Ung thư võng mạc, hiểm họa khôn lường ở trẻ nhỏ

Không ai muốn con cái mang trong mình căn bệnh ung thư quái ác. Nhưng điều đó vẫn xảy ra trong hàng nghìn trẻ chào đời mỗi năm làm đau lòng các bậc làm cha mẹ, trong đó có căn bệnh ung thư võng mạc.

banner ads

Căn bệnh ung thư võng mạc

Theo thống kê, cứ 15 đến 20 nghìn trẻ em sinh ra thì có một trẻ mắc ung thư võng mạc.

Ung thư võng mạc (UTVM) là khối u ác tính xuất hiệnở mắt, gặp nhiều nhất ở trẻ sơ sinh đủ 2 hoặc 3 tuần tuổi, các trẻ dưới 3 tuổi và một số trẻ dưới 5 tuổi.

Bệnh UTVM có thể di căn đến tận xương tủy, hạch, gan, lách,…

Biểu hiện lâm sàng của bệnh UTVM

banner ads

- Đồng tử trắng hay mắt mèo:Nếu gia đình phát hiện ánh mắt bé màu trắng, vào ban đêm trông như mắt mèo hoặc khi chụp ảnh thấy xuất hiện ánh đồng tử trắng ở một mắt, mắt còn lại màu đỏ thì nên đưa trẻ đi khác bác sỹ chuyên khoa mắt.

4705-ung-thu-mat-2.jpg

Biểu hiện của ung thư võng mạc là đồng tử giống mắt mèo

- Lác mắt hay lé mắt:Là biểu hiện kín đáo của bệnh UTVM (25% trường hợp). Vì vậy, nếu phát hiện trẻ bị lác cần thăm khám để can thiệp kịp thời.

- Bệnh UTVM giai đoạn cuối thường có những biểu hiện: mắt đỏ, giác mạc phù, giả mù tiền phòng, dị sắc mống mắt, giãn đồng tử, tăng nhãn áp thứ phát, lồi mắt, viêm quanh tổ chức hốc mắt...

Nguyên nhân bị UTVM

Do bẩm sinh và di truyền:

- Có tới 90% trẻ bị UTVM là con đầu lòng trong gia đình có người thân từng bị UTVM. Trong đó, 10% từ những người cùng huyết thống như bố, mẹ, ông bà,… Nếu bố mẹ bị UTVM cả hai mắt thì nguy cơ trẻ bị bệnh là 45%. Nếu bố mẹ bị UTVM một bên mắt thì tỷ lệ này là 7-15%.

- Trẻ phát bệnh muộn khi được 28 tháng tuổi, thậm chí 7 tuổi. Trường hợp bố mẹ mang gen UTVM nhưng không biểu hiện thì con sinh ra mắc bệnh chiếm 45% ca mắc.

- Nếu cả bố và mẹ có gen bình thường thì tỷ lệ trẻ sinh ra có nguy cơ bị UTVM là 1/15.000 - 1/20.000. Tuy nhiên, bất thường về gen gây bệnh này lại chiếm khoảng 40% ca mắc.

Do những bất thường của nhiễm sắc thể 13:

Trong nhiễm sắc thể 13 có đoạn chromosome bị khuyết hoặc không hoạt động là nguyên nhân được coi là rõ ràng nhất dẫn đến xáo trộn khả năng kiểm soát tế bào võng mạc phân chia.

Chấn đoán và điều trị

4704-ung-thu-mat-1.jpg

Nguyên nhân bị ung thư võng mạc ở trẻ là do yếu tố di truyền

- Trong gia đình có tiền sử bị UTVM thì nên đưa trẻ sơ sinh đi khám nội soi mắt đầy đủ.

- Dựa trên những biểu hiện lâm sàng để nhận biết và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Các biện pháp điều trị

Điều trị bằng tia laser

Chỉ định với những khối u nhỏ ở sâu, có thể điều trị laser đơn thuần hoặc phối hợp với tia xạ, tấm phóng xạ hay lạnh đông.

Điều trị bằng lạnh đông

Áp dụng với những khối u nhỏ, không nằm quá sâu, thời gian điều trị kéo dài cho tới khi phá hủy hoàn toàn khối u.

Điều trị bằng hóa chất

Dùng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư. Nếu sau thời gian dùng hóa chất mà chưa hết khối u cần kết hợp với điều trị tia laser, lạnh đông hay tia xạ.

Điều trị bằng tia xạ

Ưu điểm: do khối u nhạy cảm với tia xạ nên thường có kết quả tốt.

Nhược điểm: Có nguy cơ bỏng da, đục thủy tinh thể, phát sinh bệnh võng mạc do tia xạ, giảm thị lực, xương không phát triển và làm tăng nguy cơ ung thư ở các cơ quan khác của cơ thể.

Điều trị bằng tấm phóng xạ

Nhược điểm: Có nguy cơ đục thủy tinh thể, bệnh lý võng mạc do tia xạ, giảm thị lực...

Các biến chứng có thể gặp là: rách và bong võng mạc, tăng sinh xơ trước võng mạc, tắc mạch máu võng mạc...

Cắt bỏ nhãn cầu

Thường áp dụng với bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn cuối. Đây là việc làm cần thiết để loại bỏ khối u, tránh di căn đến những bộ phận khác đe dọa tính mạng người bệnh.

Sau thời gian điều trị cần theo dõi và thường xuyên thăm khám theo đúng định kỳ và chỉ dẫn của bác sỹ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI