Tết Đoan Ngọ 2019 - dịp để cùng nhau nhìn lại những điều lý thú về ngày tết đặc biệt này

Tết đoan ngọ 2019 với những truyền thống lưu truyền qua nhiều thế kỷ và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Yeutre.vn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích và lý thú về ngày Đoan Ngọ diễn ra vào 5/5 hàng năm, hãy cùng theo dõi để xem ngày Tết này có gì đặc biệt các bạn nhé.

banner ads
tết đoan ngọ
Tết Đoan Ngọ với những điểm đặc biệt cho ngày Tết của tháng 5 này. Ảnh Internet

1. Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan Ngọ

1.1 Nguồn gốc

  • Đây là phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong một năm.
  • Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại một số nước Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên và Trung Quốc.
  • Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều, và ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa.
  • Ban đầu, chỉ có người phương Bắc của Trung Quốc tiếp nhận và hưởng ứng, sau đó lan truyền sang nhiều địa phương khác nhau và gắn vào nhiều điển tích khác nhau từ Ngũ Tử Tư, Việt vương Câu Tiễn, Khuất Nguyên đến Tào Nga, Trần Lâm,… để khoác lên ngày tết này những chức năng xã hội theo phong cách riêng.

Tết đoan ngọ gắn liền với sự tích Khuất Nguyên :

  • Thủy xương bồ, là một loại thảo dược được sử dụng trong ngày lễ, hoặc treo trước cửa nhà tại Trung Quốc, quấn trong lá đa, để xua đuổi tà ma.
  • Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hoá nổi tiếng.
  • Do can ngăn vua Hoài Vương không được, lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng 5.
  • Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh, lấy bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên.
  • Ngoài ra, có truyền thuyết khác về sự bắt nguồn của ngày tết Đoan Ngọ, nhiều nguồn tin cho rằng tập tục tết Đoan Ngọ là bắt nguồn từ Hạ Trí trong thời cổ, có người thì cho rằng, đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng sông Trường Giang.

Truyền thuyết ở Việt Nam

  • Vào một ngày sau vụ mùa, sâu bọ kéo đến ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Trong lúc nhân dân không biết phải làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, thì có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.
  • Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh gio, trái cây sau đó ra trước nhà mình mà vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau đó sâu bọ chết hết.
  • Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.
  • Để cho con cháu nhớ đến việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

1.2 Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ

  • Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ trở thành tết giết sâu bọ và thờ cúng tổ tiên.
  • Là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân…
  • Đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu.
  • Ngày Đoan Ngọ là ngày dân chúng cúng lễ để đánh dấu một thời tiết mới, mừng sự trong sáng, quang đãng, đồng thời để cầu bình an.
  • Bộ phận tiêu hoá của con người thường có các loại ký sinh gây hại và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được. Duy có ngày mồng 5/5 (âm lịch), các loại ký sinh này thường ngoi lên, con người có thể ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp, có thể loại bỏ chúng.
nguồn gốc tết đoan ngọ
Có rất nhiều truyền thuyết và sự tích kể về ngày Tết Đoan Ngọ này. Ảnh Internet

2. Tết Đoan Ngọ Việt Nam

2.1 Tết Đoan Ngọ 2019 là ngày mấy?

  • Tháng 5 âm lịch được gọi là "Độc nguyệt" hay còn gọi là "Lưu nguyệt". Trong tháng này sẽ có 9 ngày mà thân thể con người bị tổn hao sinh khí, 9 ngày này gọi là Cửu Độc đó là mùng 5, mùng 6, mùng 7, ngày rằm, ngày 16, ngày 17, ngày 25, ngày 26 và ngày 27 Âm lịch.
  • Trong những ngày này cần hết sức thận trọng, tránh sát sinh, nên ăn thanh đạm, giảm bớt vị chua tăng vị đắng để bổ gan bổ thận, nên tĩnh duỡng nghỉ ngơi, cân bằng tâm khí để hòa hợp với tự nhiên.
  • Ngày 5 tháng 5 gọi là Đoan Ngọ. Vì chữ “Đoan” có nghĩa là chính, là thẳng, là mở đầu. Có khi gọi là Đoan Ngũ vì có hai số 5. Người ta còn gọi là Đoan Dương hoặc Trùng Ngũ. Gọi là Đoan Dương vì số 5 thuộc dương.
  • Tết Đoan Ngọ 2019 là ngày 7/6 (dương lịch) nhằm ngày 5/5 âm lịch.

2.2 Tết Đoan Ngọ Việt Nam

  • Ở Việt Nam thời tiết vào dịp mồng 5 tháng năm rất nóng, đây là thời điểm khí hậu rất nóng, côn trùng và sâu bọ nở ra nhiều, nông dân cần phải tìm cách trừ diệt để bảo vệ cho sự canh tác, trồng trọt.
  • Mùng 5/5 âm lịch hàng năm, Tết Đoan Ngọ dần trở thành "Tết diệt sâu bọ" và thờ cúng gia tiên với đầy đủ bánh trái thơm ngon.
  • Đây là thời điểm các cánh đồng lúa đang được thu hoạch, là giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dễ sinh sâu bệnh nên ngày này được dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.
  • Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam có cơm rượu nếp đặc trưng, bánh lá tro (bánh ú) và nắm lá xông dùng để tắm, xông hơi hoặc treo trước cửa nhà để tiêu trừ sâu bọ gây hại, xua đuổi bệnh tật...
tết đoan ngọ 2019
Tết Đoan Ngọ 2019 của Việt Nam sẽ vào ngày 7 tháng 6 dương lịch. Ảnh Internet

3. Những điều cần làm trong Tết Đoan Ngọ

3.1 Sắm sửa cho Tết Đoan Ngọ

  • Hương, hoa, vàng mã.
  • Nước.
  • Rượu nếp.
  • Xôi, chè.
  • Bánh ú.
  • Các loại hoa quả: Mận, dưa hấu, vải, chuối,... Tuy nhiên mận và vải là hai loại quả không thể thiếu trong mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ.

3.2 Lễ bái trong ngày Đoan Ngọ

  • Giống như các lễ tết khác, Tết Đoan Ngọ cũng có các lễ bái.
  • Các làng, các xã, thôn, xóm có cúng tại miếu.
  • Mọi người sửa sọan ở nhà cúng ông bà ông vải và cúng Thổ Công.
  • Ở các gia đình các đông y sĩ có thêm lễ cúng Thánh sư.
cúng lễ
Cần chuẩn bị những đồ cần thiết và phải lễ bái trong ngày Tết Đoan Ngọ. Ảnh Internet

3.2 Tục lễ trong ngày Đoan Ngọ

  • Tục giết sâu bọ.
  • Tục nhuộm móng chân móng tay.
  • Tục đeo bùa tui bùa túi.
  • Tục tắm nước lá mùi.
  • Tục khảo cây lấy quả.
  • Tục hái thuốc vào giờ Ngọ.
  • Tục treo ngãi cứu để trừ tà.
  • Tục đi siêu.

3.3 Giết sâu bọ bằng gì?

  • Giết sâu bọ bằng thức ăn như rượu nếp, hoa quả.
  • Vào mùng 5/5 ngay khi thức dậy, súc miệng xong là phải giết sâu bọ ngay.
  • Ở miền Bắc, mỗi người ăn ít nhất một bát cơm rượu nếp, một bát thạch, và ăn các trái cây như mận, muỗm, sấu, đào, roi ( mận) vv …
  • Với trẻ con người ta bôi chúng một ít thần sa, chu sa vào hai bên thái dương và vào bụng hoặc hòa với nước uống. Sau đó rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay móng chân, đeo chỉ ngũ sắc.
  • Nhiều người cho con đeo bùa, bùa kết bằng chỉ ngũ sắc, kết theo hình hoa sen, quả đào, quả ớt...
  • Với người lớn, ngủ dậy không được đặt chân xuống đất mà phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ và ăn một quả trứng vịt luộc. Khi xuống gường uống một ít rượu (hoặc ăn một bát rượu nếp) cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.
  • Cứ theo thông lệ cứ đến sáng sớm ngày mồng 5, người ta cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp , trứng luộc, kê, bánh đa, mận, muỗm, dưa hấu, uống nước dừa... bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì uống rượu hòa ít tam thần đơn hoặc bôi phẩm hồng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để trừ trùng.
  • Làm cỗ cúng gia tiên, rồi đi hái lá mồng năm vào giữa trưa.
  • Hái thuốc cũng bắt đầu vào mùng 5 từ giờ Ngọ, đó là giờ có Dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư.
  • Lấy lá ngải cứu kết hình theo các con vật của năm đó treo ở giữa cửa, để trừ ma quỷ và về sau ai có bệnh đau bụng thì dùng làm thuốc sắc uống.
tết đoan ngọ
Vào Tế Đoan Ngọ mọi người ăn uống và làm việc theo những điều là lưu truyền từ xa xưa. Ảnh Internet

4. Văn khấn Tết Đoan Ngọ

  • Thông thường người dân thường cúng vào sáng sớm nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (12h trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h.
  • Văn khấn thường được những người lớn tuổi trong gia đình hoặc người phụ trách hương hỏa bàn thờ đọc, mâm cỗ cũng không quá cầu kỳ.
  • Văn khấn là thủ tục quan trọng không thể thiếu được trong ngày tết Đoan Ngọ.

Nội dung bài văn khấn :

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là:…………

Ngụ tại:………………………….

Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần).

bài văn khấn tết đoan ngọ
Bài văn khấn cổ truyền vào ngày tết Đoan Ngọ của nước ta. Ảnh Internet

3. Tết Đoan Ngọ 2019 ăn gì?

3.1 Các loại đồ ăn có trong ngày Đoan Ngọ

  • Bánh tro ( bánh ú ) là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ không thể thiếu.
  • Ở miền Bắc có các món từ vịt, đặc biệt là tiết canh vịt.
  • Món ăn được nhiều người ưa thích trong Tết Đoan Ngọ là rượu nếp hay cái rượu.
  • Món tráng miệng là chè hạt sen nấu cùng bột sắn dây và chè đỗ đen có tác dụng giải nhiệt.

3.2 Công dụng của 1 vài món ăn

3.2.1 Cơm rượu nếp
  • Vị nồng cay của rượu nếp sẽ khiến các loại kí sinh trong cơ thể bị tiêu diệt.
  • Cơm rượu nếp của người miền Bắc để các hạt tơi, còn ở miền Trung cơm rượu lại được ép thành khối còn miền Nam thì được viên tròn.

Cách làm :

  • Rượu nếp kiểu Huế là loại thức uống giải khát. Viên cơm nếp lên men vừa tới, mùi men nhẹ chưa quá gắt pha cùng đá sẽ xua tan đi cơn khát cực nhanh và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh để tránh lên men rượu nhiều.
  • Cơm rượu nếp kiểu miền Nam với cơm nếp vừa dẻo không khô, không ướt. Theo tỷ lệ 1:1 khi chế biến món cơm rượu này.
3.2.2 Bún măng vịt
  • Ngày 5/5 âm lịch là ngày khí trời nóng nực, nhiệt độ cao nên người ta dùng thịt vịt có tính mát, bổ, để quân bình nhiệt - hàn giữa Trời và Người.
  • Bún vịt nấu măng có vị ngọt thơm của nước dùng, vị đậm đà của những sợi măng và vị ngon của thịt vịt.
3.2.3 Bánh tro (bánh ú)
  • Bánh gio có vị thanh mát nên rất phù hợp vào tiết trời nóng bức.
  • Có vị ngai ngái nồng nồng của nước tro tàu nhưng có vị mát, thanh và rất tốt cho đường tiêu hoá. Bóc lớp lá, lấp ló phía trong một khối màu hổ phách trong vắt.
món ăn cho ngày tết Đoan Ngọ
Có rất nhiều món ăn mà Tết Đoan Ngọ nào cũng cần có. Ảnh Internet

6. Tết Đoan Ngọ những nước trên thế giới

6.1 Trung Quốc

6.1.1 Các hoạt động diễn ra vào ngày Đoan Ngọ
  • Tết Đoan Ngọ ở TRung Quốc tổ chức khá long trọng.
  • Ngày Tết Đoan ngọ hàng năm là ngày nghỉ theo quy định của Nhà nước và nhiều nơi đã diễn ra nhiều hoạt động dân gian như đua thuyền rồng, mang theo túi thơm, ăn bánh chưng…

Nổi bật nhất là đua thuyền rồng :

  • Thuyền rồng tùy từng địa phương mà có kích thước và số lượng người chèo khác nhau, nhưng đều làm từ gỗ, có vẽ trang trí.
  • Trước khi đua thuyền phải mời rồng, tế thần.
  • Ở Quảng Châu, trước ngày Đoan Ngọ người ta phải đưa thuyền lên khỏi mặt nước, làm lễ tế ở miếu Nam Hải, rồi lắp đầu rồng và đuôi rồng, rồi mới thi đấu.
  • Ở Mịch La, tỉnh Hồ Nam, phải ra miếu Khuất Nguyên tế cúng, trùm vải đỏ lên đầu rồng, đặt lên bàn tế. Tế xong mới lắp đầu rồng vào thuyền và đua, vừa để mời rồng, vừa tế Khuất Nguyên.
6.1.2 Tết Đoan Ngọ họ làm gì

Người Trung Quốc có tục ăn bánh chưng vào ngày Đoan Ngọ có hình củ ấu nho nhỏ nhưng cách làm cũng giống như bánh chưng ở nước ta.

Uống rượu hùng hoàng trừ ngũ độc, hái thuốc, hái trà…

trung quốc
Ở Trung Quốc Tết Đoan Ngọ được xem là một ngày lễ lớn của nước này. Ảnh Internet

6.2 Hàn Quốc

  • Tết đoan ngọ được gọi là “Dano” hay “Suritnal” – đây là một trong những ngày lễ lớn nhất tại Hàn Quốc.
  • Đây là dịp để mọi người nghỉ ngơi, ca hát, vui chơi sau một vụ mùa bội thu, chuẩn bị cho một vụ mùa mới hứa hẹn sẽ mang lại nhiều sản lượng và chất lượng hơn.
  • Tết Đoan Ngọ mang theo ý nghĩa là cầu nguyện cho một mùa mạng bội thum không bị sâu bệnh phá hoại.
  • Các nghi lễ thờ cúng thần linh, tổ tiên được diễn ra để cảm tạ một vụ màu bội thu và cầu cho vụ mùa sắp tới sẽ không bị sâu bệnh, thiên tại.
  • Có rất nhiều hoạt động vui chơi, ca hát khác trong ngày lễ này, những trò chơi phổ biến và được nhiều người yêu thích nhất là đu quay, nhảy bập bênh, đấu vật, …
tết đoan ngọ hàn quốc
Tết Đoan Ngọ người Hàn Quốc hay nhảy múa và có nhiều hoạt động vui chơi thú vị. Ảnh Internet

7. Những điều cần lưu ý về Tết Đoan Ngọ

7.1 Khác biệt món ăn từng vùng miền

  • Người Mường vùng Mường Khương có món đặc sản bánh khúc truyền thống rất ngon trong ngày Tết này.
  • Người miền Trung và miền Nam thì có món bánh ú lá tre hoặc bánh tro.
  • Người miền Bắc thường ăn thức ăn như rượu nếp, bánh tro và hoa quả…
  • Thời xưa trong mâm lễ Tết Đoan Ngọ còn có thêm bánh trôi, bánh chay có vị mát, tính hàn nhằm làm giảm bớt cái nóng của thời tiết mùa hè.

7.2 Những điều cần kiêng kỵ

  • Những việc cần kiêng kỵ trên cũng chỉ mang tính chất tương đối theo quan điểm của từng vùng miền hay cá nhân. Có những điều kiêng kỵ sau:
  • Không soi gương, không chụp ảnh trước gương vào ban đêm : Vì theo phong thủy, gương thuộc tính âm, dễ chiêu âm khí. Thời gian từ 11h đêm tới 1h sáng, dương khí yếu nhất, âm khí mạnh nhất. Soi gương rất dễ khiến bạn gặp phải hiện tượng kỳ dị.
  • Không chọn phòng đầu tiên hoặc cuối cùng ở hành lang khi ở khách sạn, nhà nghỉ : Hai vị trí này dễ hút nguồn năng lượng tiêu cực, không tốt cho sức khỏe.
  • Tránh mua đồ lưu niệm trong ngày Tết Đoan Ngọ : Mọi vật đều chứa linh khí, nếu là linh khí tốt ắt có lợi cho con người và ngược lại.
  • Không xếp giày dép quay mũi vào trong : Để giày dép không đúng, vứt lộn xộn dễ chiêu dụ tà khí.
  • Không chụp ảnh dưới chân tòa tháp, góc tường, đồ vật cổ xưa…: Chụp ảnh ở nơi đây có thể khiến bạn gặp phải những hiện tượng khó lý giải, nên tránh thì tốt hơn.
  • Không để mất tiền trong ngày Tết Đoan Ngọ : Bạn để rơi mất tài lộc, tài vận ắt đi xuống.
  • Tránh đi thăm quan lăng tẩm, địa đạo sau 3h chiều …: Sau thời điểm này, dương khí sẽ suy dần, âm khí lấn át, không tốt chút nào.
điều kieng kỵ tết đoan ngọ
Vào ngày Tết Đoan Ngọ bạn cũng nên kiêng kỵ một số điều để không bị điều gì xấu xảy ra. Ảnh Internet

7.3 Cách tận dụng năng lượng, nâng cao vận thế ngày Tết Đoan Ngọ

  • Treo cây mây và ngải cứu trước cửa nhà : Treo trước 3h chiều, giúp tránh tà khí vào trong nhà và tránh các côn trùng độc.
  • Dán giấy trắng đỏ đuổi tà khí : Bắt đầu từ tháng 5 Âm lịch, dán chúng trước cửa, sau khi qua 5/5 ném hết ra ngoài cửa, có thể tránh đuổi tà khí, đem lại vận may.
  • Đeo vòng trường thọ, đeo túi thơm : Dùng dây ngũ sắc kết thành vòng, treo trước cửa hoặc đeo trên cổ, đeo trên tay, treo trước nôi con trẻ, có thể tránh bệnh tật, phù hộ bình an, sống thọ. Đeo túi thơm chứa hương liệu cũng có tác dụng tương tự.
gia đình vui vẻ
Tết Đoan Ngọ là ngày gia đình sum họp và đem đến những điều may mắn cho mỗi người. Ảnh Internet

Tết Đoan Ngọ 2019, chắc chẳn qua bài viết này cũng giúp cho các bạn hiểu hơn về ngày Tết này rồi nhỉ. Mong rằng các bạn sẽ có sự chuẩn bị và có một ngày Tết Đoan Ngọ sắp tới ý nghĩa và cùng nhau quây quần bên gia đình nhân 1 dịp khá thú vị trong năm này nhé. 

Chi Lê tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI