Bé đổ mồ hôi đầu khi ngủ mẹ chớ có chủ quan

Bé đổ mồ hôi đầu khi ngủ nhất là vào ban đêm dù thời tiết lạnh thì không nên xem thường. Mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân, để có hướng điều trị hiệu quả cho bé.

banner ads

1. Bé đổ mồ hôi đầu khi ngủ là do đâu?

be-do-mo-hoi-dau-khi-ngu
Bé đổ mồ hôi đầu khi ngủ - Ảnh Internet

Nếu thấy bé quấy khóc nhiều vào ban đêm, ngủ không yên giấc, hay giật mình thức giấc nửa đêm, thì theo lời bác sĩ Đinh Thạc (Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM) rất có thể là do bé đổ mồ hôi đầu trong lúc ngủ. Vậy nguyên nhân do đâu?

  • Bé thiếu vitamin D: Bé dưới 1 tuổi rất dễ thiếu vitamin D, vì giai đoạn này hệ xương phát triển mạnh mẽ nhất. Nếu trẻ sinh non, nhẹ cân, hay mắc các chứng bệnh nhiễm khuẩn, trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, còi xương,… thì sự thiếu hụt vitamin D phải nói rằng rất trầm trọng. Trong trường hợp này, bé sẽ bị đổ mồ hôi nhiều ở phần trán và gáy, dễ dẫn đến tình trạng rụng tóc do phần gáy luôn bị ẩm ướt.
  • Bé đổ mồ hôi đầu khi ngủ cũng có thể do mẹ ủ con quá kỹ. Mẹ đắp quá nhiều chăn, phòng ngủ thì ngột ngạt không có chỗ thông gió, khiến bé thấy khó chịu và toát mồ hôi. Trong trường hợp này, thì chỉ cần làm thông thoáng chỗ ngủ là có thể cho bé một giấc ngủ ngon.

2. Cách trị chứng bé đổ mồ hôi đầu khi ngủ

2.1. Bổ sung vitamin D

Ánh nắng mặt trời là cách bổ sung vitamin D  không tốn tiền và hiệu quả nhất. Khi phơi nắng, mẹ cần chú ý những điều như sau:

  • Nên cho bé tắm nắng đều đặn lúc trước 8 giờ sáng từ 6g30 – 7h30. Vào mùa đông thì có thể trễ hơn vào khoảng 9 – 10 giờ. Thời lượng tắm nắng khoảng 15 – 30 phút.
  • Nơi tắm nắng phải là nơi ít gió để tránh bé bị nhiễm lạnh, vì hệ hô hấp lúc này của bé còn khá yếu.
mẹ tắm nắng cho bé
Cho bé tắm nắng để hấp tụ đầy đủ vitamin D - Ảnh Internet
  • Tốt nhất là để da bé tiếp xúc với ánh nắng bằng cách kéo áo lên phơi, phơi lần lượt từ lưng, bụng, chân,… để da bé hấp thu được ánh nắng tốt nhất
  • Khi phơi nắng, chú ý không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt và đầu bé, vì tia cực tím khá mạnh có thể khiến não, mắt bé bị tổn thương.

2.2. Giữ cho cơ thể bé luôn mát mẻ khi ngủ

  • Trước khi ngủ mẹ nên tắm cho bé bằng nước ấm, cho bé ăn đủ no, mặc thoáng mát, ngủ trong phòng rộng rãi, yên tĩnh, nhiệt độ phòng lý tưởng là từ 26 - 28 độ.
  • Nên dùng khăn mềm lau mồ hôi cho bé, nhất là với những bé thường đổ mồ hôi trộm vùng đầu, lưng. Lau mồ hôi sẽ giúp bé tránh được cảm lạnh do hiện tượng mồ hôi bị hấp thụ ngược lại trong cơ thể.

2.3. Một số món ăn có thể giúp hạn chế bé đổ mồ hôi đầu khi ngủ

  • Cháo trai: Trai luộc chín, thái nhỏ. Sau đó nấu cho nhừ thịt trai cùng 50g gạo nếp, 50g gạo tẻ, bỏ thêm nắm lá dâu non đã thái nhỏ, một chút mắm. Món này, mẹ có thể cho trẻ ăn 2 lần trong ngày, dùng liên tục 3 - 5 ngày.
  • Cháo sò, hến: Luộc chín thái nhỏ sò biển 100g, hến 100g, rễ cây hẹ 3g rửa sạch giã nhỏ sau đó lọc lấy 200ml nước. Gạo 50g xay nhỏ cho vào nước rễ cây hẹ nấu, khi gạo chín thì cho sò biển và hến vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần, dùng trong 3 - 5 ngày.
  • Cháo cá lóc: 200g cá lóc luộc gỡ lấy phần nạc. Gạo, ngũ vị xay thành bột mịn khuấy đều, đun nhỏ lửa, khi cháo chín nêm gia vị là có thể ăn.
  • Canh rau ngót: 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn.
nếp cẩm
Món ăn dinh dưỡng nếp cẩm dành cho bé - Ảnh Internet
  • Cháo nếp cẩm: xay nếp cẩm thành bột mịn, phơi khô. Mỗi bữa ăn bột của bé, cho vào 1 nửa thìa cafe bột gạo nếp cẩm còn nguyên cám. Riêng đối với trẻ lớn hơn, có thể cho một nắm gạo nếp cẩm vào món cháo thông thường hoặc nấu thành xôi đều được.
  • Chè đậu xanh: Đậu xanh 50g, gạo nếp 50g, lá dâu non (khô) 10g, đường vừa đủ. Đậu xanh và gạo nếp sao vàng tán thành bột nhỏ, lá dâu khô cho vào ấm 250ml nước đun sôi chắt lấy nước. Cho bột đậu xanh, bột gạo, đường vào nước lá dâu khuấy đều, đun cho sôi lại là được. Cho trẻ ăn 2 lần mỗi ngày, ăn trong 7 ngày liên tục.

Trên đây là những cách điều trị bé đổ hôi đầu khi ngủ khá là hiệu quả với 2 nguyên nhân cơ bản như đã trình bày. Tuy nhiên, nếu cha mẹ phát hiện những biểu hiện bất thường khi bé ngủ bị đổ mồ kèm theo một số triệu chứng như bị sốt thường xuyên, tinh thần sa sút, tóc rụng nhiều, chậm mọc răng , chậm biết bò, chậm biết đi ,… cha mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.

Mai Lê tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI