1. Bệnh gù lưng là gì?
Bệnh gù lưng thực chất không phải là một bệnh, mà là một tật cơ thể - biểu hiện ở cột sống ngay ngực bị cong bất thường. Một cột sống ngực bình thường kéo dài từ 1 đến đốt sống thứ 12 nên có một độ cong nhẹ - dao động từ 20° đến 45°. Nếu độ cong từ 45 độ trở lên thì được xem là gù lưng.
2. Dấu hiệu nhận biết gù lưng
Tật gù lưng nhẹ có thể không biểu hiện dấu hiệu đáng chú ý. Nhưng với một số người gù lưng nặng, ngoài cột sống cong bất thường, còn có thêm những biểu hiện như:
- Đau dữ dội - nhất là khi ngồi hoặc đứng lâu. Tình trạng đau nghiêm trọng hơn khi tư thế nghiêng về phía trước.
- Cảm giác đau nhức và rát ở cổ và lưng trên.
- Cảm thấy đau khi bắt đầu di chuyển.
3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh gù lưng
- Xương sống bị gãy có thể dẫn đến cong cột sống.
- Loãng xương có thể gây cong cột sống. Loãng xương phổ biến nhất ở phụ nữ lớn tuổi và những người đã dùng corticosteroid trong thời gian dài.
- Sự thoái hóa đĩa đệm. Đĩa đệm hoạt động như cầu nối giữa đốt sống với cột sống. Tuổi càng cao, những đĩa đệm này càng khô và co lại, làm chứng gù lưng trầm trọng hơn nhiều.
- Lưng gù là biểu hiện của bệnh Scheuermann. Bệnh này thường bắt đầu trong giai đoạn tăng trưởng của trẻ, xảy ra trước tuổi dậy thì. Bé trai bị ảnh hưởng bởi bệnh này nhiều hơn bé gái.
- Dị tật bẩm sinh, xương sống không phát triển đúng cách trước khi sinh có thể gây ra chứng gù lưng.
- Điều trị ung thư và ung thư cột sống có thể làm suy yếu đốt sống và làm cho dễ bị gãy xương. Nhưng, có thể áp dụng cách chữa bệnh gù lưng bằng hóa trị và xạ trị.
- Lối sống, những người hay khom lưng, tư thế đứng/ ngồi/ nằm không đúng, mang vác nặng lâu ngày có thể làm gù lưng.
4. Chẩn đoán bệnh gù lưng
Nếu nghi ngờ mắc bệnh gù lưng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu cột sống để có chẩn đoán chính xác, thông qua khám lâm sàng và hình ảnh chẩn đoán - như chụp X quang hoặc chụp MRI.
5. Cách khắc phục gù lưng hiệu quả
Không có loại thuốc hay vắc-xin nào đặc trị gù lưng. Muốn khắc phục tình trạng gù lưng, chúng ta có thể áp dụng những biện pháp dưới đây:
- Dùng thuốc giảm đau
Bất kỳ cơn đau nào liên quan đến tình trạng này đều có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau theo toa, tùy thuộc vào mức độ khó chịu bệnh gây ra. Rèn luyện một lối sống lành mạnh cũng có thể giúp giảm các cơn đau của bệnh gù lưng. Chẳng hạn, tập thể dục thường xuyên và duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý để giảm gánh nặng cho khung xương của bệnh nhân.
- Bổ sung dưỡng chất giúp xương phát triển chắc khỏe
Gù lưng có thể gây ra bởi sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, tiền sử gãy xương và tiền sử gia đình bị loãng xương. Nên thực hiện ngăn ngừa yếu xương bằng cách có đủ lượng vitamin D và canxi trong chế độ ăn hàng ngày.
- Bài tập kéo giãn
Bất kỳ bài tập thể dục tránh gù lưng nào cũng tập trung vào việc kéo giãn cơ bắp, giúp giữ cho cột sống linh hoạt. Gợi ý, trẻ em và cả người lớn có thể thực hiện theo các bài tập cơ bụng, cơ lưng để duy trì tư thế tốt.
- Sử dụng áo nẹp lưng
Áo nẹp lưng thường được sử dụng cho trẻ em bị bệnh Scheuermann, giúp ngăn ngừa không để chứng bệnh gù lưng trở nên tồi tệ hơn.
- Phẫu thuật
Bệnh gù lưng ở các trường hợp nặng cần phải phẫu thuật. Phẫu thuật có thể đi kèm với các biến chứng như chảy máu, tổn thương dây thần kinh, nhiễm trùng và đau đớn. Bệnh nhân bệnh nặng vẫn có khả năng cần đến việc phẫu thuật lần hai nếu cần thiết.
Không ai trong chúng ta muốn mình có cuộc đời đầy nỗi khó khăn vì mắc bệnh gù lưng giống như Quasimodo cả. Yeutre.vn hy vọng, những thông tin đã đề cập khái quát về gù lưng, thật hữu ích với các bậc phụ huynh. Ngay từ bây giờ, bố mẹ hãy luôn để mắt đến thói quen sinh hoạt; đi đứng; ngồi; nằm của con, để có cách phòng chống gù lưng cho trẻ phù hợp, bảo vệ sức khỏe của con yêu. Đây cũng chính là "chìa khóa" mở cánh cửa "tự tin trong giao tiếp" khi trẻ trưởng thành bước chân ra thế giới bên ngoài lớn rộng.
Nguyên Bình tổng hợp