8 lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ tốt và cần thiết cho trẻ là điều mẹ nào cũng biết. Nhưng các mẹ cũng cần ghi nhớ thêm những lưu ý vàng sau đây để việc nuôi con bằng sữa mẹ đạt kết quả cao nhất nhé!

banner ads

8499-yeutrevn-nuoi-con-bang-sua-me.jpg

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời

1. Sáu tháng đầu vàng ngọc

Theo các nhà khoa học, 12 tháng đầu đời, đặc biệt là 6 tháng đầu sau sinh, được xem là thời kỳ đỉnh cao về phát triển cơ thể của trẻ. Và sữa mẹ có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu này, vì vậy các mẹ cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu và từ tháng thứ 5 có thể cho bé ăm dặm thêm, bên cạnh vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ cho đến ít nhất 6 tháng.

2. Không nên cho trẻ bú quá lâu

Lý do, sữa mẹ có hàm lượng chất béo thấp trong khi protein lại khá cao, nếu trẻ bú càng lâu thì hàm lượng protein giảm dần còn hàm lượng chất béo lại tăng lên, dễ khiến trẻ bị đau bụng, tiêu chảy, nôn trớ. Chưa kể, nếu trẻ ngậm ti mẹ lâu dễ khiến đầu ti bị nứt, viêm nhiễm. Thời gian bú tốt nhất cho mỗi bên vú nên là 10 phút.

3. Không cho trẻ bú khi đang tức giận

Khi mẹ tức giận, một lượng lớn noradrenalin và adrenaline trong hệ thần kinh giao cảm được phóng thích ra, sẽ khiến cơ thể mẹ xuất hiện các hiện tượng như: huyết áp tăng cao, tim đập nhanh, mạch máu bị thu nhỏ lại... làm ảnh hưởng đến chức lượng sữa. Và khi trẻ bú nguồn sữa có chứa nguồn "chất độc" này các chức năng của một số cơ quan nội tạng quan trọng như: tim, gan, thận, lá lách có thể bị ảnh hưởng khiến cho khả năng kháng bệnh của bé không tốt, chức năng tiêu hóa suy giảm, trẻ sẽ chậm phát triển.

4. Mẹ nhớ ăn uống đủ dinh dưỡng

Bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú cần phải kiên trì bổ sung canxi và các loại vitamin A, D để cung cấp cho trẻ loại sữa tối ưu về chất lượng. Ngoài dinh dưỡng, các mẹ còn phải biết kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái, không nên ăn kiêng quá khắt khe… như vậy mới có thể đảm bảo lượng tiết sữa bình thường và cũng không làm giảm thiểu dinh dưỡng và thành phần miễn dịch có trong sữa mẹ.

8503-yeutrevn-nuoi-con-bang-sua-me-2.jpg

Thời gian cho con bú mẹ nên ăn nhiều thực phẩm bổ sung canxi và các loại vitamin

5. Lưy ý khi cho trẻ bú đêm

Việc cho trẻ bú vào ban đêm vừa ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, vừa tập cho trẻ có thói quen không tốt khi đòi bú về đêm. Nguy hiểm hơn khi mẹ cho trẻ bú nằm nếu ngủ quên dễ khiến trẻ bị sặc sữa hoặc ngạt thở do bầu vú ép lên mũi con. Tốt nhất nên ngồi cho trẻ bú, cho trẻ ợ hơi xong mới nên đặt trẻ nằm xuống ngủ. Trẻ mới sinh chỉ cần bú 2 lần vào ban đêm, khi lớn hơn chỉ cần bú 1 lần vào nửa đêm.

6. Lưu ý khi đi làm sớm

Nếu sau khi sinh mẹ đi làm lại sớm hơn 6 tháng, vẫn cần phải cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ dù có cho ăn thêm thực phẩm bổ sung. Các mẹ trước khi đi làm có thể vắt sữa đựng vào bình, để sẵn ở nhà để người trông em có thể cho trẻ bú bình. Trong trường hợp đi làm hoặc đi công chuyện chưa kịp cho con bú mà cương sữa khó chịu, người mẹ nên kịp thời vắt bớt để đảm bảo không ảnh hưởng tới sự tiết sữa bình thường của tuyến sữa.

7. Nên cho trẻ ăn dặm sau 6 tháng tuổi

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, dù mẹ nhiều hay ít sữa, nếu tiếp tục chỉ cho trẻ ăn thuần sữa mẹ thì không thể thỏa mãn nhu cầu phát triển của trẻ. Vì vậy các mẹ cần cho trẻ ăn dặm bổ sung như lòng đỏ trứng gà, nước rau ép hoặc rau xanh xay nhuyễn, thực phẩm tinh bột… Nên cho trẻ ăn dặm xen kẽ đồng thời với cho bú, chủng loại và số lượng thực phẩm bổ sung phải không ngừng tăng lên, không những đảm bảo trẻ hấp thu được dinh dưỡng toàn diện mà còn giúp trẻ giảm dần sự lệ thuộc vào sữa mẹ, chuẩn bị tốt cả về mặt sinh lý và tâm lý cho đứa trẻ hoàn toàn cai sữa.

2241-e992b0c5a0829db05cf75ea4517f90cb.jpg

Nên cho trẻ ăn dặm khi bước vào tháng thứ 6

8. Cai sữa cần phải từ từ

Nếu chọn sau 8 tháng sẽ cai sữa hoàn toàn, các mẹ có thể bắt đầu cai sữa theo cách giảm dần về số lần cho con bú trong ngày từ tháng thứ 6, nhưng song song đó cần tăng dần lượng thực phẩm bổ sung thay thế. Đương nhiên với bà mẹ ít sữa, có thể bắt đầu cai sữa cho con sớm hơn, cố gắng chuyển tiếp từ từ để tiện cho sự thích ứng về sinh lý và tâm lý của trẻ.

Thêm những điều cần tránh khi cho con bú mẹ

- Không nên ăn uống kiêng khem quá mức (ăn thịt kho tiêu, rất cay, rất mặn).

- Hạn chế ăn các thức ăn có nhiều gia vị (hành, tỏi, ớt..), không uống rượu, cà phê và hút thuốc lá.

- Tránh lao động quá mức.

- Khi cho con bú nếu cần dùng thuốc men phải hỏi ý kiến thầy thuốc, không nên tự động dùng thuốc vì có thể nguy hại cho con và có thể làm cạn nguồn sữa mẹ.

Yeutre.vn

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI