1. Thức dậy và đói cồn cào
Tại sao bà bầu thường đói cồn cào sau mỗi lần thức giấc?
Sau khi thức dậy, mẹ bầu thường đói cồn cào
Trong thai kỳ, chuyện ăn uống không còn là vấn đề bạn ăn bao nhiêu hay ăn từ lúc nào mà bạn có thể đói thường xuyên bất kể ngày hay đêm. Điều này thật dễ hiểu vì tất cả năng lượng bạn cung cấp vào cơ thể sẽ được chuyển cho thai nhi bé nhỏ đang có nhu cầu dinh dưỡng rất lớn để phát triển từng ngày.
Bạn có thai nhưng điều đó không có nghĩa bạn có thể ăn tất cả mọi thứ. Lý do là bạn cần phải điều tiết chuyện tăng cân và trên hết bạn không thể ăn như thể cho cả hai người giống như cách mà nhiều người vẫn gọi. Do đó, nếu bạn luôn thấy đói là chuyện rất bình thường.
Bạn chỉ cần tăng thêm 300 calo/ngày khi bạn đang mang thai. Con số này thậm chí còn ít hơn trong giai đoạn đầu thai kỳ. Thế nhưng, sự trao đổi chất trong cơ thể bạn lại không thể theo kịp sự thay đổi nhanh chóng này và nó gây ra cảm giác cồn cào.
Điều bạn cần làm
Không bao giờ đi ngủ đói: Nếu bạn đang đói, em bé của bạn cũng vậy. Vậy nên trước khi đi ngủ, hãy dùng ít thức ăn nhẹ hoặc đồ ăn nhanh trong tủ lạnh như phô mai, trứng luộc, các loại trái cây tươi và các loại củ quả.
Cố gắng ăn nhiều thực phẩm có thể giúp bạn no lâu như bánh mì, ngũ cốc nguyên cám, bánh mì trắng, cơm trắng, cơm gạo lứt và dùng thêm hoa quả tươi hoặc trái cây khô. Những thực phẩm giàu tinh bột, chất béo và đồ ngọt sẽ giúp bạn không còn cảm thấy đói cồn cào sau mỗi lúc thức dậy nữa.
Ngũ cốc sẽ giúp bạn no lâu để không bị cồn cào sau khi thức dậy
Nếu bạn muốn có một bữa ăn khuya, hãy chọn cho mình một loại thực phẩm vừa dinh dưỡng vừa no lâu như: một ly ngũ cốc, bánh mì nướng phết bơ đậu phộng hoặc một vài miếng bánh quy giòn với pho mát.
Hãy nhớ uống nước hoặc sữa trước lúc đi ngủ. Nếu bạn thấy quá phiền vì phải thức dậy nửa đêm để đi tiểu, có thể uống cách khoảng 1 tiếng trước lúc lên giường.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá nhiều nếu bạn mắc chứng khó tiêu, ợ nóng hoặc bị mất ngủ.
2. Hội chứng chân không yên (RLS)
Thế nào là hội chứng chân không yên?
Nếu bạn cảm thấy không thể kiểm soát được đôi chân của mình khi nó liên tục gây cho bạn cảm giác ngứa như thể bị kiến đốt, điện giật, chuột rút hoặc như có con gì đó leo lên chân gây ngứa ran, căng cơ hoặc làm cho bạn đau đớn thì đó chính là những dấu hiệu điển hình nhất của hội chứng “chân không yên” (RLS).
Một nghiên cứu được thực hiện trên hơn 600 phụ nữ mang thai cho thấy có hơn 16% thai phụ mắc hội chứng RLS. Như vậy, bạn không phải là người duy nhất chịu những cơn hành hạ của triệu chứng này.
Hơn 16% thai phụ mắc hội chứng chân không yên (RLS)
Các triệu chứng RLS thường xuất hiện khi bạn đang ở giai đoạn cuối của thai kỳ, đặc biệt là ngay trước khi bạn ngủ hoặc khi bạn ngồi yên trong thời gian dài khi xem phim rạp hoặc di chuyển đường dài. Hầu hết các triệu chứng của RLS đều tập trung ở chân nhưng số ít có thể bị ở đùi, cánh tay hoặc bàn tay.
Nếu cố gắng chuyển động chân, tay bạn có thể giảm triệu chứng nhưng khi ngừng chuyển động các cảm giác lại trở về như ban đầu. Điều này rất khó chịu nhất là khi bạn cố gắng để ngủ ngon giấc. Nếu các triệu chứng của RLS xuất hiện dày đặc từ đêm này qua đêm khác, bạn sẽ thực sự mệt mỏi. Nhưng may thay ở những thai phụ, hội chứng RLS chỉ mang tính chất tạm thời và sẽ biến mất sau khi bạn sin hem bé khoảng một tháng.
Nguyên nhân gây hội chứng “chân không yên”
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra RLS nhưng họ đã ghi nhận RLS không chỉ xuất hiện ở phụ nữ mang thai, mà ở cả nam giới, trẻ em, người lớn tuổi và phụ nữ không mang thai đều có thể mắc hội chứng này. Đáng chú ý là nó có mang tính di truyền trong gia đình. Nếu phụ nữ đã từng mắc RLS, khi mang thai họ sẽ càng bị nặng hơn.
Thiếu sắt, thiếu folate,... là những nguyên nhân gây nên RLS.
Một số luận điểm khoa học khác cho rằng thiếu sắt, thiếu folate, thay đổi nội tiết tố (gia tăng estrogen) và các biến đổi ở hệ tuần hoàn đều là những nguyên nhân gây nên RLS.
Những gì bạn có thể làm
Khi đã mang thai, bạn không nên dùng thuốc đặc trị RLS để giảm các triệu chứng vì nó sẽ gây hại cho thai nhi.
Chất Quinine (được tìm thấy trong nước tonic, tức nước lọc có ga) có thể làm giảm triệu chứng RLS nhưng bạn không nên dùng nó khi chưa có ý kiến của bác sĩ vì mức độ an toàn của nó đối với phụ nữ mang thai đến nay vẫn được xác nhận.
Nếu bạn dùng dù chỉ một lượng nhỏ caffein cũng có thể khiến cho các triệu chứng RLS tồi tệ hơn. Vậy nên, hãy bỏ thói quen dùng cà phê hoặc các sản phẩm có chứa caffein nếu bạn không muốn khó chịu vì RLS.
Ở một số người, những loại thuốc kháng histamin (có trong thuốc trị cảm và dị ứng) sẽ làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn. Nếu chẳng may uống phải, thay vì buồn ngủ, những người này lại xuất hiện triệu chứng RLS dữ dội hơn.
Càng cố nằm trên giường hoặc ngồi xem tivi sẽ càng khiến RLS xuất hiện. Vì vậy, chỉ khi nào bạn cảm thấy buồn ngủ hãy lên giường.
Tìm sự giúp đỡ
Massage trước lúc ngủ giúp bạn giảm triệu chứng chân không yên.
Hãy nhờ bác sĩ của bạn tư vấn về về việc bổ sung như sắt, magiê, vitamin B12 hoặc folate. Nếu bạn muốn dùng thêm vitamin hãy cân nhắc đến lượng dùng trước thai kỳ để tránh gây hại cho bé.
Một số thai phụ thấy tình trạng RLS được cải thiện đáng kể khi họ cố kéo giãn đôi chân của mình hoặc massage, chườm nóng, chườm lạnh, tắm nước ấm và dùng các kỹ thuật xoa bóp. Vì vậy, bạn có thể áp dụng những cách này trước lúc ngủ để giảm thiểu các triệu chứng RLS.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Nguồn: BC
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: