Bà bầu ăn trứng vịt lộn như thế nào mới tốt?

Bà bầu ăn trứng vịt lộn có tốt không, nên ăn bao nhiêu và vào giai đoạn nào thì tốt? Đây là câu hỏi được nhiều chị em khi mang thai thắc mắc, vì trứng vịt lộn là một trong những thực phẩm dồi dào dưỡng chất và là món ăn khoái khẩu của chị em. Vậy khi mang thai ăn bao nhiêu là đủ, ăn sao cho hợp lý để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân và thai nhi? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp cho những thắc mắc trên các mẹ nhé!

banner ads

Trứng vịt lộn
Mẹ bầu có nên ăn trứng vịt lộn trong thai kỳ không? Ảnh: Internet

1. Bà bầu ăn trứng vịt lộn có tốt không?

Theo nghiên cứu, một quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182kcal, 13.6g protein, 12.4g lipit, 82mg canxi, 212mg photpho và các vitamin A, B, C, chất sắt...Đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ mang thai, cần nhiều dưỡng chất và năng lượng để nuôi thai nhi. Chính vì thế, trứng vịt lộn là một trong những thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe của  bà bầu và cả thai nhi. Tuy nhiên, chính những dưỡng chất dồi dào này sẽ là con dao hai lưỡi, nếu chị em không biết cách điều chỉnh tần suất xuất hiện của món ăn này trong thực đơn hằng tuần của mình.

bà bầu ăn trứng vịt lộn có tốt không
Trứng vịt lộn cung cấp nhiều dưỡng chất cho mẹ bầu và cả thai nhi. Ảnh: Internet

2. Bà bầu ăn trứng vịt lộn bao nhiêu là đủ?

Do chứa nhiều dưỡng chất nên việc ăn nhiều trứng vịt lộn hằng ngày vì sẽ làm tăng lượng cholestoron trong máu, dẫn đến thừa cân béo phì và các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường cho bà bầu, đặc biệt là ở giai đoạn cuối thai kỳ. Đồng thời, ở 3 tháng đầu của thai kỳ, bà bầu không nên ăn trứng vịt lộn bởi hàm lượng vitamin A trong trứng dư thừa sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi như dị dạng.

Bên cạnh đó, trứng vịt lộn thường được ăn kèm với rau răm - loại thực phẩm có hại cho phụ nữ có thai, làm co thắt tử cung dẫn đến nguy co dễ bị sẩy thai. Vì vậy, bà bầu cần hạn chế ăn kèm hoặc ăn thật ít rau răm khi muốn ăn trứng vịt lộn.

Phụ nữ có thai nên chỉ ăn 2 - 3 trứng vịt lộn mỗi tuần và không nên ăn 2 trứng cùng lúc để việc tiêu hóa diễn ra được tốt hơn và không làm sản sinh quá nhiều cholestoron trong máu.

ăn trứng vịt lộn bao nhiêu là đủ
Mẹ bầu nên ăn 2-3 trứng/tuần để phát huy công dụng của trứng vịt lộn. Ảnh: Internet

3. Bà bầu nên ăn trứng vịt lộn khi nào?

Để tận dụng được lợi ích của các dưỡng chất có trong trứng vịt lộn, ngoài việc lưu ý không ăn quá nhiều thì thời điểm ăn như thế nào cũng cần được quan tâm.

Ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng: Bà bầu nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối để không gây ra tình trạng khó tiêu, ngủ không yên giấc, từ đó tăng thêm sự mệt mỏi trong quá trình thai kỳ.

mẹ bầu nên ăn vịt lộn vào buổi sáng
Mẹ bầu nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng để dễ tiêu hóa. Ảnh: Internet

Không ăn nhiều trứng vịt lộn vào thời kỳ đầu và cuối thai kỳ: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu không nên ăn nhiều trứng vịt lộn mà nên bổ sung thêm các loại vitamin như axit folic, vitamin A, canxi, sắt. Đồng thời, chức năng tiêu hóa vào thời kỳ cuối thai kỳ sẽ không hoạt động hiệu quả như bình thường nên việc ăn nhiều trừng vịt lộn trong thời gian này sẽ làm dư dưỡng chất dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.

Không ăn trứng vịt lộn khi bị huyết áp, tiểu đường, tim mạch, thừa cân: Những bà bầu mắc phải những căn bệnh này thì tuyệt đối không nên ăn trứng vịt lộn vì lượng cholestoron chứa nhiều trong thực phẩm này sẽ gây tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ

bà bầu bị cao huyết áp, tiểu đường không nên ăn ổi
Mẹ bầu bị cao huyết áp, tiểu đường...không nên ăn trứng vịt lộn. Ảnh: Internet

4. Những quan niệm sai lầm về trứng vịt lộn mà bà bầu thường mắc phải

Ăn trứng vịt lộn sinh con ra sẽ có nhiều tóc : Đây là một trong những quan niệm sai lầm nhưng rất phổ biến được chị em truyền tai nhau khi mang thai. Bởi tóc nhiều hay ít của em bé sau khi chào đời phụ thuộc vào gen của bố mẹ và hàm lượng canxi mà mẹ cung cấp cho cơ thể trong suốt quá trình mang thai.

ăn trứng vịt lộn con sinh ra sẽ nhiều tóc là sai lầm
Ăn trứng vịt lộn sinh con ra sẽ nhiều tóc là quan niệm sai lầm. Ảnh: Internet

Ăn trứng vịt lộn sinh con ra sẽ được chân dài: Là quan niệm sai lầm phổ biến thứ 2 mà các chị em vẫn cho là đúng. Tuy lượng canxi trong trứng vịt lộn cung cấp cho thai nhi khi mẹ ăn vào trong quá trình mang thai đem lại công dụng rất tốt nhưng chân của bé nói riêng và hệ thống xương nói chung còn phụ thuộc nhiều vào gen di truyền, chế độ dinh dưỡng thật sự khoa học của mẹ. Vì vậy, quan niệm này là vô căn cứ.

Ăn trứng vịt lộn con dễ bị hen: Quan niệm này của các mẹ bầu là rất vô lý vì thực tế ăn trứng vịt lộn và con bị hen là hoàn toàn không liên quan đến nhau. Bệnh hen của bé xảy ra khi phế quản bị mẫn cảm hay phản ứng với các dị nguyên như khói, bụi, phấn hoa, lông động vật...Ngoài ra, chứng bệnh này còn phụ thuộc lớn bởi yếu tố di truyền.

Trẻ bị hen suyễn
Ăn trứng vịt lộn và bệnh hen suyễn ở trẻ không liên quan đến nhau. Ảnh: Internet

Bà bầu ăn trứng vịt lộn ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết khi mang thai, nhưng ăn như thế nào, ăn bao nhiêu và ăn lúc nào để chị em có thể tận dụng được lợi ích từ trứng vịt lộn thì bài viết trên đã cung cấp được những kiến thức cơ bản để các mẹ có thể hiểu và tránh những chế độ ăn uống không hợp lý và những quan niệm sai lầm từ trước đến nay.

Nguyễn Hà tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI