Các tác hại khôn lường của việc thừa muối, đường đối với sức khỏe trẻ

Đường và muối là hai gia vị không thể thiếu khi mẹ nêm nếm thức ăn cho trẻ, tuy nhiên, nếu cho trẻ ăn quá nhiều đường hoặc muối sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của con, đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi.

banner ads

1. Vai trò của muối, đường đối với trẻ nhỏ

39966-anh-1.jpg

Muối có vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ trẻ

Muối

Muối cung cấp một lượng vi chất rất quan trọng đối với trẻ nhỏ trong việc phát triển chiều cao. Các nhà khoa học cũng đã chỉ rõ, muối thực sự cần thiết đối với trẻ nhỏ, đặc biệt khi mẹ sử dụng muối đúng cách trong bữa ăn dặm của con.

Trong muối có chưa natri và clo, đây là hai nguyên tố có vai trò quan trọng với cơ thể, thúc đẩy sự hoạt động của các tế bào, đặc biệt não bộ. Đó là lý do, mẹ không thể bỏ qua muối i-ốt trong khẩu phần ăn của con để con phát triển trí tuệ một cách toàn diện.

Đường

Đường glucose rất có lợi cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Nó cung cấp năng lượng cho các tế bào trong cơ thể. Đặc biệt, đường glucose có tác dụng trong việc kiểm soát cơn thèm ăn của trẻ, hạn chế tình trạng béo phì. Hay nói cụ thể hơn, khi đường glucose vào cơ thể, nó sẽ kích thích tuyến tụy, sản sinh ra insulin, chất này làm cho não bộ trẻ nhận biết trẻ ăn bao nhiêu thức ăn và như vậy đã đủ chưa.

2. Những tác hại khi nêm nhiều muối, đường vào thức ăn cho trẻ

Tác hại từ việc thừa muối

Muối có vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao, não bộ của trẻ, vì vậy, nếu thiếu muối trẻ sẽ mệt mỏi, chậm phát triển, còi cọc... nhưng thừa muối cũng vô cùng tai hại như:

- Khi còn nhỏ, chức năng thận của trẻ còn rất yếu (đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi), thừa muối khiến thận làm việc quá tải dẫn tới các bệnh về thận như suy thận chẳng hạn.

- Nếu lượng muối vào cơ thể quá nhiều khiến trẻ khát nước và uống nhiều nước dẫn tới tích nước trong cơ thể gây ra bệnh cao huyết áp khi trẻ trưởng thành.

- Dự trữ quá nhiều muối nên cơ thể buộc phải tìm cách thải ra ngoài bằng đường nước tiểu dẫn tới mất kali, canxi và nhiều khoáng chất khác. Điều này khiến trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi vì hệ bài tiết phải làm việc ở cường độ cao. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, suy giảm chức năng thận của trẻ về sau.

- Một vài nghiên cứu khác còn chứng minh rằng, thừa muối không chỉ ảnh hưởng tới các chức năng của cơ thể mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của não, thậm chí gây tử vong cho trẻ nếu sử dụng quá nhiều.

Tác hại từ việc thừa đường

39967-anh-2.jpg

Cũng như muối, thừa đường sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ

- Đối với đường glucose: Tuy lợi, nhưng đường glucose vẫn có hại ở mức độ rất thấp. Nguyên nhân, khi xử lý đường glucose, quá trình sẽ xử lý ở gan và sản sinh ra chất “LipoProtein mật độ thấp” - một loại cholesterol gây bệnh tim mạch. Tuy nhiên, may mắn thay, tác hại này ở đường glucose rất thấp và mẹ vẫn có thể cho trẻ dùng được.

- Đối với các loại đường khác (đường tinh luyện, đường mía): Tương tự như đường glucose, các loại đường còn lại cũng được cơ thể xử lý qua gan, tuy nhiên, chúng sẽ sinh ra lượng lớn “LipoProtein mật độ thấp” gấp 3 lần so với đường glucose làm gây nguy cơ tăng các bệnh về tim mạch, chứng béo phì, tăng huyết áp.

Ngoài ra, chúng ta thường sử dụng các loại đường trắng (đường tinh luyện) khi thêm vào thức ăn hoặc nước uống cho trẻ, đây là loại đường chỉ có năng lượng rỗng và không chứa bất kỳ vitamin, khoáng chất, chất béo nào. Sử dụng nhiều đường tinh luyện cho trẻ sẽ ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe của trẻ như gây sâu răng; gây những hành vi bất thường (nghịch ngợm, khó ngủ, cáu gắt) hoặc chứng tăng động thái quá ở trẻ và hội chứng tăng động giảm chú ý; gây béo phì, tiểu đường, thiếu chất, lười ăn...

3. Hướng dẫn mẹ sử dụng đường, muối đúng cách cho trẻ

Đối với đường

- Trẻ dưới 12 tháng tuổi: nhu cầu tiêu thụ đường là không cần thiết. Các thực phẩm tự nhiên từ sữa mẹ, sữa công thức đã đủ lượng đường đáp ứng nhu cầu hàng ngày của trẻ.

- Trẻ 1 - 3 tuổi: lượng đường tiêu thụ dưới 4 muỗng cafe/ngày.

- 4 - 6 tuổi: lượng đường tiêu thụ dưới 3 muỗng cafe/ngày.

- 7 - 10 tuổi: lượng đường tiêu thụ dưới 3 muỗng cafe/ngày.

- 11 tuổi trở lên: lượng đường tiêu thụ 5 - 8 muỗng cafe/ngày.

Đối với muối

- Trẻ 0 - 6 tháng tuổi: lượng đường tiêu thụ

- 6 -12 tháng tuổi: lượng muối tiêu thụ 1g/ngày. Mẹ chỉ cần phủ một lớp muối thật mỏng lên thức ăn dặm của trẻ là được.

- 1 - 3 tuổi: lượng muối tiêu thụ 2g/ngày.

- 4 - 6 tuổi: lượng muối tiêu thụ 3g/ ngày.

- 7 - 10 tuổi: lượng muối tiêu thụ 5g/ngày.

- Từ 11 tuổi trở lên: lượng muối tiêu thụ 6g/ngày.

4. Những lưu ý khác

Ngoài việc nêm trực tiếp muối vào thực phẩm ăn dặm, mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng các loại hải sản, thịt, rau củ quả. Bởi trong thực phẩm đã chứa một lượng muối nhất định để bổ sung vào cơ thể trẻ.

Bên cạnh đó, việc hạn chế ăn mặn, ngọt sẽ giúp trẻ không lệ thuộc vào muối hoặc đường, giảm được các bệnh về huyết áp, tim mạch, béo phì trong tương lai. Mẹ cũng tuyệt đối không cho trẻ ăn các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn vì chúng đều chứa rất nhiều phụ gia, muối, đường ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của trẻ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI