Bảo quản sữa mẹ đúng cách không phải ai cũng biết

Vì nhiều lý do khác nhau như mẹ đi làm, đi công tác… không ít các mẹ phải vắt sữa và bảo quản trong tủ lạnh để cho con uống. Để giúp con nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng quý giá trong sữa mẹ dù không bú trực tiếp, các mẹ cần có những bí quyết để bảo quản sữa đúng cách nhé.

banner ads

Không có điều kiện cho bé bú trực tiếp mẹ nên vắt sữa ra bình trữ cho bé dùng dần

So với cách cho trẻ bú trực tiếp, sữa mẹ cất trong tủ lạnh không thay đổi nhiều về thành phần dinh dưỡng và chất lượng. Các thành phần chính như chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất hầu như không thay đổi. Tuy nhiên cần đảm bảo vệ sinh và bảo quản đúng cách thì sữa mới an toàn.

1. Chọn dụng cụ đựng sữa an toàn

Sữa sau khi vắt xong mẹ nên cho vào chai nhựa làm bằng chất liệu an toàn, đã rửa sạch sẽ, lau khô với lượng vừa đủ và có nắp đậy kỹ càng. Tránh dùng chai thủy tinh vì rất dễ vỡ nếu mẹ bảo quản sữa trong ngăn đông.

banner ads

2. Dán nhãn ngày, giờ

Việc dán nhãn lên chai sẽ giúp mẹ "quản lý" nguồn sữa một cách hiệu quả. Theo đó, mẹ sẽ biết chai nào hết hạn không nên cho bé sử dụng, chai nào còn hạn ngắn, chai nào còn hạn sử dụng dài để cho bé sử dụng một cách hợp lý nhất.

Nên dán nhãn ngày, giờ lên sữa để cho bé sử dụng hợp lý

3. Nhiệt độ phù hợp

- Sữa sẽ giữ được từ 4 - 8 giờ nếu mẹ để ở nơi mát mẻ trong phòng có nhiệt độ khoảng 25 độ C.

- Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh hoặc ngăn đông thì sẽ giữ được nhiều ngày hơn. Cụ thể ở ngăn mát tủ lạnh khoảng 4 độ C, sữa mẹ có thể được bảo quản từ 2 - 3 ngày. Còn ngăn đông thời gian bảo quản lên đến 2 tuần.

- Đối với những tủ lạnh có ngăn đông riêng biệt, có thể giữ được đến 3 tháng, với tủ đông chuyên dụng (nhiệt độ -18 độ C hoặc thấp hơn) thời gian bảo quản có thể lâu hơn, từ 6 - 12 tháng.

4. Không cho sữa vào đầy chai, bình

Sau khi vắt sữa, không nên đổ đầy sữa vào bình/chai mà nên để lại một khoảng trống nhỏ. Nguyên nhân vì sữa đông lạnh sẽ giãn nở, chiếm nhiều thể tích hơn sữa lúc còn lỏng. Ngoài ra, mỗi bình chứa sữa chỉ nên để 60-120ml, vừa đủ cho 1 lần ăn của trẻ để tránh lãng phí và đảm bảo vệ sinh.

5. Tránh để sữa ở ngay cửa tủ lạnh

Một số mẹ nghĩ để sữa ở cánh cửa tủ lạnh đễ dễ lấy, tiện lợi. Tuy nhiên, điều này là không nên bởi khi để ở cửa tủ, khi mở cửa tủ thường xuyên có thể làm sữa nhanh hư hơn. Vì vậy, các mẹ nên cất sữa ở phía trong của rủ lạnh nhé.

6. Không dồn chung sữa vừa vắt và sữa đã bảo quản vào chung 1 chai/bình

Vắt sữa xong mẹ không nên dòn sữa cũ, mới vào chung 1 bình

Khi thấy các chai/lọ chứa sữa trong tủ lạnh vơi đi, một số mẹ liền vắt sữa rồi cho vào cung để tiết kiệm dụng cụ đựng. Nhưng cách này là không nên, bởi vì 2 loại sữa này có nhiệt độ khác nhau, khi choc hung vào 1 chai/bình sẽ không tốt cho bé bú. Nếu muốn dồn chung, các mẹ nên chọn lọ hoặc túi sữa nào hút cùng một ngày và lưu ý làm lạnh sữa mới hút trước khi dồn để chênh lệch nhiệt độ không quá cao.

Nhận biết sữa mẹ kém an toàn

Sữa mẹ bảo quản trong tủ lạnh màu sắc có thể chuyển sang hơi xanh, vàng, cam, nâu, hoặc tách lớp với lớp béo nổi lên trên nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Để biết sữa có bị hỏng hay không, các mẹ có thể thử các phương pháp sau:

- Ngửi sữa: Sữa hỏng sẽ có mùi hôi, tương tự như sữa bò hỏng.

- Quan sát sữa: Khi sữa tách thành hai lớp với lớp béo nổi lên trên, chỉ cần lắc đều trước khi cho bé bú. Tuy nhiên, nếu sữa bị vón cục thì có thể sữa đã hỏng.

- Nếm sữa: Nếu sữa có vị kim loại hoặc vị như xà phòng, vị chua rõ thì không nên cho trẻ bú.

Yeutre.vn

Xem thêm các bài viét khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI