Bà bầu nên ăn gì để thai nhi phát triển tốt nhất

Bà bầu nên ăn gì là một trong những bước quan trọng đầu tiên cần chuẩn bị để chăm sóc tốt cho mẹ và bé. Phụ nữ mang thai, sinh con "như đi biển một mình", bên cạnh niềm vui hạnh phúc còn xen lẫn lo lắng, bất an làm thế nào để con phát triển tốt nhất. Do đó, việc nắm được các thực phẩm dành cho giai đoạn thai kỳ sẽ giúp gia đình chăm sóc mẹ khỏe mạnh, bé con đầy đủ dinh dưỡng.

banner ads
Bà bầu nên ăn gì dưới sapo
Bà bầu nên ăn gì để chăm sóc tốt sức khỏe mẹ và thai nhi là điều cần quan tâm hàng đầu trong quá trình thai kỳ. Ảnh: Internet

1. Bà bầu nên ăn gì trong các tháng thai kỳ

Bà bầu nên ăn gì để đảm bảo sự phát triển của thai nhi trong suốt quá trình thai kỳ là vô cùng quan trọng. Để làm được điều đó, nắm yếu tố dinh dưỡng từ thức ăn chiếm một phần vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số thực phẩm giúp mẹ và bé bổ sung dinh dưỡng hiệu quả, chúng ta cùng tham khảo nhé. 

1.1 Thực phẩm cho con khỏe mạnh trong 3 tháng đầu

Mang thai 3 tháng đầu tiên là giai đoạn hết sức quan trọng đối sức khỏe của mẹ và sự phát triển bình thường của bé. Ở giai đoạn này thai nhi bắt đầu hình thành cơ thể, não bộ ban đầu. Còn đối với mẹ, nội tiết tố bắt đầu có những biến đổi phức tạp, tạo ra những cơn nghén khó chịu. Bởi thế, mẹ phải ăn uống phải có kế hoạch, bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lí. Dưới đây là các thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe mẹ thời gian này, mẹ nên tham khảo để áp dụng trong thực đơn của mình. 

1.1.1. Thịt gia cầm

Lượng chất sắt cao có chứa trong thịt gà, thịt vịt sẽ giúp mẹ bầu có nhiều oxy và tạo nên nhiều tế bào máu. Đồng thời, trong thịt gia cầm còn có các chất phốt pho, canxi, các loại acide nicotic, vitamin E, D, A, B1, B2...Đây sẽ là nguồn dinh dưỡng dồi dào để mẹ bầu có thể an tâm chăm sóc bé cưng và bản thân một cách an toàn. Thịt gia cầm còn có lợi thế là chế biến được đa dạng các món ăn mà không gây ngán như: Cháo vịt đậu xanh, canh gà hầm sen, gà hầm hay gà ác tiềm thuốc bắc , gà nướng,...

Thịt gia cầm
Thịt gia cầm chứa nhiều chất bổ dưỡng. Ảnh: Internet 

1.1.2. Thịt đỏ

Hai nguyên liệu tiêu biểu cho loại thực phẩm này phải nhắc đến là thịt bò và thịt heo. Đây là hai loại thực phẩm "siêu bổ" có chức năng giúp mẹ bầu hạn chế được tình trạng thiếu máu, tạo máu nhanh chóng với lượng sắt khổng lồ của mình. Song, trong thịt bò còn chứa nhiều chất kẽm, protein, conlin, vitamin B6, B12 hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, nhất là sự phát triển của não bộ. Một công dụng bất ngờ nữa của thịt bò là giúp cân bằng lượng đường trong máu, tăng cường sức đầy kháng cho mẹ, miễn dịch tốt từ đó tránh được một số bệnh về nhiễm khuẩn.

Tuy nhiên, một số lưu ý cho mẹ bầu khi ăn thịt bò, heo nên chọn thịt nạc ít mỡ để tránh dư cholesterol trong máu tạo ra một số bệnh nguy hiểm. Bên cạnh đó, đối với thịt bò khô có vị cay hay thịt tái sống cũng tuyệt đối cấm kỵ.

banner ads
Bà bầu nên ăn thịt đỏ
Trong thịt đỏ có chứa lượng protein dồi dào. Ảnh: Internet 

1.1.3. Cá hồi

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cá hồi nằm trong nhóm thức ăn giàu dinh dưỡng và an toàn được nhiều bà bầu ưu chuộng nhất. Ưu điểm tiêu biểu của thịt cá hồi là có chứa hàm lượng DHA axit béo không no cao, điều giúp thai nhi phát triển trí não rất tốt, ở thời kỳ 3 tháng đầu mang thai.

Thậm chí, lượng DHA trong các loại sữa dinh dưỡng dành riêng cho mẹ bầu cũng không sánh được với lượng DHA có trong cá hồi, điều này giúp cho mẹ bỉm ổn định tâm trạng, tinh thần thoải mái. Ngoài ra, cá hồi cò có chứa nhiều yếu tố dinh dưỡng khác như: một số nguyên tố vi chất canxi, kẽm, sắt, phốt pho, kali, magie, đồng; vitamin A, B, B6, B12,D; các axit amin như pantothenic, thiamin, riboflavin, niacin. Như vậy, cá hồi là thực sự là lựa chọn đáng tin cậy cho các mẹ bầu.

Thịt cá hồi
Cá hồi là thực phẩm luôn được mẹ bầu ưu ái lựa chọn. Ảnh: Internet 

1.1.5. Trứng

Trong trứng có chứa nhiều hàm lượng vitamin D, Omega-3 , canxi,...và đặc biệt là canxi hỗ trợ tốt cho sự hình thành và phát triển xương, thị giác và não bộ của thai nhi. Trứng là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu trong suốt quá trình phát triển của mẹ và bé, một quả trứng chứa khoảng 13 vitamin và một số khoáng chất bổ dưỡng cho cơ thể.

Đồng thời, theo các chuyên gia, nếu nạp lượng trứng đầy đủ, phù hợp vào cơ thể sẽ giúp bé có làn da trắng hồng. Do là nguồn thực phẩm bổ dưỡng nên khi ăn, bà bầu nên ăn lượng vừa phải khoảng 3-4 quả trứng gà mỗi tuần. Còn đối với trứng ngỗng do chứa nhiều chất béo, nên mẹ bầu tránh lạm dụng để không bị tăng cân quá đà trong thời gian mang bầu.

Trứng gà
Trứng cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe. Ảnh: Internet 

1.1.6. Các loại đậu

Phần lớn trong các loại cây họ đậu có chưa nhiều chất béo, protein, khoáng chất, sắt, kẽm, canxi, vitamin K, B1, B2,... Đây đều là nguồn chất dinh dưỡng giúp mẹ và bé phát triển toàn diện. Đặc biệt là vitamin K trong đậu có khả năng giúp thai nhi phát triển rất tốt về xương, hệ thống thần kinh trung ương và cơ bắp. Cho nên, nếu mẹ chưa biết về loại thực phẩm này thì hãy bổ sung ngay vào thực đơn dinh dưỡng của mình nhé. Các loại cây nhà họ đậu như đậu đen, đậu xanh, đậu trắng, đậu hà lan, đậu phộng, đậu nành, đậu đỏ,...

Bà nầu nên ăn các loại đậu
Các loại đậu hứa hẹn sẽ là món ăn cung cấp đạm tuyệt vời. Ảnh: Internet

1.1.7. Măng tây

Măng tây chứa nhiều chất xơ, glucid, chất đạm, vitamin A, K, C, B1, B2, B6,...đây là những chất dinh dưỡng không thể thiếu đối với bà bầu và thai nhi. Ngoài ra, hàm lượng axit folic dồi dào trong măng tây sẽ làm bạn bất ngờ, bởi cứ 180g măng sẽ chứa 268mg axit folic, chiếm 67% lượng folate cho cơ thể bà bầu mỗi ngày.

Thật không quá khi nói măng tây là thực phẩm "thần dược". Trong một nguyên cứu từ các nhà khoa học cho biết, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, sản phụ ăn khoảng 400 mg axit folic mỗi ngày có giảm nguy cơ khuyết tật liên quan đến ống thần kinh của bé sơ sinh đến 70%, tránh được bệnh đục thủy tinh thể, giúp mắt con luôn sáng khỏe từ trong bụng mẹ. Từ đây, mẹ bầu hãy đưa măng tây vào thực đơn của mình sao cho hợp lý, để vừa dinh dưỡng cho mẹ vửa bảo vệ bé tránh dị tật bẩm sinh.

Bà bầu nên ăn gì cho bổ dưỡng
Măng tây giúp giảm nguy cơ dị tật cho thai nhi. Ảnh: Internet 

1.1.8. Các loại quả giàu vitamin C

Các loại hoa quả giàu vitamin C được biết đến là loại thực phẩm ngon, bổ và đẹp da. Những loại quả nhiều vitamin C như bưởi, cam, quýt, xoài,...đối với bà bầu là vô cùng cần thiết. Ngoài việc thỏa mãn cơn thèm chua mà các mẹ bầu hay mắc phải, nó còn có công dụng kích thích khẩu vị, làm sạch miệng tạo ra tinh thần thoải mái, vui vẻ cho các bà bầu.

Đồng thời, những loại hoa quả đa năng này còn chứa lượng vitamin tự nhiên và khoáng chất khổng lồ như vitamin C, A, B6, riboflavin, canxi, niacin, phốt pho, đồng, mangan, axit panthothenic, thiamin,...hỗ tợ phòng tránh xuất huyết bên trong, ổn định mạch máu, cân bằng huyết áp, ngăn ngừa bệnh cảm, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu rất hiệu quả. Đồng thời, các vitamin còn giúp mẹ đẹp da, không lo kém sắc trong thời gian mang bầu.

Hoa quả giàu vitamin C
Hoa quả giàu vitamin C sẽ giúp mẹ bầu có tinh thần thoải mái, bổ dưỡng cho bé. Ảnh: Internet

Ngoài ra các loại hạt, các loại rau xanh, sữa...cũng giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng bổ ích cho quá trình phát triển toàn diện trong 3 tháng đầu thai kỳ.

1.2. Bà bầu nên ăn gì vào 3 tháng giữa để con giàu dinh dưỡng

Ba tháng giữa được tính từ tuần thứ 14 đến tuần 27 của thai kỳ. Vì trong giai đoạn này con sẽ phát triển mạnh mẽ về cấu trúc não bộ, hình dạng cơ thể (đặc điểm gương mặt, xương) còn mẹ cũng đã dần quen với những thay đổi của cơ thể, bà bầu không còn chịu sự quấy rối của những cơn nghén. Nên đây là thời điểm thích hợp để gia đình hãy tập trung quan tâm về đến chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu . Ngoài ra, bước sang giai đoạn này, mẹ bầu nên tăng thêm 300-350 lượng calories nạp vào cơ thể, tăng từ 2 - 2,5 kg mỗi tháng để đảm bảo cho con phát triển đầy đủ. 

1.2.1. Sữa

Hàm lượng canxi cao chứa trong sữa và các chế phẩm từ sữa sẽ là lượng dưỡng chất đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của cơ bắp, khung xương và răng của mẹ và thai nhi. Một số trường hợp mẹ bầu sau sinh có thể bị loãng xương, rụng răng do thiếu canxi trong quá trình mang bầu. Do đó, bổ sung đầy đủ lượng canxi từ sữa và các chế phẩm từ sữa sẽ giúp mẹ và bé khỏe mạnh hơn.

Việc ăn sữa chua cũng các bà bầu hình thành hệ thống miễn dịch tốt, vì trong sữa chua có chứa nhiều vi khuẩn có lợi đánh bay vi khuẩn có hại cho cơ thể, giúp tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng một cách dễ dàng. Hơn nữa, sữa chua cũng là loại thực phẩm ăn vặt vui miệng, vi khuẩn có lợi probiotic trong sữa chua sẽ giúp tinh thần phấn chấn, giảm bớt mệt mỏi, khó chịu cho cơ thể. Tuy nhiên, khi lựa chọn sữa và các chế phẩm từ sữa mẹ bầu và gia đình nên chọn các loại đã qua tiệt trùng để bảo vệ an toàn cho mẹ và bé tốt nhất.

Bà bầu uống sữa
Sữa chiếm một phần quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển xương, trí não của thai nhi. Ảnh: Internet 

1.2.2. Bí đỏ

Như đã chia sẻ ở giai đoạn ba tháng giữa, xương của con bắt đầu phát triển mạnh nên rất cần bổ sung lượng chất, kẽm đầy đủ. Nói đến những chất này thì mẹ bầu hãy nghĩ ngay đến bí đỏ, vì trong bí đỏ có chứa hàm lượng lớn sắt, kẽm vửa giúp đảm bảo sự phát triển trí não, tay chân vừa giúp mẹ ngăn ngừa thiếu máu. Một số gợi ý món bổ dưỡng làm từ bí đỏ như cháo bí đỏ, canh bí đỏ thịt bầm, bí hầm xương,...

Bí đỏ tốt cho bà bầu
Bí đỏ hỗ trợ tốt cho quá trình phát triển trí não thai nhi. Ảnh: Internet

1.2.3. Dưa hấu

Trong dưa hấu có chứa lượng vitamin A, khoáng chất khổng lồ sẽ hỗ trợ quá trình phát triển xương, mắt, tim, gan, phổi, thận, nuôi dưỡng hệ thần kinh trung ương của con. Ngoài ra vitamin A còn có khả năng giúp các bé sau khi chào đời hạn chế được bệnh hen suyễn.

Dưa hấu
Dưa hấu giàu vitamin A. Ảnh: Internet 

1.2.4. Quả bơ

Nói đến nhóm thực phẩm bổ dưỡng chúng ta không thể nào bỏ qua quả bơ. Trong bơ có chứa hàm lượng vitamin K, B6, C, kali, folate, omega-3 sẽ giúp nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh, đầy đủ dinh dưỡng một cách lạ kỳ. Đặc biệt, dùng bơ trong 3 tháng đầu sẽ là "cứu cánh" giúp mẹ xua tan cơn nghén hoành hành.

Quả bơ
Bơ cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi. Ảnh: Internet 

1.2.5. Cá diêu hồng

Nếu nói cá hồi là sự lựa chọn số 1 thì cá diêu hồng cũng là loại thực phẩm thích hợp chẳng kém trong thực đơn bữa ăn hàng ngày dành cho phụ nữ đang mang thai. Đây là loài cá đặc trưng sống ở nước ngọt, thịt dày, ít gây mùi tanh, không nhiều chi phí lại chứa nhiều protein, khoáng chất iot, phốt pho, vitamin A, B, D lại ít béo hơn thịt sẽ giúp cho mẹ bầu dễ tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Những món ngon bổ dưỡng từ cá diêu hồng mà mẹ bỉm nên thử như cá diêu hồng hấp tàu, cá diêu hồng chiên sốt cà, cá diêu hồng nướng, cá diêu hồng chưng tương,...

Cá diêu hồng
Cá diêu hồng giúp mẹ bầu dễ tiêu hóa và hấp thụ tốt dinh dưỡng. Ảnh: Internet 

1.2.6. Các loại hạt

Các loại hạt như hạt óc chó, hạt dẻ, bí, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân,...luôn được biết đến là loại thực phẩm dùng để ăn vặt, giải tỏa buồn chán một cách tuyệt vời. Không dừng lại ở đó, nó còn giúp bà bầu bổ sung chất sắt và tránh tình trạng thiếu máu trong giai đoạn thai kỳ. Các chất omerga-3 và axit béo trong những hạt này còn giúp thai nhi phát triển tốt trí não nhất là ở giai đoạn giữa thai kỳ. Hãy cùng nhau chăm sóc tốt cho con cùng với những hạt "nhỏ mà có võ" này nhé.

Bà bầu nên ăn các loại hạt
Các loại hạt giúp thai nhi phát triển tốt trí não. Ảnh: Internet 

1.2.7. Rau có màu xanh đậm

Cũng như măng tây các loại rau có màu xanh đậm sẽ giúp mẹ dập tan nỗi lo về những nguy cơ dị tật bẩm sinh ở con. Vì trong rau màu xanh đậm sẽ có nhiều axit folic một trong những chất dinh dưỡng tốt nhất cho ống thần kinh của thai nhi, hỗ trợ ngăn ngừa dị tật, khiếm khuyết trong giai đoạn hình thành cơ thể. Đồng thời giúp mẹ bổ sung năng lượng, xua tan mệt mỏi khi cơ thể thay đổi. Các loại rau có màu xanh đậm rất đa dạng, lại dễ ăn dễ chế biến, giàu chất xơ rất phù hợp cho các bà bầu như súp lơ xanh, diếp cá, cải xoăn, cải bó xôi,...

Bà bầu nên ăn rau xanh đậm
Rau có màu xanh đậm giúp mẹ thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa dị tật cho bé. Ảnh: Internet 

1.2.8. Tôm

Trong thịt tôm có chứa một lượng lớn canxi mà mẹ bầu nên lưu vào bộ nhớ của mình. Thịt tôm ngon ngọt, ít tanh lại có thể chế biến đa dạng không làm bà bầu bị ngán mà còn giúp bé phát triển khỏe mạnh. Ngoài tôm thì bà bầu có thể bổ sung canxi với các thực phẩm như sữa, đậu nành, rong biển...

Tôm
Tôm cung cấp canxi dồi dào. Ảnh: Internet

Ngoài những thực phẩm nói trên mẹ bầu có thể ăn thêm trứng gà đẻ bổ sung vitamin D, cholin để bé phát triển trí não hạn chế tình trạng tiền sản giật ở bà bầu và dị dạng xương ở bé. Đặc biệt, bà bầu cần bổ sung rau củ quả đầy đủ để cân bằng chế độ dinh dưỡng, vitamin, chất xơ và khoáng chất cần thiết cho cơ thể hạn chế táo bón trong ba tháng giữa thai kì.

1.3. Bà bầu ăn gì để con thông minh ở 3 tháng cuối

Bà bầu nên ăn gì vào tháng cuối, đây câu hỏi nhiều người lúng túng khi rơi vào thời điểm "nước rút" để mẹ tranh thủ bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi mà không ngại tăng cân. Ba tháng cuối rơi vào thời gian mẹ bầu sắp chuyển dạ, nên cần phải nắm rõ liều lượng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ đảm bảo cho hai mẹ con sau khi sinh.

Thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu sẽ là những thực phẩm đồng hành xuyên suốt trong tất cả các giai đoạn thai kỳ. Tuy nhiên, theo từng tính chất giai đoạn mà liệu lượng cũng trở nên khác nhau. Ở giai đoạn cuối, cơ thể mẹ và bé điều cần lượng lớn chất đạm để tạo nguồn năng lượng nuôi dưỡng bé và kích thích tuyến sữa hoạt động chuẩn bị cho con sau khi chào đời. Do đó, mẹ nên bổ sung thêm 3 phần thực phẩm giàu đạm vào bữa ăn hàng ngày. 

1.3.1. Dầu ô-liu

Trong dầu ô-liu có chứa lượng lớn chất béo có lợi cho cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu cần được bổ sung 25-30% chất béo vào cơ thể. Chất béo sẽ giúp cơ thể mẹ bầu đẩy mạnh hấp thụ vitamin cần thiết, giúp thai nhi hoàn thiện hệ thần kinh vào bộ não một cách an toàn. Do đó, dầu ô-liu sẽ là lựa chọn tối ưu để bổ sung chất béo. Ngoài ra mẹ có thể sử dụng các thực phẩm dầu bơ, lạc, các loại hạt khô cũng rất lí tưởng. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý hạn chế dùng những thực thực có chất béo bão hòa như khoai tây chiên, pho mát, kem và các món ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ gây béo phì, khó tiêu hóa.

Dầu loliu
Dầu oliu là lựa chọn hiệu quả để bổ sung chất béo. Ảnh: Internet 

1.3.2. Gạo nếp cẩm

Đây là loại thực phẩm cung cấp tinh bột, chất xơ, protein, chất béo hàng đầu cho cơ thể giúp mẹ bầu giảm bớt nỗi lo táo bón hiệu quả và cung cấp dưỡng chất cho con cưng một cách an toàn. Mẹ nên dùng tinh bột trong gạo, bột mì, yến mạch và lưu ý không nên ăn bánh ngọt, mì trắng. Vì nó chứa lượng dinh dưỡng ít lại dễ gây béo phì khó khăn cho mẹ. Ngoài ra, trong giai đoạn cuối thai kỳ, tinh bột, chất xơ trong khoai lang, khoai tây (không mọc mầm) còn giúp cân bằng đường huyết, hạn chế tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt cho bà bầu.

Bà bầu nên ăn gạo nệp cẩm
Gạo nếp cẩm giúp bổ sung tinh bột, hạn chế táo bón. Ảnh: Internet 

1.3.3. Đậu phụ

Đậu phụ sẽ là sự lựa chọn sáng suốt đầu tiên dành cho bà bầu. Đây là loại thực phẩm rất quen thuộc đối với mọi nhà, sẽ tuyệt vời hơn khi ta biết rằng đâu phụ sẽ cung cấp tối đa lượng canxi giúp xương của mẹ rắn chắc, giúp răng, xương của bé phát triển hoàn thiện. Đồng thời, thành phần lipid sẽ giúp giảm cholesterol tăng cường miễn dịch của cơ thể lúc cung cấp vitamin E và isoflavones sẽ đẩy lùi nguy cơ nhiễm trùng thai kỳ. 

Đậu phụ
Đậu phụ giúp cung cấp canxi cho xương chắc khỏe. Ảnh: Internet 

1.3.4. Cá chép

Cá chép là ứng cử viên sáng giá nếu mẹ bầu muốn con sau này thông minh, lanh lợi. Không những ngon, bổ dưỡng cá chép còn giúp an thai, em bé sinh ra sẽ có đôi môi đỏ chúm chím, làn da trắng mịn màn. Bởi, trong cá có chứa các chất protein, chất béo, giàu calo, các vi chất thiết yếu như canxi, vitamin A, C, sắt giúp bé phát triển trí não khỏe mạnh, mẹ bầu an tâm. Khi mang thai, một số món ngon nấu từ cá chép như cháo cá chép, cá chép hấp, cá chép sốt xì dầu, canh cá chép đậu đỏ (giúp giảm phù mặt, chân, tay hiệu quả cho mẹ bầu),...

Bà bầu nên ăn cá chép
Ăn cá chép giúp con phát triển trí não, thông minh hơn. Ảnh: Internet

1.3.5. Đu đủ chín

Trong ba tháng cuối thai kỳ hệ tiêu hóa của bà bầu rất nhạy cảm thường xuyên xuất hiện các triệu chứng ợ nóng, khó tiêu, táo bón. Đừng lo, đu đủ sẽ giải quyết những vấn đề đó cho mẹ vì trong đu đủ chứa nhiều chất xơ, folate, kali giúp dễ tiêu hóa và hấp thụ tốt chất dinh dưỡng.

Đu đủ
Đu đủ chín hỗ trợ chữa táo bón hiệu quả. Ảnh: Internet 

1.3.6. Kiwi

Kiwi hứa hẹn sẽ mang lại cho mẹ và bé những dưỡng chất tuyệt vời, an toàn cho sức khỏe. Kiwi chứa lượng vitamin C, chất xơ dồi dào giúp mẹ có thêm năng lượng khỏe mạnh, nâng cao sức đầy kháng. Đặc biệt, kiwi có công dụng vượt trội hơn hết là giúp mẹ tăng khả năng sinh thường, hạn chế tối đa biến chứng trên bàn sinh.

Quả kiwi
Kiwi giúp mẹ tăng khả năng sinh thường. Ảnh: Internet 

1.3.7. Dâu tây

Dâu tây sẽ là lựa chọn không thể bỏ lỡ dành cho giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Không những là loại hoa quả được nhiều người yêu thích, dâu tây còn cung cấp omega-3, omega-6 hỗ trợ phát triển trí não, sáng mắt, giúp thai nhi tăng cân và những axit béo tốt cho bà bầu. Hãy tăng cường ăn dâu tây 300 gram hàng ngày để có hiệu quả như mong muốn nhé.

Bà bầu nên ăn dâu tây
Dâu tâu là loại trái cây bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng tuyệt vời. Ảnh: Internet 

1.3.8. Chuối

Chuối một loại quả "thần dược" thông dụng dành cho tất cả mọi người. Nhưng đối với riêng mẹ bầu, chuối là một loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn. Bởi, ăn chuối sẽ bổ sung serotonin trong máu giúp bà bầu ngủ ngon, sâu hơn. Ngoài ra, chuối chứa magie sẽ giúp giảm áp lực tinh thần, thư giãn cơ bắp, định thần cho mẹ bỉm.

Quả chuối
Ăn chuối giúp bà bầu ngủ sâu và ngon hơn. Ảnh: Internet 

1.3.9. Rau củ quả khác

Các loại rau củ quả trong bữa cơm gia đình là không thể thiếu. Đối với mẹ bầu cũng vậy, ăn nhiều rau củ quả sẽ giúp mẹ thanh lọc cơ thể, thải bỏ tạp chất giúp mọi hoạt động của mẹ khỏe mạnh, thai nhi phát triển an toàn. Tiêu biểu như củ dền có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều vitamin C, chất sắt, các hợp chất tự nhiên giúp bổ máu, tái tạo tế bào não bộ. Đồng thời, uống nước củ dền giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, cân bằng huyết áp, tránh giãn tĩnh mạch và lấy lại nhanh vóc dáng sau sinh.

Củ dền
Củ dền với nhiều chức năng dinh dưỡng cho mẹ và bé. Ảnh: Internet

Ngoài ra, nước lá tía tô sẽ giúp âm đạo mở ra giúp quá trình sinh thường thuận lợi, an toàn hơn. Ngoài ra mẹ có thể ăn nhiều rau củ quả xanh bằng cách nấu canh, làm gỏi, xào,...

Giai đoạn cuối thai kỳ cũng đồng nghĩa với việc mẹ và thai nhi sẽ bước vào "cuộc chiến sinh nở", nên ngoài các gợi ý trên mẹ có thể tham khảo thêm bà bầu nên ăn gì cho mát mẻ và dễ sinh mà Yeutre.vn tổng hợp ở kỳ trước nhé.

2. Bốn nguyên tắc "vàng" về ăn uống cho mẹ bầu

Lời khuyên "nhai kỹ no lâu" sẽ trở thành chân lý dành cho các mẹ trong suốt quá trình mang thai chín tháng mười ngày. Sắp xếp phương pháp, kế hoạch ăn phù hợp sẽ giúp mẹ đảm bảo được sức khỏe và yên tâm về sự phát triển an toàn của thai nhi. 

2.1. Ăn đủ chất, đa dạng thực phẩm

Để bảo đảm sức khỏe cho mẹ, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi thì bà bầu cần phải ăn uống có kế hoạch, thực đơn đa dạng đầy đủ chất dinh dưỡng nhất là ở tháng cuối thai kỳ. Đồng thời, lượng chất dinh dưỡng phải được dự đảm bảo cho mẹ không bị mất sức sau sinh, tạo nguồn năng lượng dồi dào cho tuyến sữa chuẩn bị con bú. Những nhóm dinh dưỡng mà bà bầu cần bổ sung đủ gồm 4 nhóm: Chất béo, chất bột đường, chất đạm và đặc biệt là nhóm vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Bà bầu nên ăn uống đủ chất
Bà bầu nên ăn uống đủ chất để bảo bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Ảnh: Internet 

2.2. Uống đủ nước

Khi phụ nữ mang thai nội tiết tố trong cơ thể sẽ thay đổi làm nhiều người có cảm giác khô khan, nóng bức và khó chịu. Việc uống nước đầy đủ không những giúp điều hòa thân nhiệt cho cơ thể, mà còn giúp các cơ quan trong cơ thể được "bôi trơn" để hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, uống nhiều nước là phương pháp hiệu quả giảm bớt những lần cơn đói "gõ cửa", giúp mẹ bỉm giảm bớt cơn thèm ăn vào những thời điểm không đúng lúc. Do đó, ngoài nước lọc bà bầu nên uống nhiều nước trái cây, nước canh vừa không béo lại tốt cho thai nhi. 

2.3. Chia nhỏ bữa ăn

Theo các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, để ăn uống khoa học mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn thành 6 bữa là 3 bữa chính và bữa phụ/ngày. Các bữa lần lượt theo thứ tự là gồm: bữa sáng - bữa phụ sáng, bữa trưa - bữa phụ chiều, bữa tối - bữa phụ đêm. Theo cách này không những sẽ giúp mẹ ăn ngon miệng, giảm bớt được những cơn nghén khó chịu trong thời kì đầu mang thai giúp mẹ bầu tránh tình trạng ăn nhồi nhét, gây ra tức ngực khó thở và tăng cân không kiểm soát. Đặc biệt, phương pháp chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp mẹ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho quá trình phát triển của thai nhi. 

2.4. Nhai chậm, nhai kỹ

Khi mang thai, những hormone trong cơ thể người phụ nữa sẽ thay đổi mạnh mẽ điều này làm họ rất nhanh có cảm giác đói so với người bình thường. Và khi đói, các mẹ sẽ không thể nhịn được mà phải ăn ăn vội, ăn nhanh và ăn nhiều điều này rất dễ gây nghẹn, ăn không ngon và ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Để cải thiện thói quen này, bà bầu nên ngồi ăn chậm, nhai thật kỹ kết hợp với ăn đúng bữa tránh để quá đói thì khi ăn sẽ thấy ngon miệng và no lâu hơn. Một lưu ý nhỏ dành cho mẹ bầu là khi ăn không nên vừa ăn vừa xem điện thoại mà hãy tập trung ăn uống yên tĩnh để tiêu hóa và hấp thụ được tốt hơn.

Ăn chậm nhai kỹ
Bà bầu nên ăn chậm nhai kỹ để tiêu hóa tốt hơn. Ảnh: Internet

3. Bà bầu không nên ăn gì

Bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì là điều quan trọng mà gia đình cần phải hết sức lưu ý. Khi mang thai , cơ thể của mẹ và thai nhi sẽ rất nhạy cảm và mềm yếu. Do đó, bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm bổ dưỡng mẹ cần lưu ý những loại thực phẩm cấm kỵ dưới đây: 

3.1. Thịt, cá sống

Những món ăn như thịt tái, thịt sống, sushi, thịt cá chưa được nấu chín,...sẽ rất dễ gây ra ngộ độc nguy hiểm cho thai nhi. Vì trong thịt, cá sống chứa hàng tá vi khuẩn gây hại cho mẹ và thai nhi. Do đó mẹ và gia đình nên nấu chín thức ăn, để đảm bảo an toàn.

Bà bầu không nên ăn thịt cá sống
Bà bầu nên tránh ăn thịt, cá khi còn sống. Ảnh: Internet 

3.2. Trứng sống

Đối với những món salad Caesar có thể chế biến bằng trứng sống mà mẹ bầu không nên ăn. Trong trứng sống chứa nhiều vi khuẩn độc hại, gây sự cản trở phát triển bào thai. Ngoài ra, các loại sốt mayonnaise cũng nên ăn hạn chế để an toàn cho mẹ và sự phát triển của bé.

Trứng sống
Mẹ bầu không nên ăn trứng sống trong quá trình mang thai. Ảnh: Internet 

3.3. Các loại phô mai mềm

Đây là loại thực phẩm bà bầu nên tránh vì phô mai được làm từ sữa chưa qua tiệt trùng, nên chứa hàm lượng vi khuẩn cao. Một số loại phô mai nên tránh như: phô mai kiểu Mexico, phô mai xanh, feta, brie, camembert,...

Phô mai
Bà bầu nên tránh ăn phô mai. Ảnh: Internet 

3.4. Cá chứa lượng thủy ngân cao

Cá là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng tốt cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, phải lưu ý chọn cá phù hợp có lợi cho sức khỏe, tránh mua các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá thu vua, cá mũi kiếm, cá ngừ,...

Bà bầu không nên ăn cá thu vua
Cá thu là một trong những loại cá có chứa thủy ngân cao. Ảnh: Internet 

3.5. Thịt nguội, thịt xông khói

Đây cũng là nhóm thực phẩm mà mẹ nên hạn chế tối đa, vì nó chứa nhiều vi khuẩn dễ lây nhiễm chéo nguy hại cho sức khỏe.

Thịt xông khói
Trong thịt nguội, thịt xông khói có nhiều vi khuẩn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ảnh: Internet 

3.6. Gan, nội tạng động vật

Gan, nội tạng động vật chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, lại có nhiều chất độc hại do quá trình giải độc trong cơ thể động vật tích tụ lại. Bà bầu nên hạn chế ăn loại thực phẩm này, để tránh con bị dị dạng sau sinh.

Bà bầu không nên ăn nội tạng động vật
Trong nội tạng động vật chứa nhiều chất độc hại. Ảnh: Internet 

3.7. Thực phẩm mau hư

Nên bảo quản thực phẩm cẩn thận, tránh sử dụng những thực phẩm mau hư khi bảo quản ở nhiệt độ bình thường để không gây ngộ độc thực phẩm ở bà bầu.

Thực phẩm nhanh hư
Nên tránh để bà bầu ăn thực phẩm đã hư hỏng. Ảnh: Internet 

3.8. Chất ngọt nhân tạo

Các chất ngọt nhân tạo sẽ không an toàn đối với cho sức khỏe bà bầu, nên mẹ hạn chế tối đa khi sử dụng. Các chất ngọt nhân tạo gồm Cyclamate, Aspartame, Sucralose, Saccharin...

Chất ngọt nhân tạo
Bà bầu nên hạn chế tối đa chất ngọt nhân tạo. Ảnh: Internet 

3.9. Cà phê

Trong cà phê chứa nhiều cafein sẽ làm rối loạn sự phát triển, tác động xấu đến hệ thần kinh của thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên cố gắng từ bỏ thói quen uống cà phê để bảo vệ con tốt nhất.

Bà bầu không nên uống cà phê
Cafein trong cà phê sẽ làm rối loạn sự phát triển của thai nhi. Ảnh: Internet 

3.10. Rượu, bia, nước có ga

Đối với người bình thường những loại thực phẩm này đã gây tổn hại sức khỏe chứ chưa nói đến bà bầu mang thai. Bởi, nồng độ cồn, ga sẽ gây ra những tổn thương nặng nề đến não bộ, dị tật bẩm sinh, suy giảm thị giác. Đặc biệt, nguy hiểm hơn cả nếu mẹ uống bia rượu sẽ làm tăng khả năng sảy thai, thai lưu so với người bình thường.

Rượu bia
Uống rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai. Ảnh: Internet 

3.11. Trà

Trà cũng nằm trong top thực phẩm nên kiêng trong thời gian thai kỳ, vì trong trà chứa nhiều chất kích thích. Mẹ nên hạn chế các loại trà sữa, trà xanh, trà thảo mộc để con được phát triển lành lặn, thông minh.

Trà
Trà nằm trong nhóm thực phẩm bà bầu nên kiêng. Ảnh: Internet

Bà bầu nên ăn gì để vừa đảm bảo sức khỏe cho mẹ, vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của thai nhi sẽ giảm nhiều trăn trở của bố mẹ sau khi đọc bài viết này. Hy vọng những thông tin bổ ích trên đây, sẽ mang lại cho mẹ cùng gia đình những thêm kinh nghiệm cần thiết liên quan đến thực phẩm dinh dưỡng, giúp mẹ và bé chuẩn bị thật tốt để đến điểm "cán đích" an toàn, mẹ tròn con vuông.

Ngọc Hân tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI