6 bí quyết phát triển trí thông minh cho trẻ từ 1-3 tuổi cha mẹ nên biết

Bí quyết phát triển trí thông minh cho trẻ có lẽ là điều các bậc cha mẹ đều muốn biết để áp dụng cho con mình. Chúng ta thường tìm mọi phương pháp có thể để giúp con phát triển tối đa sự thông minh của trẻ. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng áp dụng đúng cách và đúng độ tuổi. 

banner ads

Đối với trẻ nhỏ, giai đoạn 1-3 tuổi là thời gian vàng để kích thích trẻ phát triển não bộ, vì vậy nếu trong giai đoạn này các cha mẹ dạy con đúng cách và khoa học, sẽ giúp trẻ phát triển nhanh tạo nền tảng cho quá trình lớn lên sau này. Vậy làm thế nào để giúp con phát triển trí thông minh một cách tốt nhất trong giai đoạn này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu 6 bí quyết sau đây nhé.

Dạy con thông minh cũng cần bí quyết
Dạy con thông minh cũng cần bí quyết. Ảnh Internet

1. Hãy thường xuyên trò chuyện với con

Hầu hết các trẻ sẽ học được khoảng 1 từ mới 1 tuần khi ở độ tuổi từ 18 tháng đến 2 tuổi. Và trẻ sẽ nói được khoảng 50 đến 100 từ khi được 2 tuổi. Bạn càng trò chuyện nhiều với trẻ, con sẽ càng học được nhiều từ mới.

Các chuyên gia khuyên các cha mẹ hãy “thuật lại ngày của bạn” – nghĩa là bạn hãy thuật lại những hoạt động thường ngày của bạn cho trẻ nghe trong khi đang làm chúng. Đó là một cách tuyệt vời để giúp trẻ tiếp xúc được lượng từ mới hàng ngày.

Bạn cũng hãy thường xuyên đọc sách cho trẻ nghe với giọng điệu vui nhộn và dưới các vai nhân vật khác nhau.

Khi trò chuyện, thuật lại các hoạt động hay đọc sách cho trẻ nghe, bạn hãy đảm bảo đọc thật chuẩn để con tiếp thu được từ mới một cách chính xác nhất. Bạn hãy hạn chế cho con nghe từ qua ti vi, vì ngôn ngữ được phát qua ti vi thường quá nhanh và không có tính tương tác. Vì để học được một cách nhanh chóng, ngoài việc nghe từ, trẻ cần thấy được phản ứng, phạn xạ của người khác khi nói từ đó, hoặc khi trò chuyện thì mới dễ tiếp nhận và nhớ lâu.

Bằng duy trì việc trò chuyện một cách liên tục với vốn từ vựng đa dạng, bạn sẽ thiết lập cho con không những kỹ năng đọc mà còn cả viết và đánh vần tốt hơn.

Mẹ trò chuyện với con gái
Trò chuyện với con để giúp con phát triển vốn từ vựng. Ảnh Internet

2. Giúp con phát triển trí thông minh xúc cảm

Sự phát triển trí thông minh xúc cảm có vai trò khá quan trọng trong sự phát triển nhận thức và kỹ năng xã hội của trẻ. Nó sẽ giúp trẻ học cách nhận biết đươc các tín hiệu cảm xúc – một kỹ năng sống liên quan đến mọi việc chúng ta làm trong cuộc sống.

Bạn hãy cho con trải nghiệm các tình huống khác nhau trong gia đình, trường học, địa điểm công cộng…với các đối tượng ở độ tuổi khác nhau. Và tùy theo diễn biến của tình huống, hãy giải thích một cách khách quan về hậu quả tích cực hoặc tích cực của tình huống đó.

Ví dụ, khi trẻ đang chơi trên sân chơi, có một bé khác đi chưa vững ngã vào con, bạn hãy giúp con hiểu đó là một tai nạn, và em bé không cố ý gây ra.

Hoặc khi trẻ chia sẻ đồ chơi với bạn khác, bạn hãy giúp con thấy được kết quả của hành động đơn giản đó bằng cách nói với con: “Hãy xem con chia sẻ đồ chơi với bạn và bạn đã vui như thế nào kìa”.

Bằng cách giúp trẻ kết nối cảm xúc với hành động, bạn đã giúp con xây dựng trí thông minh xúc cảm, một thứ sẽ giúp con rất nhiều trong cuộc sống sau này.

Giúp trẻ kết nối cảm xúc với hành động
Giúp trẻ kết nối cảm xúc với hành động. Ảnh Internet

3. Hãy chơi một cách thông minh

Bạn hãy cùng con chơi các trò chơi giúp kiểm soát sự thôi thúc và điều chỉnh hành động với mục đích giúp con biết dừng lại, suy nghĩ và hành động ghi đè lên phản hồi trước đó.

Ví dụ bạn có thể chơi trò nhịp điệu cùng con: bạn vỗ trống 1 lần và yêu cầu con vỗ 2 lần.

Hay trò chơi đối lập: hãy dùng tranh ảnh đơn giản như hình mặt trời và yêu cầu con nói ngược lại (ban đêm hoặc mặt trăng)…

Những trò chơi dạng này sẽ giúp trẻ liên kết mạnh mẽ hơn với kỹ năng toán học và xây dựng khả năng của não bộ trong việc lên kế hoạch, lập mục tiêu và duy trì thực hiện nhiệm vụ để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

Cho trẻ chơi những trò chơi đối lập
Cho trẻ chơi những trò chơi đối lập. Ảnh Internet

4. Hãy tạo không gian sáng tạo

Một không gian sáng tạo cho trẻ là nơi có thể tạo điều kiện cho trẻ thể thể hiện sự sáng tạo và trí tưởng tượng của mình một cách thoải mái nhất. Đó có thể chỉ là một căn phòng nhỏ với hộp carton và bút màu. Điều quan trọng là cho trẻ thời gian và không gian để thử và thực hiện những thứ mới lạ.

Bạn có thể sắp xếp những khu vực nhỏ dành riêng cho âm nhạc, vẽ, xây dựng mô hình, hay thiết kế thời trang – bất kỳ lĩnh vực gì có thể giúp trẻ phát huy sự sáng tạo của mình.

Cho trẻ không gian để thử những điều mới lạ
Cho trẻ không gian để thử những điều mới lạ. Ảnh Internet

5. Hãy khen ngợi sự nỗ lực

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, trẻ sẽ cố gắng và đạt kết quả tốt hơn nếu cha mẹ khen ngợi nỗ lực của con.

Vì vậy, khi bạn có thể thực sự muốn nói “Bé nhà tôi rất thông minh”, bạn nên nói “Bé nhà tôi rất chăm chỉ và cố gắng”. Như vậy trẻ sẽ thây được tầm quan trọng của quá trình nỗ lực để thực hiện một việc gì đó chứ không chỉ là kết quả. Và khi trưởng thành, trẻ sẽ hình thành được “tư duy tăng trưởng” (niềm tin rằng trẻ có thể làm được nhiều hơn nếu chúng cố gắng) hơn là “tư duy cố định” (niềm tin rằng trẻ có thể làm được việc gì đã được xác định trước là do trí thông minh và khả năng bẩm sinh của mình).

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng trẻ với tư duy tăng trưởng luôn vượt trội hơn so với những trẻ có tư duy cố định. Vì chúng thường không tự áp lực về lỗi lầm của mình thậm chí còn khá thoải mái, chúng chỉ đơn giản nhận lỗi, tìm ra điểm cần khắc phục sau đó tiếp tục cố gắng.

Khen ngợi nỗ lực của con
Cha mẹ hãy khen ngợi nỗ lực của con. Ảnh Internet

6. Hãy dùng ngón trỏ của bạn

Khi được khoảng 9 tháng tuổi , trẻ đã có thể nhìn theo ngón tay bạn để tìm ra những thứ bạn đang chỉ cho trẻ thấy. Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ sẽ học ngôn ngữ nhanh hơn nếu bạn vừa chỉ vào 1 vật (ví dụ như xe tải) vừa nói tên vật đó. Bắt đầu ở độ tuổi này, trẻ đã có thể “chơi” trò này rất nhuần nhuyễn rồi.

Hãy “chỉ, nói và mô tả” để giúp con phát triển không những ngôn ngữ mà cả nhận thức và giao tiếp xã hội.

Khi trẻ đã học được cách giao tiếp với bạn về một đối tượng nào đó ngoài bạn và trẻ, nghĩa là khả năng của con đã phát triển đến một mức độ phức tạp hơn. Đó là kết quả tích cực cho thấy rằng bạn đã đi đúng hướng và nên tiếp tục phát huy.

Hãy chỉ, nói và mô tả
Hãy chỉ, nói và mô tả để giúp con phát triển nhận thức và giao tiếp xã hội. Ảnh Internet

6 bí quyết phát triển trí thông minh cho trẻ 1 – 3 tuổi ở trên là những phương pháp khá đơn giản mà các cha mẹ có thể cùng thực hiện với con. Điều quan trọng là bạn cần dành thời gian giao tiếp với trẻ cũng như tạo ra những sân chơi và không gian cho sự sáng tạo của con. Có như vậy, trẻ mới phát huy được tốt nhất trí thông minh và khả năng của mình trong giai đoạn sớm này.

Theo Baby Center

Lily Nguyễn lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI