Lý do trẻ chậm biết đi và cách khắc phục hiệu quả

Trẻ bắt đầu tập đi khi bước vào giai đoạn 12 - 14 tháng tuổi. Tuy nhiên, ở một số trẻ, mặc dù đã bước qua giai đoạn này nhưng chưa biết đi khiến không ít cha mẹ lo lắng.

banner ads

Nguyên nhân trẻ chậm biết đi

Tìm hiểu nguyên nhân bé chậm biết đi để giúp bé đi tốt hơn

- Chậm phát triển về vận động: Theo quy trình phát triển tự nhiên ở trẻ nhỏ, khi bước sang tháng thứ 3 trẻ đã biết lẫy, 7 tháng biết bò và 9 tháng lò dò biết đi. Tuy nhiên, một số trẻ lại không trải qua những bước này do khả năng vận động chậm. Nguyên nhân có thể do trẻ bị viêm xoang, đau tai hoặc mắc các bệnh bẩm sinh như dị tật di chứng não, vàng da, sang chấn, viêm màng não, suy dinh dưỡng, sinh non, nhẹ ký…

- Trẻ thừa cân: Theo các nghiên cứu khoa học, trẻ thừa cân sẽ biết đi chậm hơn so với những trẻ bình thường khác từ 1 tuần tới vài tháng. Nguyên nhân do cơ chân trẻ yếu, không đủ khỏe đề có thể dễ dàng di chuyển cơ thể và tập đi.

banner ads

- Trẻ không đủ điều kiện để tập đi như xương đùi, cơ bắp không cứng cáp, hệ thần kinh, não bộ phát triển không bình thường.

- Trẻ bị dị tật xương chân, khớp, xương hông. Nếu trẻ qua 18 tháng mà vẫn chưa biết đi, mẹ cần nghĩ ngay đến nguyên nhân này. Vì bị dị tật nên khả năng di chuyển của trẻ kém hơn bình thường, trẻ không thể giữ thăng bằng và tập đi được.

- Tổn thương ở não: Não là cơ quan trung ương điều khiển mọi hoạt động của cơ thể, nếu bị tổn thương thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc vận động của trẻ, dẫn tới chứng chậm đi.

- Do trẻ nhút nhát, sợ bị té, ngã.

- Thiếu vitamin D cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm biết đi.

Cách khắc phục hiệu quả

Để cải thiện tình trạng chậm biết đi của trẻ trong những năm tháng đầu đời, cha mẹ cần lưu ý:

Mẹ nên cho bé phơi nắng thường xuyên

- Thường xuyên phơi nắng cho trẻ từ 10 - 20 - 30 phút mỗi ngày vào 6 giờ - 8 giờ sáng hoặc 4 giờ - 5 giờ chiều. Ánh nắng mặt trời sẽ giúp trẻ hấp thu vitamin D, giúp hệ xương trẻ phát triển vững chắc và tập đi dễ dàng. Ngoài ra, mẹ phải đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, uống đủ sữa theo độ tuổi giúp trẻ cứng cáp, nhanh biết đi.

- Khi trẻ bước sang giai đoạn từ 11 - 12 tháng tuổi, cha mẹ cần phải giúp trẻ tập đi. Không nên quá lo lắng khi con ngã hay đi yếu, hạn chế bế ẵm con để con “trốn” tập đi, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của con.

- Khi thấy trẻ có dấu hiệu: Lăn xung quanh và hay dùng tay để leo cầu thang, bám vào vật cứng và tập di chuyển… điều này cho thấy bé đang muốn tập đi và mẹ nên phối hợp cùng bé để bé biết đi sớm.

- Theo dõi thường xuyên sự phát triển chiều cao, cân nặng của bé theo biểu đồ chuẩn để sớm phát hiện tình trạng thừa cân hay suy dinh dưỡng ở trẻ.

- Nếu bé nhút nhát cần phải khuyến khích, động viên bé bằng cách trưng đồ chơi bé thích trước mặt và yêu cầu bé tự đến lấy. Mẹ có thể cho bé đi dã ngoại, vui chơi cùng những bé khác để giúp bé tự tin hơn, đồng thời kích thích sự phát triển của não bộ, tăng khả năng vận động ở bé.

- Mẹ phải thường xuyên theo dõi kỹ năng vận động ở bé. Nếu sau một thời gian kỹ năng vận động vẫn nghèo nàn, bé vẫn chưa biết đi thì cần phải đưa bé đến gặp bác sĩ.

Cho trẻ tập đi an toàn

Các vật dụng nguy hiểm trong nhà cần tránh xa tầm với của bé

Quan tâm tới việc khắc phục tình trạng chậm đi của trẻ chưa đủ, mẹ còn phải cho bé tập đi an toàn, tránh những nguy hiểm ngoài ý muốn. Tốt nhất, mẹ nên cho bé tập đi tại những nơi có mặt phẳng nhẵn, không trơn. Nếu đi trong nhà thì nên cho bé tập đi bằng chân đất để khả năng bám chân, tạo ma sát của bé tốt hơn.

Nếu bé tập đi ngoài trời thì nên mua loại giầy vải, thấp, mềm để giúp chân bé không bị đau và bé vẫn cảm nhận được từng bước đi của mình.

Ngoài ra, mẹ cần lưu ý, các vật dụng trong nhà như ổ điện, phích cắm, vật sắc nhọn, dễ cháy vỡ cần phải để xa tầm với của bé. Mẹ có thể buộc sợi dây quàng vào người bé để kiểm soát khả năng vận động tự do, giúp bé tránh được những nguy hiểm cần thiết.

Mẹ cũng lưu ý, không nên cho bé tập đi quá sớm, vì khi đó, xương bé vẫn mềm, bé có thể sẽ bị cong chân, ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ sau này.

Với những thông tin chia sẻ trên, yeutre.vn hy vọng cha mẹ sẽ sớm khắc phục được phần nào chứng chậm đi ở trẻ. Chúc cha mẹ thành công.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI