Trẻ nhỏ được xem là thông minh khi đạt được các mốc phát triển vượt trội hơn so với những trẻ khác. Chẳng hạn 2 tháng tuổi đã biết đòi, 4 tháng tuổi đã biết quay đầu khi có người gọi, 5 tháng đã biết cầm nắm đồ vật, 8 tháng đã bập bẹ nói… Trong số này, có những trẻ vốn được sinh ra với cấu trúc não bộ hơn người. Song phần lớn đều là thành quả của quá trình tiếp thu, luyện tập và thực hành từ những phương pháp giáo dục sớm. Vậy đâu là cách thức tốt nhất để kích hoạt trí thông minh của trẻ nhỏ?
1. Trò chuyện mọi lúc mọi nơi
Hãy trò chuyện với bé bất cứ khi nào bạn có thể.
Hãy trò chuyện với bé bất cứ khi nào bạn có thể: khi đang thay bỉm; khi tắm cho bé; khi cho bé bú, cho bé ăn; khi đang đi dạo trong công viên,… Đừng nghĩ bạn đang tự nói chuyện với chính mình. Thực ra, bé vẫn nghe và tiếp thu những gì bạn đang nói đấy! Tất cả sẽ được ghi nhớ lại trong não bộ và được tổng hợp xử lý khi đến thời điểm thích hợp. Vì thế, hãy xem những cuộc chuyện trò giữa hai mẹ con như những viên gạch đầu tiên để xây dựng nhận thức cho bé nhé!
2. Đọc sách cho trẻ ngay từ tấm bé
Chớ vội cười khi bạn thấy một bà mẹ đọc truyện cho con mình khi bé chỉ mới 6 tháng tuổi. Thực ra hành động của người mẹ đang nói đến ở đây lại là một phương pháp giáo dục rất hiệu quả. Ngay cả khi các bé chưa thể biểu đạt ý muốn bằng lời nói, bé đã hiểu được những gì được diễn giải trong những câu chuyện bạn kể.
Hãy tập cho trẻ có niềm yêu thích và tò mò đối với những cuốn sách. Các bé có thể có cho riêng mình một tủ sách ngay từ nhỏ và sẵn sàng bước vào các thế giới khác nhau để khám phá muôn vàn điều lý thú trong thế giới.
3. Kích thích trí não bằng hình ảnh
Trẻ con tư duy bằng hình ảnh.
Trẻ con tư duy bằng hình ảnh. Vì thế, mẹ có thể sử dụng những tấm bìa carton cứng cáp và cắt chúng thành những tấm thẻ khác nhau. Một mặt mẹ dán hình, mặt kia mẹ dùng để dán chữ cái. Bằng cách tổ chức trò chơi đố vui thông qua những tấm thẻ này, mẹ sẽ kích thích trẻ liên kết được hình ảnh và mặt chữ một cách thuận lợi nhất.
4. Tạo cơ hội cho trẻ được bắt chước
Khả năng bắt chước của trẻ nhỏ rất nhạy. Bạn có thể sẽ thấy bé lặp lại động tác đóng mở cửa một cách thành thạo sau khi để bé được quan sát chúng một vài lần. Vậy nên, bạn hãy tạo cơ hôi cho bé tận dụng khả năng này bằng cách làm thật chậm rãi và chi tiết những việc làm cụ thể như đánh răng, mặc quần áo, dọn đồ chơi…Có thể bạn sẽ thấy mất thời gian đôi chút nhưng khi bé đã thành thạo những việc này, bạn sẽ thấy quãng thời gian bỏ ra quả không phí chút nào!
5. Không nhờ các thiết bị công nghệ trông nom con giúp bạn
Ngày nay, hình ảnh trẻ con dán mắt vào những chiếc tivi, ipad, iphone đã không còn là điều quá xa lạ. Nhiều người cho rằng đó là một điều tất yếu của thời đại song nếu bạn chấp nhận nó như một điều hiển nhiên, sẽ có một ngày bạn phải hối hận.
Việc để trẻ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị công nghệ sẽ khiến bé trở nên lãnh cảm và thu hẹp giao tiếp với mọi người xung quanh.
Theo các chuyên gia tâm lý, việc để trẻ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị công nghệ sẽ khiến bé trở nên lãnh cảm và thu hẹp giao tiếp với mọi người xung quanh. Ngoài ra, tai hại hơn, trẻ sẽ trở nên những con người ù lì, ít linh hoạt và thụ động trong tư duy.
6. Dạy con cách lựa chọn và cho bé quyền lựa chọn
Mẹ có thể trao cho bé quyền được lựa chọn, song song đó hãy dạy cho bé hiểu rõ về sự lựa chọn của mình. Khi bé chọn mặc chiếc áo màu xanh thay vì màu đỏ, bạn hãy hỏi xem con biết đó là màu gì hay không và vì sao bé lại chọn màu ấy? Những lời chỉ dạy thực tiễn như thế này sẽ giúp trẻ ghi nhớ lâu sâu sắc hơn.
7. Để bé được giao tiếp với nhiều người
Kỹ năng xã hội của bé không thể tiến lên một nấc mới nếu bạn cứ bo bo giữ con cho mình. Có thể bạn e ngại những mối nguy hiểm từ bệnh tật hoặc thậm chí từ những ý đồ không tốt của những người khác. Nhưng đừng vì thế mà cướp mất quyền được quảng giao của bé. Nếu thiếu giao tiếp, bé sẽ chẳng phát triển một cách bình thường và đạt được những mốc phát triển vượt trội như bạn mong đợi.
8. Cho bé soi gương
Ngay từ khi trẻ còn “ê a”, hãy để bé được nhìn ngắm và khám phá mình trong gương.
Ngay từ khi trẻ còn “ê a”, hãy để bé được nhìn ngắm và khám phá mình trong gương. Ban đầu, chắc chắn bé không thể nhận biết chính mình trong gương. Song bạn có thể chỉ cho bé nhận biết những bộ phận khác nhau trên cơ thể. Sau một thời gian, từ những thích thú mang tính vô thức, não bộ của trẻ sẽ dần liên kết các khái niệm và tổng hợp chúng lại thành những nhận thức rõ ràng hơn. Bạn có thể thử mức độ phát triển nhận thức của trẻ bằng cách chấm một chút son lên mũi bé. Nếu thấy bé dùng tay quyệt mũi, chứng tỏ bé đã tiến thêm một bước mới trong nhận thức. Ngược lại, nếu thấy bé lau vết đỏ trên gương thì hẳn bé vẫn cần thêm thời gian.
9. Cho con tiếp xúc thêm 1-2 ngoại ngữ
Độ tuổi 3-5 rất thích hợp để trẻ con có thể tiếp thu thêm một loại ngôn ngữ khác. Vì thế, đừng ngần ngại cho bé học thêm một, hai ngoại ngữ trong giai đoạn phát triển này.
10. Để trẻ được chạm vào mọi thứ
Tất nhiên, những gì nguy hiểm bạn nên cho con tránh xa. Nhưng với những món đồ giúp kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo và trí tò mò như bút vẽ, màu vẽ… thậm chí là nắm cát, nắm cơm,…thì bạn nên cho bé được dùng tất cả giác quan của mình để cảm nhận về chúng. Khi khám phá ra các cấu trúc của những món đồ vật này, trẻ sẽ bổ sung thêm cho mình nhiều phát hiện mới.
11. Nguyên tắc tươi cười
Một đứa trẻ hạnh phúc bao giờ cũng nhanh nhẹn, hoạt bát và thông minh hơn những đứa trẻ luôn sống trong sợ hãi và đau khổ.
Một đứa trẻ hạnh phúc bao giờ cũng nhanh nhẹn, hoạt bát và thông minh hơn những đứa trẻ luôn sống trong sợ hãi và đau khổ. Vì thế, bố mẹ hãy cố gắng tạo cho bé “mỗi ngày là một niềm vui” cho dẫu bạn có đang gặp chuyện đáng giận. Việc quát nạt bé cũng nên cho vào “sọt rác” vì nó là một cách giáo dục lỗi thời.
12. Linh hoạt trong biểu cảm gương mặt khi trò chuyện cùng bé
Trẻ con rất hào hứng với những gương mặt đầy biểu cảm của người lớn. Muôn hình vạn trạng bé quan sát được từ bạn sẽ giúp trẻ nhận ra được nhiều mặt của cuộc sống và học cách ứng biến phù hợp với chúng trong những hoàn cảnh khác nhau.
13. Cố gắng để trẻ bú mẹ càng lâu càng tốt
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ nhỏ. Trẻ được duy trì bú sữa mẹ càng lâu càng đem lại nhiều lợi ích cho não bộ. Đó là những gì đã được các nhà khoa học trên thế giới chứng minh và khuyến cáo đối với các bà mẹ.
Yeutre.vn (Tổng hợp)