Trẻ đổ mồ hôi đầu, tay chân, khi nào mẹ cần lo lắng?

Đổ mồ hôi đầu hoặc tay chân ở trẻ sơ sinh là hiện tượng khá phổ biến, đây có phải là bệnh lý nghiêm trọng và đáng lo hay không? Mời các mẹ theo dõi bài viết dưới đây để chăm sóc bé tốt hơn.

banner ads

1. Vì sao trẻ sơ sinh thường đổ mồ hôi?

51039-mo.jpg

Trẻ đồ mồ hôi đầu

Đổ mồ hôi đầu thường được các bà mẹ quy kết trẻ bị thiếu canxi hoặc vitamin D. Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu kỹ nguyên nhân và quy kết vội vàng có thể dẫn tới việc điều trị sai cách.

Theo các bác sĩ, khoan vội nói đến mối liên hệ giữa đồ mồ hôi đầu, tay chân và thiếu vitamin D, canxi. Thực tế, từ những nghiên cứu rất sớm của y khoa, các GS. BS. Sato và GS.BS. Foster đã cho biết, trẻ dưới 1 tuổi đổ mồ hôi đầu khi ngủ, khi ăn, khi bú và đổ mồ hôi tay chân là rất bình thường vì các bé đều có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh gấp 6,5 lần so với người lớn.

banner ads

Thậm chí, các bác sĩ còn cho biết, việc đổ mồ hôi cho thấy một dấu hiệu phát triển tốt, bình thường ở não bộ và chứng tỏ bé không bị phơi nhiễm với cocaine lúc mẹ mang bầu hoặc không bị khiếm khuyết về sự phát triển.

Cũng theo Hiệp hội dinh dưỡng lâm sàng Anh, trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ, khi bú là hiện tượng hết sức bình thường, ngay cả khi đổ mồ hôi ở tay chân cũng không có vấn đề gì. Điều quan trọng mẹ cần xem nhiệt độ phòng thế nào, có quá nóng không hoặc trang phục mặc cho bé có thấm mồ hôi tốt.

2. Bé đổ mồ hôi nhiều, khi nào mẹ mới cần lo lắng?

51040-tre-ra-mo-hoi-khi-ngu-1024x682.jpg

Tùy theo từng dấu hiệu đi kèm mẹ mới cần lo lắng khi trẻ đồ mồ hôi

Nếu bé vẫn ăn ngủ, tăng cân bình thường và đổ mồ hôi thì mẹ không cần lo lắng gì cả, đây chỉ là một hiện tượng bình thường ở mọi trẻ sơ sinh và không liên quan gì tới việc thiếu vitamin D hay canxi như mọi người lầm tưởng.

Tuy nhiên, nếu bé đổ mồ hôi mà kèm các dấu hiệu sau thì mẹ cần phải cho trẻ đi khám ngay:

- Bé sụt cân 2 tháng hoặc đứng cân 3 tháng liên tục.

- Bé biếng ăn kéo dài hơn 3 tháng và tỏ ra rất khó chịu khi bú.

- Bé thường hay thở gấp, các khớp và mắt cá có sự gồ lên, đầu không tròn một cách tương đối, chân vòng kiềng, thường xuyên mắc các bệnh viêm.

Cũng theo các bác sĩ, trẻ đổ mồ hôi đầu hoặc tay không chỉ là do trẻ bị thiếu vitamin D hay canxi mà tùy theo từng triệu chứng đi kèm, trẻ còn có thể bị bệnh tim, bệnh còi xương hoặc một bệnh mãn tính nào đó. Do đó, mẹ cần phải theo dõi tình trạng đổ mồ hôi của trẻ với tình trạng sức khỏe có gì khác biệt để điều trị kịp thời cho trẻ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI