Bà bầu bị căng tức bụng dưới có nguy hiểm không?

Bà bầu bị căng tức bụng dưới là tình trạng rất thường gặp và có thể diễn ra ở bất cứ thời điểm, hay giai đoạn nào đó trong thai kỳ. Không như những tình trạng khác, căng tức hay đau bụng dưới đều khiến mọi bà bầu lo lắng nhiều, sợ điều gì đó tồi tệ có thể xảy ra.

banner ads

 

Căng tức bụng dưới
Căng tức bụng dưới là tình trạng thường gặp ở các bà bầu. Ảnh Internet 

1. Bà bầu bị căng tức bụng dưới hay đau bụng dưới có nguy hiểm không?

Quá trình mang thai thường gây ra cho bà bầu rất nhiều sự khó chịu và cả những đau đớn, trong đó bao gồm cả tình trạng đau căng tức bụng dưới.

Cũng như các tình trạng bị đau khác, đau căng tức bụng dưới có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Và, tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể, diễn ra ở giai đoạn nào trong thai kỳ, mới có thể xác định mức độ nguy hiểm đến sức khỏe thai kỳ hay không và cụ thể ra sao.

Để các bầu dễ nắm bắt vấn đề này hơn, chúng ta có thể lưu ý những trường hợp nào thì không cần lo lắng, còn trường hợp nào dễ dẫn đến nguy hiểm cho sức khỏe thai kỳ để bầu thận trọng hơn như dưới đây. 

Căng tức bụng dưới có thể nguy hiểm hoặc không
Bà bầu bị căng tức bụng dưới hay đau do các nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể nguy hiểm hoặc không. Ảnh Internet 

2. Bà bầu bị căng tức bụng dưới không nguy hiểm

Đau bụng dưới có thể được xem là một trong các đặc điểm của thai kỳ. Có 4 trường hợp điển hình nhất như dưới đây, liên quan đến tình trạng này, nhưng không đáng lo ngại.

banner ads

2.1. Thụ thai trong những ngày đầu tiên của quá trình mang thai

Ở thời gian rất sớm của thai kỳ, ngay cả khi bạn chưa nhận ra mình mang thai , khi phôi cấy vào thành tử cung có thể gây ra cảm giác đau bụng dưới như khi có kinh nguyệt. Tình trạng này sẽ sớm qua đi.

2.2. Do thai nhi lớn lên

Từ tuần thứ 12, tử cung căng ra và kích cỡ đạt đến tương đương quả bưởi. Nếu là những bầu mang song thai, thì tình trạng này có thể diễn ra sớm hơn. Khi tử cung tăng kích cỡ sẽ khiến bầu đau căng tức vùng bụng dưới. Đây là điều bình thường, cho thấy sức khỏe thai kỳ đang tiến triển bình thường. 

Do thai nhi lớn
Do thai nhi lớn lên nên bụng bầu thêm căng tức. Ảnh Internet 

2.3. Do táo bón

Trong 3 tháng đầu thai kỳ , hầu như mọi bà bầu đều gặp táo bón. Vì, hormone trong cơ thể tăng, làm chậm quá trình tiêu hóa, cũng như giãn cơ trong ruột. Triệu chứng dễ thấy là phân cứng, khô, mẹ bầu ít đi tiêu hơn.

Kèm theo táo bón có thể là đầy hơi. Tình trạng này cũng được xem là bình thường của thai kỳ.

Khi bị đau bụng dưới do táo bón, thường nếu mẹ bầu thay đổi thư thế, vị trí ngồi hay nằm, nghỉ ngơi, tình trạng sẽ đỡ nhiều sau đó.

Nếu nhận thấy mình có dấu hiệu táo bón hoặc bị táo bón , đi tiêu khó, ít đi tiêu khiến bụng dưới khó chịu, thì bầu nên tăng cường rau xanh trong khẩu phần ăn của mình. Luôn bảo đảm uống đủ nước, vận động và chia nhỏ bữa ăn, dùng thực phẩm dễ tiêu hóa để cải thiện tình trạng. Trường hợp mẹ tự cải thiện theo những cách này nhưng không đỡ, thì có thể liên hệ bác sỹ để có thể dùng thuốc cải thiện, giúp làm mềm phân. 

Bà bầu táo bón
Táo bón cũng khiến các bầu bị căng tức bụng. Ảnh Internet 

2.4. Do cơn cực khoái

Trong thai kỳ, khi mẹ bầu duy trì đời sống tình dục, có thể sẽ diễn ra tình trạng đau căng tức bụng dưới do cơn cực khoái gây ra. Phần lớn là do tâm lý lo lắng tổn thương đến em bé khi quan hệ, hoặc do tăng lưu lượng máy đến vùng xương chậu, hoặc tử cung co bóp khi cơn cực khoái diễn ra.

Cảm giác đau bụng dưới trong trường hợp này có thể xuất hiện kèm theo tình trạng đau lưng phía dưới. Tuy nhiên, tình trạng này là phổ biến và vô hại với sức khỏe thai kỳ, nguy cơ dẫn đến nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé là rất thấp.

Nếu gặp tình trạng đau bụng dưới ở trường hợp này, bầu có thể nằm nghỉ ngơi thư giãn, giảm bớt lo lắng để giảm sự khó chịu đi.

3. Bà bầu bị căng tức bụng dưới, đau bụng dưới có nguy hiểm và cần phải thận trọng

Một số trường hợp căng tức và đau bụng dưới có thể là nguy hiểm, có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Thường, những trường hợp này sẽ gắn với các dấu hiệu đi kèm khác, mà mẹ bầu có thể nhận ra khi lưu ý kỹ. 

Bầu đi bác sỹ
Có những trường hợp căng tức và đau bụng dưới bầu cần phải đi bệnh viện vì có thể nguy hiểm đến sức khỏe. Ảnh Internet

Nếu bầu thấy mình gặp phải bất cứ tình trạng nào như dưới đây thì cần phải đi bệnh viện ngay:

  • Đau đột ngột hoặc đau, căng tức dai dẳng không giảm, không dứt. Ngay cả khi nghỉ ngơi cũng không thấy đỡ. Tình trạng này có thể là báo hiệu bầu đang gặp vấn đề nào đó ở nhau thai, bầu cần phải thăm khám xác định nguyên nhân.
  • Đau bụng dưới kèm theo sốt hoặc cảm thấy ớn lạnh, bầu cũng cần phải đi thăm khám ngay để kiểm tra tìm nguyên nhân.
  • Đau dữ dội 1 bên bụng dưới khi đang ở trong giai đoạn đầu của thai kỳ, cảm thấy không khỏe, chóng mặt thậm chí ngất xỉu. Các cơn đau như vậy có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung và bầu cần được trợ giúp y tế khẩn cấp.
  • Đau bụng dưới kèm chảy máu, đau cả vùng thắt lưng,...đây có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc bong nhau non.
  • Thấy mắt mờ hoặc chóng mặt, cảm giác không khỏe, đau đầu âm ỉ hoặc dữ dội, đau bụng trên, đau dưới xương sườn bên phải, cảm giác áp lực lên bụng tăng...và, nếu bầu đang ở khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, thì đây có thể là dấu hiệu tiền sản giật.
  • Bụng dưới khó chịu, đi tiểu rắt, tiểu gắt, hoặc có máu, tiết dịch tiết âm đạo có mùi hôi, hoặc có lẫn máu,...có thể là triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu. Riêng với tình trạng này, đến bệnh viện không phải là khẩn cấp nhưng bầu cũng cần đi khám sớm nhất có thể để điều trị càng sớm càng tốt.
  • Bầu đang ở tuần thai dưới 37, cảm nhận sự căng tức khó chịu và những cơn đau co thắt, thì có thể là dấu hiệu sinh sớm .  
Chuẩn bị sinh
Căng tức, co thắt trước tuần 37 có thể là dấu hiệu sinh sớm. Ảnh Internet

Chúng ta có thể thấy rằng, bà bầu bị căng tức bụng dưới hoặc đau vùng bụng dưới không hẳn lúc nào cũng là nghiêm trọng và đáng lo ngại. Tuy nhiên, vì thai kỳ là một giai đoạn cực kỳ nhạy cảm, nên cho dù là dấu hiệu khó chịu mang tính chất đặc trưng, các bầu cũng không nên chủ quan, mà cần theo dõi kỹ, có cách ứng phó kịp thời, để bảo đảm sức khỏe cho mình cũng như thai nhi nhé.

Nguồn tham khảo: American Pregnancy, NHS, What to Expect và Health Line

Cát Lâm tổng hợp và lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI