Bà bầu bị sốt - nguyên nhân, cách phòng tránh và điều trị dành cho mẹ

Bà bầu bị sốt sẽ là mối nguy hại rất lớn cho mẹ và thai nhi, nếu không được chữa trị kịp thời. Trong giai đoạn mang thai, sức đề kháng của mẹ yếu đi nên bị nhiễm các loại virut, vi khuẩn gây bệnh kèm sốt là điều không thể tránh khỏi. Để giúp mẹ bầu hiểu, có hướng điều trị đúng, cũng như phòng tránh sốt trong giai đoạn thai kỳ, Yeutre.vn đã tổng hợp những thông tin cơ bản, khá hữu ích cho các bầu như dưới đây, chúng ta cùng tham khảo nhé.

banner ads
bà bầu bị sốt
Đừng nên chủ quan khi bà bầu bị sốt vì nó có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Ảnh Internet

1. Nguyên nhân khiến bà bầu bị sốt

  • Nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu bị sốt có thể kể đến như do mẹ bầu bị các bệnh đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm vi-rut đường tiêu hóa, nhiễm trùng ối, bệnh Listeria, nhiễm B19 parvovirus, đường máu...
  • Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch hoặt động trở nên yếu hơn, sức đề kháng của các bà bầu thường rất kém, cơ thể thường dễ bị tác động bởi các loại vi khuẩn, virus có hại, tăng nguy cơ nhiễm bệnh cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến các triệu chứng như sốt. Nếu không được chữa trị kịp thời thì vô cùng nguy hiểm cho sự phát triển của em bé.
  • Thời tiết chuyển đổi nóng lạnh thất thường, hoặc mưa gió thất thường dễ làm bà bầu bị sốt bởi cơ thể chưa kịp thích ứng kịp thời.
  • Ngộ độc thực phẩm cũng có thể là thủ phạm gây sốt ở bà bầu.
nguyên nhân bị sốt
Có nhiều nguyên nhân gây sốt ở mẹ bầu nhưng nguyên nhân chủ yếu là cho các vi khuẩn, virut gây bệnh. Ảnh Internet

2. Các trường hợp bị sốt ở bà bầu cụ thể

2.1 Bà bầu bị sốt vi-rút

2.1.1 Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị sốt virus trong giai đoạn thai kỳ, liên quan đến bệnh lý gây ra:

  • Nhiễm siêu vi lúc bắt đầu có thai.
  • Lây nhiễm trong thời kì mang thai, cũng như viêm nhau, màng ối…
  • Nhiễm viêm gan siêu vi B.
  • Cảm sốt thông thường do cảm nắng, nhiễm lạnh…
  • Sốt dịch do virus.
  • Sốt do viêm nhiễm như viêm thận, viêm tiết niệu…
2.1.2 Các thời điểm bị sốt vi-rút có ảnh hưởng gì?
  • Bà bầu bị sốt virus trong giai đoạn đầu mang thai chưa gây ảnh hưởng gì đến thai nhi nhưng nếu sốt cao trên 39,5 độ C có thể làm tổn hại đến tính mạng của em bé.
  • Bà bầu bị sốt virus ở tuần 17, tùy thuộc vào loại siêu vi mà bà bầu bị nhiễm có gây ảnh hưởng cho mẹ và thai nhi hay không? Điều này còn tùy thuộc vào sự khác nhau trên cơ địa của từng người.
  • Bà bầu đang mang thai tuần thứ 4 đến tuần thứ 14 sẽ gặp rủi ro nếu mẹ bị nhiễm virus có nguy cơ cao gây ra dị tật ống thần kinh.
  • Trong giai đoạn thai 17 tuần, thì sốt cao không gây hại gì đến thai nhi, trừ khi bà bầu bị sốt virus bởi nhiễm trùng tử cung.
  • Khi bà bầu bị sốt virus đã ở tuần 18 có thể làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh, tiến hành kiểm tra biểu hiện bệnh như sứt môi, dị dạng các cơ quan, nội tạng của thai nhi nếu có.
  • Tuần 31 bà bầu bị sốt virus có thể làm sàng lọc một lần nữa để biết tổng quát về sức khỏe thai nhi giúp tránh tình trạng suy thai hay ngạt khi vừa mới sinh.
2.1.3 Cách chăm sóc bà bầu bị sốt vi-rút
  • Bà bầu bị sốt vi-rút nên đi xét nghiệm xem mình bị nhiễm loại vi-rút nào để thuận lợi hơn cho việc tiên lượng và điều trị. Đừng quá lo lắng quá vì không phải loại vi-rút nào cũng gây ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Cần chăm sóc bà bầu bị sốt trong môi trường thoáng mát, nên dùng khăn ướt lau mát khắp người, giúp giảm nhiệt độ cơ thể.
  • Cần lau bằng nước ấm nếu sốt 39- 40 độ C ở các vị trí như lau cổ, ngực, hai nách, bẹn, lau liên tục cho khi nhiệt độ cơ thể của bà bầu bị sốt vi-rút còn 38 độ C.
  • Kiểm tra nhiệt kế liên tục để kiểm soát được nhiệt độ của cơ thể bà bầu.
  • Mẹ có thể dùng lòng trắng trứng như một miếng gel lạnh để hấp thu nhiệt lượng cơ thể. Mẹ chỉ cần tách lòng trắng trứng sau đó ngâm một chiếc khăn mỏng và đắp lên lòng bàn chân. Khi khăn khô vì hấp thụ nhiệt, tiếp tục thay khăn mới cho đến khi thân nhiệt giảm xuống.
  • Không nên mở cửa khi có gió, nên chọn lúc không khí mát mẻ mở các cửa cho thông thoáng sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng.
  • Uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất do sốt khi bà bầu bị sốt virus, tăng sức để kháng và hồi phục sức khỏe cho mẹ.
  • Bà bầu bị sốt virus nên ăn uống đủ chất, nhiều dinh dưỡng, tốt nhất nên ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa, bà bầu bị sốt virus không nên ăn nhiều dầu mỡ.
  • Bà bầu bị sốt vi-rút nên mặc áo ấm và hạn chế đi mưa.
  • Không dùng chăn dày, đắp kín, có thể gây cản trở quá trình tỏa nhiệt, khiến nhiệt độ cơ thể bà bầu càng tăng cao hơn.
  • Nếu cơ sốt kéo dài và dai dẳng, cần đưa bà bầu bị sốt virus đến ngay các cơ sở y té để khám chữa bệnh.

sốt do virut

Sốt do virut rất thường gặp ở mẹ bầu vì sức đề kháng khi mang thai của mẹ sẽ kém hơn bình thường. Ảnh Internet

2.2 Bà bầu bị sốt xuất huyết

2.2.1 Nguyên nhân và sốt xuất huyết ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi

Virut thuộc 4 chủng huyết thanh khác nhau là: DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4 là nguyên nhân chính gây sốt xuất huyết ở bà bầu. Bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc đặc hiệu, nên bà bầu bị sốt xuất huyết cần chú ý để không bị nhiễm vi-rút.

banner ads

Triệu chứng của bà bầu khi bị sốt xuất huyết :

  • Bà bầu bị sốt xuất huyết thường có nhiệt độ trong người thay đổi đột ngột rồi sốt cao, mệt mỏi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, hơn nữa là kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị và tiêu chảy hay là đau mỏi cơ xương khớp.
  • Các bà bầu có thể xuất huyết dưới da, bị chảy máu chân răng hay chảy máu đường tiêu hoá.

Mối nguy hiểm :

  • Cả mẹ và bé đều có thể bị ảnh hưởng bởi sốt xuất huyết vì khi bà bầu bị sốt này thì sẽ khó điều trị hơn những người bình thường.
  • Tình trạng tiểu cầu hạ do sốt xuất huyết rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai, có thể đe dọa đẻ non, gây ra tình trạng chảy máu và rối loạn đông máu nhất là khi sinh nở.
  • Bà bầu bị sốt xuất huyết nếu không được điều trị kịp thời có thể gây sẩy thai, sinh non, hoặc sức khỏe yếu, không ăn uống đầy đủ làm thai nhẹ cân, cũng có một tỷ lệ rất nhỏ mẹ có thể truyền virus sang thai.
  • Nếu bị sốt xuất huyết vào lúc sinh con thì tình trạng băng huyết sau sinh có thể nặng hơn khiến tình trạng rối loạn đông máu tăng cao khả năng tử vong cho mẹ và con.
đến bác sĩ
Mẹ bầu cần đến bác sĩ ngay khi bị sốt và kèm theo những dấu hiệu bất thường xảy ra. Ảnh Internet
2.2.2 Cách phòng sốt xuất huyết cho bà bầu
  • Dọn dẹp nơi muỗi sinh sôi như phát quan bụi rậm, cần sắp xếp lại đồ đạc ngăn nắp, thoáng.
  • Không để tình trạng ao tù, nước đọng trong chum, thùng,…
  • Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
  • Nằm ngủ trong mùng, màn ngăn tránh muỗi đốt, làm giảm nguy cơ bà bầu bị sốt xuất huyết.
  • Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
  • Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
  • Dùng bình xịt diệt muỗi, nhang muỗi, kem chống muỗi, vợt điện diệt muỗi… Lưu ý cần tránh để mẹ bầu tiếp xúc trực tiếp với hóa chất diệt muỗi.
  • Tránh đi du lịch đến những khu vực có dịch sốt xuất huyết vì nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn.
2.2.3 Làm gì khi bị sốt xuất huyết
  • Bà bầu nên bù nước, tăng cường nước ép trái cây, chườm mát, lau người, vùng trán, bẹn, nách, thái dương để hạ nhiệt.
  • Bà bầu bị sốt xuất huyết nên uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả có nhiều vitamin C không tự ý dùng các loại thuốc Tây khi chưa rõ nguyên nhân.
  • Bạn có thể uống acetaminophen để giúp giảm đau và hạ sốt theo chỉ định của bác sỹ. Tránh uống aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác như ibuprofen bởi những thuốc này làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Theo dõi huyết áp và số lượng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết.
  • Không tự ý truyền dịch.
  • Nếu bị giảm tiểu cầu nặng do sốt xuất huyết cần phải truyền tiểu cầu.
  • Trong trường hợp thai phụ bị sốt xuất huyết nặng thì  cần phải nhập viện và điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt.
sốt xuất huyết ở mẹ
Sốt xuất huyết rất nguy hiểm cho mẹ và bé nên cần phải được kiểm tra và điều trị kịp thời. Ảnh Internet

2.3 Bà bầu bị sốt phát ban

Đây là căn bệnh thường gặp ở bà bầu . Sốt phát ban là do virus herpes 6 hoặc 7 gây ra, với tình trạng nóng sốt và nổi các đốm nhỏ bằng hoặc nhô lên. Có nhiều loại sốt phát ban, trong đó có 2 loại phổ biến là ban đỏ và ban đào.

Biểu hiện :

  • Sốt cao kèm theo đó, mẹ sẽ gặp những tình trạng như hắt hơi, nghẹt mũi, đau đầu, mệt mỏi… thường kéo dài khoảng 1 -3 ngày.
  • Cơ thể xuất hiện những nốt ban đỏ thường thì ngực mẹ sẽ xuất hiện những nốt ban đỏ đường kính 1- 2 mm.
  • Hạch thường sẽ nổi trước khi phát ban, sau khi ban đỏ bay hết thì hạch sẽ vẫn nổi trong khoảng 1 tuần.

Sốt phát ban có ảnh hưởng đến thai nhi?

  • Với phụ nữ mang thai, sốt phát ban có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nhất là với tình trạng bệnh kéo dài mà không được điều trị sớm.
  • Mẹ bầu bị sốt phát ban trong 3 tháng đầu thai kỳ thì thai nhi trong bụng có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao. Trong đó, 25% trẻ bị dị tật bẩm sinh ở cơ quan như não, tim, mắt,…
  • Vào tuần 13-16 thì trẻ có nguy cơ dị tật bẩm sinh khoảng 17%. Từ tuần thứ 17 đến 20, thì tỉ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh còn khoảng 5%. Từ tuần thứ 20 trở đi thì tỉ lệ bị dị tật còn 0%.

Cách điều trị :

  • Mẹ không nên tự ý dùng thuốc vì có thể nguy hiểm cho thai nhi sau này.
  • Mẹ nên dùng khăn lạnh vừa phải để chườm.
  • Chú ý bổ sung chất dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày, bổ sung nước chanh, nước cam và ăn nhiều rau ngót để tăng thêm vitamin C, giúp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu.
  • Trường hợp bị sốt cao, co giật thì người nhà nên đặt thai phụ nằm nghiêng nơi thoáng mát, đặt vật mềm giữa hai hàm răng để tránh cắn phải lưỡi.
  • Mặc đủ ấm, tránh xa nơi đông người.
sốt phát ban
Sốt phát ban sẽ gây khó chịu cho mẹ và nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho mẹ và bé. Ảnh Internet

3. Bà bầu bị sốt có ảnh hưởng đến thai nhi?

  • Theo nghiên cứu, nếu bà bầu bị sốt cao trong 3 tháng trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu thời kì mang thai , khả năng thai nhi bị dị tật sẽ là 11,2%. Nếu người mẹ bị nhiễm virus cảm cúm trong thời gian này, tỷ lệ thai nhi dị tật có thể cao gấp 2 lần với người mẹ mang thai không gặp triệu chứng cảm, sốt.
  • Giai đoạn đầu thai kỳ, nếu quá trình chuyển hóa protein bị rối loạn, khả năng sảy thai, động thai theo đó cũng rất cao. Ở thời kì này, những biểu hiện sốt nhẹ, dưới 38 độ chưa thể tác động đến thai nhi nhưng nếu sốt cao trên 39,5 độ, sự phát triển của thai nhi bị tác động và có nguy cơ tác động lớn đến tính mạng của thai nhi.
  • Nếu ở mức độ nhẹ, thân nhiệt mẹ tăng 0,5 độ thì ít ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
  • Ở mức độ nặng hơn, từ 38 độ trở lên và tình trạng sốt kéo dài có thể ảnh hưởng rất nguy hiểm đến em bé, gây ra một số trường hợp như: dọa sảy thai, đẻ non, nhiễm khuẩn huyết thai kì, để lại di tật cho bé,...
  • Nếu nhiệt độ cơ thể của bà bầu bị sốt tăng từ 37 độ C lên đến 39,5 độ C, nó có thể làm cho các protein đi sai lộ trình và làm cho mẹ bị sẩy thai.
  • Với việc sử dụng thuốc điều trị các triệu chứng của cúm trong đó có sốt trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ cũng có thể gây nên những dị tật bẩm sinh trên ruột của trẻ (hẹp ruột non, nứt bụng).
ảnh hưởng không tốt cho bé
Bà bầu bị sốt nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiều nguy hiểm cho bé và cho cả mẹ nữa. Ảnh Internet

4. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị sốt

  • Khi bà bầu bị sốt thì chế độ ăn uống cũng phải thay đổi sao cho đảm bảo được sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tăng cường sức để kháng để bà bầu khỏe mạnh và thai nhi trong bụng phát triển bình thường.
  • Bà bầu nên ăn các món ăn dạng lỏng, nhiều nước như súp, canh , bún, phở… để vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả bà bầu và thai nhi, vừa dễ hấp thu, tiêu hóa.
  • Ăn đa dạng các loại rau củ, trái cây để bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể, tăng cường khả năng trao đổi chất và khả năng đề kháng cho cơ thể. Những loại trái cây có vị chua thường hợp khẩu vị với nhiều bà bầu cũng như bổ sung lượng vitamin C cần thiết, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Uống nước liên tục mỗi ngày để hạn chế nguy cơ mất nước khi bị sốt. Lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là từ 1,5 – 2 lít, bà bầu nên lưu ý để hấp thu đủ lượng nước cần thiết.
  • Chế biến các món ăn thanh đạm, hạn chế dầu mỡ, cay nóng, để đảm bảo cơ thể hấp thu dinh dưỡng hiệu quả.
  • Ăn cháo hành và tía tô là một cách mà bà bầu bị sốt nên làm nhất khi muốn hạ nhiệt cho cơ thể mình. Hành lá có vị cay, tính bình có tác dụng làm tan lạnh, thông khí giải cảm, kết hợp với tía tô có tính ấm có tác dụng chống động thai và giảm buồn nôn.

Những điều cần tránh khi bà bậu bị sốt

  • Không nên uống nước đá để tránh nguy cơ bị viêm họng.
  • Không uống nước trà bởi chất ta-nanh có trong trà sẽ khiến nhiệt độ càng tăng cao, có thể khiến não bộ rơi vào trạng thái kích thích, tăng huyết áp rất nguy hiểm cho bà bầu. Đây là điểm rất quan trọng mà chúng ta rất cần phải lưu ý nếu bị sốt khi mang thai
  • Trứng cung cấp lượng protein lớn, có thể gây rối loạn quá trình chuyển hóa protein ở bà bầu, ảnh hưởng đến thai nhi nên cần lưu ý khi ăn trong thời điểm bị sốt cao.
  • Mật ong có tính nóng, nạp vào cơ thể có thể làm phản tác dụng, ảnh hưởng đến cơ thể bà bầu.
ăn uống khoa học
Nếu mẹ bầu bị sốt thì uống nước đầy đủ là điều cần thiết để giúp mẹ tránh mất nước khi bị sốt. Ảnh Internet

5. Cách phòng tránh sốt cho bà bầu

  • Ở thời kỳ mang thai, đặc biệt là giai đoạn đầu thì các bà bầu cần lưu ý và bảo vệ sức khỏe cẩn thận để tránh khả năng bị cảm sốt ở thời điểm này. Sức khỏe người mẹ trong các thai nhi có ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành ổn định của thai nhi về sau.
  • Giữ ấm cơ thể, sinh hoạt trong môi trường đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, trong lành. Tránh đi đến những nơi có bất kì dịch bệnh cũng như tiếp xúc với người đang bị cảm sốt, nhiễm virus.
  • Đảm bảo thể trạng cơ thể luôn được khỏe mạnh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Khi có bất kì vấn đề xảy ra nên tìm khám bác sĩ sản khoa ngay lập tức để được kiểm tra sức khỏe của mẹ và thai nhi, cũng như giải pháp điều trị phù hợp.
  • Khi bà bầu bị sốt cao, không nên quá lo lắng và tự ý áp dụng các giải pháp điều trị thông thường.
  • Về mùa đông các bà bầu nên giữ cho cơ thể thật luôn luôn ấm, tránh nhiễm lạnh có thể dẫn đến sốt.
  • Mùa hè cần tránh ra nắng gắt đặc biệt vào thời gian giữa trưa, giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống và bổ sung dinh dưỡng một cách đầy đủ…
  • Giữ môi trường sống, môi trường làm việc luôn sạch sẽ, thoáng mát để ngăn ngừa vi khuẩn, Virus.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
  • Tập thể dục, thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị ốm sốt một cách tối đa.
thuốc xịt muỗi
Môi trường và cơ thể luôn sạch sẽ, đặc biệt là tránh bị muỗi đốt để ngừa bị bệnh sốt xâm nhập. Ảnh Internet

6. Những câu hỏi thường gặp khi bà bầu bị sốt

Khi nào xác định bà bầu bị sốt?

Sốt là khi thân nhiệt tăng cao hơn so với mức 37 độ C. Sử dụng nhiệt kế cặp nách, và nếu thân nhiệt của bạn lớn hơn 38 độ C thì được coi là bị sốt. Tương tự, bạn cũng được coi là bị sốt nếu nhiệt kế kẹp tai hoặc trực tràng báo lớn hơn 37.8 độ C. Nếu chỉ sốt ở mức 37,5 -38 độ C được xét vào mức độ nhẹ, còn từ 38 độ C trở nên và kéo dài thì mẹ cần lưu ý vì có thể mẹ và bé gặp nguy hiểm.

Bà bầu có được dán miếng hạ sốt?

Mẹ có thể sử dụng miếng dán hạ sốt mua ở các quầy thuốc, tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng:

  • Miếng dán phải còn nguyên miếng, không được cắt đôi ra để dán nhiều lần vì nếu bị cắt sẽ làm lượng thuốc đi vào cơ thể thay đổi.
  • Việc tháo bỏ miếng dán cũng nên thận trọng. Khi miếng dán được gỡ khỏi da thì vẫn còn một lượng thuốc nhỏ trong đó, nếu trẻ em vô tình lấy chơi có thể sẽ bị ngộ độc.

Bà bầu bị sốt có nên truyền nước?

Đây sẽ là sự lựa chọn khi không còn giải pháp nào cả. Mẹ có thể truyền nước và đạm trong những trường hợp quá mất sức và không ăn uống được dài ngày.

Ngoài ra mẹ không nên tự ý truyền nước hay việc truyền nước không quá cần thiết vì có thể gây ảnh hưởng cho thai nhi. Thay vào đó, các mẹ bầu nên nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và uống bổ sung vitamin, đặc biệt là bổ sung sắt và acid folic trong thời kỳ này để tránh nguy cơ thiếu máu.

Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu không nên sử dụng thuốc hạ sốt. Bởi một số loại thuốc hạ sốt thông thường có thể gây tác dụng phụ với sức khỏe mẹ và bé, thậm chí có thể dẫn đến sinh non, sảy thai hoặc dị tật thai nhi .

mẹ bầu mạnh khỏe
Chăm sóc sức khỏe mẹ bầu thật tốt để tránh bị nhiễm bệnh sốt, mẹ và bé đều khỏe. Ảnh Internet

Hiểu rõ về tình trạng bà bầu bị sốt là điều mà các mẹ không nên bỏ qua trong kiến thức chăm sóc sức khỏe thai kỳ, vì nếu không cẩn thận nó sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Điều các mẹ cần làm là ăn uống đầy đủ dưỡng chất, sinh hoạt, tập thể dục đều đặn để tăng cường sức đề kháng, không để các bệnh sốt xâm nhập vào cơ thể. Chăm sóc bản thân chu đáo sẽ giúp mẹ và bé có hành trình mang thai thuận lợi và luôn khỏe mạnh nhé.

Chi Lê tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI