Nôn trớ ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu rối loạn hệ tiêu hóa và thiếu hụt canxi

Nôn trớ hay ọc sữa là một trong những dấu hiệu rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và không đáng ngại. Nhưng nếu tình trạng ngày một nặng hơn, đó có thể dấu hiệu của sự thiếu hụt canxi hoặc rối loạn hệ tiêu hóa.

banner ads

Nguyên nhân trẻ sơ sinh thường nôn trớ

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn rất non yếu, hoạt động của các van trong dạ dày chưa có sự đồng bộ là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến trẻ nôn trớ.

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn rất non yếu, hoạt động của các van trong dạ dày chưa có sự đồng bộ. Khi không khí theo cơn nuốt của trẻ trong lúc bú tràn vào dạ dày nó có thể gây nên sự đầy hơi, no giả. Nếu bé không được cho ợ hơi, khi nằm ở tư thế nghiêng hoặc bế xốc bé sẽ bị nôn thức ăn/ sữa ra ngoài. Tình trạng này thường gọi là nôn trớ, rất phổ biến với trẻ từ 1-2 tháng tuổi và là một hiện tượng sinh lý không đáng ngại.

Mặt khác, do khoang miệng của bé quá nhỏ so với lượng sữa bé nuốt được cũng có thể khiến trẻ bị nôn ói. Hiện tượng này là nôn sinh lý do thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản và trào ra ngoài qua khoang miệng.

banner ads

Tuy nhiên, nếu tình trạng nôn trớ xảy ra nhiều lần trong ngày, liên tiếp sau mỗi cữ bú và kèm theo một số cơn đau, sốt, phát ban, chướng bụng, khóc thét … rất có thể bé đã mắc phải một số bệnh lý như hẹp thực quản, hẹp tá tràng...

Trường hợp trẻ nôn trớ có tình trạng vặn mình đỏ người lúc ngủ đêm hoặc xuất hiện những co giật nhẹ trong lúc ngủ rất có thể là bé bị thiếu hụt canxi.

Giúp bé giảm tình trạng nôn trớ

Cho trẻ ợ hơi sau mỗi lần bú để giảm nôn trớ.

Mỗi cứ bú thông thường của trẻ kéo dài từ 15 đến 20 phút và bắt đầu sau mỗi 2 tiếng để đảm bảo bé nhận đủ lượng nước và lượng sữa cần thiết. Để giúp bé giảm tình trạng nôn trớ, mẹ có thể chia nhỏ cữ sữa của bé hơn mức bình thường và cho bé ợ hơi sau mỗi lần bú để tránh tình trạng căng tức dạ dày.

Cho bé bú đúng tư thế để giảm tình trạng nôn trớ.

Một số trẻ bị nôn trớ lại do mẹ cho bú sai tư thế hoặc cho bé ngậm vú không đúng cách. Với trường hợp này chỉ cần sửa đổi lại tư thế bú của bé và để ý cách bé ngậm vú đã đúng hay chưa để điều chỉnh lại.

Với trẻ bị nôn trớ do trào ngược dạ dày, bạn nên chia nhỏ cữ bú và bế bé ợ hơi. Sau 15 phút hãy tiếp tục cho bé nằm.

Với trẻ bú bình, chú ý cho bé ngậm hết núm vú.

Với trẻ bú bình, chú ý cho bé ngậm hết núm vú và nằm ở tư thế nghiêng sao cho sữa ngập hết cổ bình để tránh tạo ra bong bóng khí dư khiến trẻ nuốt phải trong lúc bú.

Khi thấy trẻ có những biểu hiện kèm theo như co giật, sốt, ho, phát ban, đau bụng dữ dội… phải đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế vì rất có thể trẻ đã bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm trùng đường ruột, viêm màng não hoặc dị ứng với sữa công thức đang dùng.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI