7 căn bệnh ung thư dễ gặp ở trẻ nhỏ

Ở trẻ em ung thư xuất phát từ đột biến trong các gen của các tế bào đang tăng trưởng. Những biến đổi bất thường của gen xảy ra một cách ngẫu nhiên, không đoán được nên không có cách phòng ngừa hữu hiệu. Dưới đây là những căn bệnh ung thư phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ.

banner ads

1. Bệnh bạch cầu

Bệnh bạch cầu hay còn gọi là ung thư máu là căn bệnh thường gặp ở trẻ em.

Nguyên nhân: Là do tủy xương sản sinh ra các loại bạch cầu không bình thường, những bạch cầu này lần lượt phá hủy bạch cầu lành khiến cho cơ thể suy giảm miễn dịch và tạo điều kiện cho bệnh tật bùng phát.

3534-banh-bach-cau.jpg

Bệnh bạch cầu hay còn gọi là ung thư máu là căn bệnh thường gặp ở trẻ em.

Tùy theo thể trạng và sức đề kháng của trẻ mà mà bệnh tái phát nhanh hay chậm. Nếu bị bạch cầu cấp thì bệnh bùng phát rất nhanh, thời gian sống của trẻ sẽ ngắn lại nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Đối với bạch cầu mãn tính thì quá trình phát bệnh diễn ra chậm hơn.

Đa phần trẻ nhỏ thường bị bạch cầu cấp là do các tế bào của trẻ còn non chưa có sức đề kháng cao nên mầm bệnh dễ sinh sôi nảy nở và phát triển nhanh.

Hiện nay, y học hiện đại đã có phương pháp điều trị để kéo dài thời gian sống cho trẻ bằng hóa trị hoặc xạ trị.

2. Bệnh lymphôm (ung thư hạch lymphô)

Có hai loại bệnh lymphôm Hodgkin (LH) và các lymphôm không Hodgkin (LKH).

Nguyên nhân: Là do các tế bào lympho phân đôi sản sinh ra nhiều tế bào bất thường. Những tế bào bất thường này có thể xâm nhập mọi cơ quan trong cơ thể và đe dọa đến tính mạng con người.

Dấu hiệu nhận biết: Lymphôm có thể gây các triệu chứng: hạch to không đau ở cổ, nách, bẹn, sụt cân không lý do; nóng sốt; đổ mồ hôi đêm; ho khó thở, đau ngực; mệt mỏi, đau và đầy bụng.

Cách điều trị: Điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị là liệu pháp an toàn nhất dành cho trẻ.

3. Ung thư não

Ung thư não là khối u xuất hiện trong hộp sọ, thường gặp ở trẻ nhỏ.

Triệu chứng của bệnh như sau: nhức đầu, nôn mửa, thay đổi tính cách và hành vi, thay đổi ngôn ngữ.

3536-ung-thu-nao.jpg

Ung thư não là khối u xuất hiện trong hộp sọ, thường gặp ở trẻ nhỏ.

Cách điều trị: Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ khối u. Nếu không thể phẫu thuật có thể điều trị bằng xạ trị hay hóa trị hoặc kết hợp vừa xạ trị và hóa trị.

4. Ung thư nguyên bào võng mạc (ung thư mắt)

Ung thư mắt thường gặp ở trẻ từ 0-4 tuổi. Nguyên nhân là do đột biến gen hoặc do yếu tố di truyền.

Triệu chứng: Mắt nhìn kém hoặc mắt mèo, khi bệnh ở giai đoạn cuối nhãn cầu sẽ sưng to như trái chanh.

Cách điều trị: Điều trị bằng phương pháp hóa trị, laser, lạnh đông. Nếu bệnh nhân có triệu chứng mắt mèo, mắt lồi to cần phẫu thuật để cắt bỏ nhãn cầu.

5. Ung thư Wilms hay ung thư thận

Thường gặp ở trẻ nhỏ do bị dị tật bẩm sinh như lệch thấp lỗ tiểu, tinh hoàn ẩn.

3537-ung-thu-than.jpg

Trẻ em cũng có thể bị ung thư thận

Các triệu chứng: Đau, đái ra máu, ung thư Wilms rất dễ vỡ, dễ tăng thể tích bất ngờ do xuất huyết trong bướu. Các triệu chứng có thể thay đổi hàng ngày.

Cách điều trị: Phẫu thuật cắt bỏ bướu kết hợp với hóa trị là phương pháp điều trị tốt nhất cho trẻ.

6. Ung thư xương (sarcôm xương và sarcôm Ewing)

Triệu chứng của bệnh: Đau, sưng ngoài da tại chỗ, nóng sốt, thiếu máu và mất cân, cũng có thể do ung thư xương. Xét nghiệm chủ yếu nhờ siêu âm CT hoặc MRI.

Điều trị: Phẫu thuật để loại bỏ khối u, nếu không thể phẫu thuật thì nên điều trị bằng phương pháp hóa trị hoặc xạ trị.

7. Ung thư mô mềm (sarcôm mô mềm)

Sarcoma mô mềm, ung thư (ác tính) có nguồn gốc trong các mô mềm của cơ thể. Mô mềm kết nối, hỗ trợ và bao quanh cấu trúc cơ thể. Các mô mềm bao gồm cơ, mỡ, mạch máu, dây thần kinh, gân và lớp lót của các khớp xương (mô hoạt dịch). Một lượng lớn sacôm mô mềm có thể xảy ra ở các khu vực này.

3535-ung-thu-mo-men.jpg

Sarcoma mô mềm, ung thư (ác tính) có nguồn gốc trong các mô mềm của cơ thể

Triệu chứng: Khi khối u phát triển, nó có thể gây ra: sưng, đau do bị ép vào dây thần kinh hay cơ bắp.Tắc nghẽn dạ dày hay ruột dẫn tới đi ngoài ra máu, nếu khối u nằm ở vùng bụng hoặc đường tiêu hóa.

Sarcoma mô mềm có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể, nhưng khoảng 60 % xảy ra ở cánh tay, chân, bàn tay hoặc bàn chân; 20 % khác xảy ra ở ngực và bụng, khoảng 10 % được tìm thấy vào đầu và cổ.

Cách điều trị: Phẫu thuật loại bỏ khối u, hoặc xạ trị kết hợp với hóa trị.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI