Bà bầu bị sốt xuất huyết có gây nguy hiểm cho thai nhi không?

Sốt xuất huyết là bệnh lý khá nguy hiểm nếu không kịp thời điều trị. Bệnh không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ, người bình thường mà đối với phụ nữ mang thai cần cẩn thận. Vậy sốt xuất huyết khi mang thai có nguy hiểm không và cách phòng chống sốt xuất huyết khi mang thai thế nào để hiệu quả?

banner ads

1. Dấu hiệu bà bầu sốt xuất huyết

sot xuat huyet khi mang thai
Bà bầu sốt xuất huyết cần đến bệnh viện theo dõi thường xuyên

- Sốt cao liên tục > 38 độ và không hạ.

- Cảm thấy đau nhức đầu, đau mắt và đau nhức cơ, các khớp.

- Có thể bị nổi ban và chảy máu chân răng, chảy máu cam...

- Tự nhiên bồn chồn, vật vã hoặc ngủ li bì.

- Nôn và nôn nhiều.

- Tự dưng đau bụng và tăng cảm giác đau.

Khi có những dấu hiệu trên cần phải đến bệnh viện gấp để kiểm tra. Vì một số biểu hiện ban đầu thường bị hiểu nhầm giống các bệnh sốt virus thông thường khác, dẫn đến điều trị sai và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đặc biệt trong thời điểm giao mùa như hiện nay, sốt virus là căn bệnh cũng đang có nguy cơ bùng phát thành dịch, do đó bà bầu cần phải quan tâm, cẩn thận hơn để phòng bệnh hiệu quả.

2. Sốt xuất huyết có gây nguy hiểm cho thai nhi?

Mặc dù sốt xuất huyết khá nguy hiểm khi không điều trị kịp, ở trẻ nhỏ biến chứng có thể gây tổn thương não sau này. Tuy nhiên, hiện nay dữ liệu nào ghi nhận ảnh hưởng sốt xuất huyết lên thai kỳ rất ít và chưa thấy khuyến cáo nào phân tích khả năng dị tật thai nhi.

Tuy nhiên, không vì vậy mà bà bầu chủ quan. Vì nếu để mắc bệnh sốt xuất huyết trong thời gian sắp sinh hoặc chuyển dạ có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Một số trẻ sẽ bị lây bệnh sốt xuất huyết từ mẹ và có dấu hiệu như tụt huyết áp, giảm tiểu cầu, chảy máu...

Một số tài liệu ghi nhận, khi bị sốt xuất huyết lúc mang thai có thể gây sinh non, trẻ nhẹ cân... và nếu mẹ bị sốt xuất huyết trong quá trình chuyển dạ thì trẻ có thể sốt xuất huyết trong 2 tuần sau đó. Và bác sĩ cần phải theo dõi bé kỹ hơn nếu xảy ra trường hợp này vì có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

3. Bà bầu nên làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết?

sot xuat huyet
Cần đi khám bác sĩ khi nghi ngờ sốt xuất huyết

Trước hết, bà bầu cần phải bình tĩnh không nên lo lắng quá mức để ảnh hưởng đến thai nhi. Việc tiếp theo là cần đi đến các bệnh viện có uy tín và khám chuyên khoa sản hoặc các chuyên khoa truyền nhiễm để được xác định mức độ của bệnh.

Tuyệt đối không tự ý ra ngoài mua thuốc hoặc tiêm, nếu làm như vậy bệnh không những không khỏi mà còn có thể nặng hơn. Thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng thai nhi.

Trong trường hợp bác sĩ cho về điều trị, bà bầu cần phải theo dõi bệnh kỹ càng, nghỉ ngơi và tránh làm việc quá sức. Ngoài ra, bà bầu cần uống nhiều nước hơn bình thường để bù nước và chất điện giải thất thoát do sốt. Tốt nhất nên uống oresol theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời nên uống thêm các loại nước ép hoa quả tươi như chanh, xoài, dưa hấu, đu đủ.

Cần phải theo dõi kỹ bệnh của mình và thấy gì bất thường đến ngay bện viện không được chần chừ.

4. Cần phòng ngừa bệnh thế nào?

Hiện nay, sốt xuất huyết đang có xu hướng gia tăng lan rộng và bà bầu cần phải hết sức chú ý, đề phòng bệnh.

- Cần mắc màn khi ngủ để tránh muỗi đốt cả ban ngày lẫn ban đêm.

- Tích cực diệt muỗi và lăng quăng bằng các biện pháp từ dân gian đến hóa chất. Nếu diệt muỗi bằng hóa chất nên để người nhà thực hiện tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.

- Nên mặc quần áo dài, chân đi tất và ngủ màn để tránh muỗi đốt.

- Hàng ngày nên đốt hương muỗi 1 giờ để tiêu diệt và đuổi muỗi.

- Các loại đựng nước sạch dùng trong sinh hoạt nên che chắn cẩn thận để tránh muỗi làm tổ và đẻ trứng. Tuyệt đối không để nước đọng ở những nơi như chum vại, vỏ dừa, cống rãnh... vệ sinh sạch sẽ đồ dùng gia đình để tránh muỗi trú ngụ và đẻ trứng.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI