Nguyên tắc khi lên thực đơn ăn dặm cho bé
Mẹ cần nấu chín và làm nhuyễn thức ăn để bé dễ dàng nuốt.
1. Thức ăn phải đủ mềm và dễ nuốt: Với các bé mới tập ăn, việc nuốt phải những thức ăn lợn cợn có thể khiến bé bị hóc và nôn ói. Do đó, mẹ cần nấu chín và làm nhuyễn thức ăn để bé dễ dàng nuốt. Khi bé đã được 9-10 tháng, mẹ có thể tập dần cho bé nhai bằng các thức ăn lợn cợn như cháo, bánh mì, cơm nhão…
2. Phối hợp thực phẩm đủ 4 nhóm dinh dưỡng béo, đạm, tinh bột và vitamin: Nhằm tránh cho trẻ có cảm giác ngấy hoặc tiêu thụ nhiều một nhóm thực phẩm cố định, mẹ nên biết cách phối hợp thực phẩm trong khẩu phần ăn của bé sao cho mỗi bát cháo của mỗi bữa ăn đều được tô các màu sắc phong phú từ thực phẩm. Việc lặp đi lặp lại các thực phẩm có thể dẫn đến tình trạng thừa chất này thiếu chất kia.
3. Ăn vào một khung giờ cố định:Tốt nhất mẹ hãy lên lịch ăn dặm cho bé ngay từ đầu để bé làm quen với giờ giấc ăn uống và sẽ cảm thấy đói khi đã đến giờ ăn. Thời gian đầu có thể cho bé ăn với khẩu phần ít và chia nhỏ bữa. Sau tăng lượng thức ăn lên dần và giảm bớt số bữa ăn sao cho chỉ còn 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ. Lưu ý, bữa phụ của bé phải là những thức ăn tiêu hóa nhanh và cách bữa chính ít nhất 2 tiếng.
4. Tạo tâm lý vui vẻ cho bé khi bước vào bữa ăn: Nhiều bố mẹ sốt ruột cho con tăng cân để bằng con người khác nên đã thúc ép bé ăn mà không cần biết nhu cầu của bé không giống trẻ khác. Hãy để trẻ được vui vẻ với bữa ăn của mình khi khám phá xem hôm nay trong tô cháo của mình có những gì, màu sắc ra sao, có câu chuyện gì liên quan đến… Tuyệt đối không bao giờ tạo niềm vui cho trẻ bằng cách bật ti vi vì thói quen xấu này sẽ ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa của trẻ.
5. Đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến: Dù bạn tự chế biến nhưng nếu để thực phẩm sống chín lẫn lộn hoặc không thực hiện ăn chín uống sôi bé vẫn có nguy cơ bị ngộ độc bởi chính thức ăn bạn nấu ra. Hãy chắc chắn tay bạn luôn được rửa sạch trước khi chế biến.
Những điều cần tránh khi lên thực đơn
Không nên ép bé ăn khi bé không có nhu cầu.
1. Nóng vội: Không nên ép bé ăn khi bé không có nhu cầu. Tốt nhất, hãy cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc.
2. Cho bé dùng thực phẩm dễ gây dị ứng: Lòng đỏ trứng, lạc, mật ong, hải sản… là những thực phẩm có thể gây dị ứng với một số trẻ nhỏ. Do đó, trước khi dùng những thực phẩm này hãy cho trẻ ăn thử một ít và quan sát xem bé có phản ứng gì bất thường hay không.
3. Nhiệt độ thực phẩm cao: Bé có thể bị bỏng nếu thức ăn quá nóng. Vì vậy, hãy chắc chắn thức ăn bạn đem đến cho trẻ đủ mức ấm.
4. Nêm nhiều gia vị: Khẩu vị, hệ tiêu hóa và thận của bé không cho phép tiêu thụ quá mức các gia vị nêm nếm như người lớn. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho bé, mẹ không nên nêm gia vị vào thức ăn dặm của bé.
5. Ngưng bú mẹ: Thức ăn dặm chỉ là một phần dinh dưỡng bổ sung cho trẻ và sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu. Chính vì thế, mẹ không nên ngưng cho bé bú mà hãy tiếp tục duy trì cho đến khi bé đủ tuổi.
Thực đơn gợi ý
1. Thực đơn theo Viện Dinh dưỡng Trung ương
2. Thực đơn theo Trung tâm Dinh dưỡng Tp. HCM
Yeutre.vn (Tổng hợp)