu, bạn sẽ ra sao? Câu trả lời sẽ có trong bài viết
đối diện ra sao với tin xấu khi xét nghiệm thai kỳ.
Yeutre.vn