Xét nghiệm tầm soát
Gọi là tầm soát vì nhờ những xét nghiệm này, các bác sĩ có thể phát hiện được các bệnh hoặc dị tật của thai nhi trong bụng mẹ để có hướng khắc phục hoặc hạn chế. Vì vậy, trong thai kỳ, mẹ cần phải làm 3 xét nghiệm tầm soát gồm: siêu âm xuyên gáy, xét nghiệm HCG và xét nghiệm AFP.
Siêu âm độ mờ da gáy giúp tầm soát bệnh Down cho thai nhi.
1. Siêu âm xuyên gáy (đo độ mờ da gáy)
Các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm này vào tuần thứ 11-14 của thai kỳ, thông qua việc xét nghiệm tập trung ở lớp da gáy bào thai, bác sĩ có thể chỉ ra những nguy cơ bất thường về nhiễm sắc thể ở thai nhi (hội chứng Down, tim bẩm sinh…).
2. Xét nghiệm HCG
Đối với xét nghiệm này, đầu tiên, các bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra mẫu máu của mẹ để phát hiện lượng Human Chorionic Gonadotropin (HCG) của mẹ cao hay thấp. Nếu quá cao hoặc thấp đều không tốt cho thai phụ, vì có thể là đa thai hoặc thai nhi không phát triển bình thường, không có phôi thai,… Xét nghiệm này cũng giúp các bác sĩ phát hiện các dị tật bất thường của con và thường được chỉ định trong khoảng 15-16 tuần tuổi.
3. Xét nghiệm AFP
Khi thai nhi được 15-16 tuổi, để chắc chắn thai nhi không có bất cứ dị tật nào về ống thần kinh, não, hay bệnh down, các bác sĩ tiếp tục cho tiến hành xét nghiệm máu mẹ để định lượng mức alpha feto protein (AFP) do chính thai nhi sản xuất ra.
Xét nghiệm chẩn đoán
Khác với xét nghiệm tầm soát, xét nghiệm chẩn đoán được thực hiện để khẳng định thai nhi mắc các bệnh hoặc những dị tật nào. Bằng các kỹ thuật khác nhau như siêu âm màu, chọc dò ối, chọc dò cuống rốn, lấy mẫu màng nhau, bác sĩ có thể cho mẹ biết kết quả chính xác.
1. Siêu âm màu
Trong trường hợp bác sĩ nhận thấy thai nhi phát triển chậm hơn so với tuổi thai thì sẽ tiến hành siêu âm màu để phát hiện các dị tật ở thai nhi. Những dị tật đó có thể là bệnh down, dị tật ống thần kinh, bệnh tim,…
2. Chọc dò ối
Xét nghiệm chọc dò ối để tầm soát nguy cơ bị dị tật, nhiễm sắc thể, rối loạn gen.
Xét nghiệm chọc dò ối được chỉ định chủ yếu với những thai phụ có độ tuổi mang thai lớn (35-40 tuổi), đây là độ tuổi mang thai khá nguy hiểm đối với bà mẹ vì đứa trẻ có nguy cơ bị dị tật, nhiễm sắc thể, rối loạn gen. Còn với một số trường hợp, bác sĩ nghi vấn đứa trẻ bị dị tật thì thai phụ có thai 18 tuần tuổi cũng được chỉ định chọc dò ối để làm xét nghiệm. Xét nghiệm này kết hợp với siêu âm sẽ đưa ra kết quả chính xác khoảng 60%.
3. Lấy mẫu màng nhau
Bước này tiến hành trước khi chọc dò ối, khi thai nhi khoảng 11-13 tuần tuổi, mục đích chủ yếu là phát hiện sớm những bất thường ở thai nhi như rối loạn nhiễm sắc thể chẳng hạn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, xét nghiệm này thường không được áp dụng vì nó có nguy cơ gây sảy thai khoảng 1% mặc dù cho kết quả xét nghiệm rất nhanh, chỉ trong 1 tuần.
4. Chọc dò cuống rốn
Đây là xét nghiệm khá thú vị và cần thiết khi thông qua nó, bác sĩ có thể biết được thai nhi có bị nhiễm các bệnh sởi, mụn rộp hay toxoplasama, máu thai thấp hai cao, thiếu máu hay đủ máu, mẹ và thai nhi có đồng nhất nhóm máu, hệ miễn dịch của mẹ có phản ứng bất lợi cho thai nhi hay không.
Yeutre.vn (Tổng hợp)