14 nỗi lo luôn ám ảnh các mẹ trong suốt thai kỳ

Kể từ khi biết được mình mang thai, bên cạnh niềm hạnh phúc khôn xiết thì những nỗi lo lắng dưới đây cũng sẽ thường trực đi theo mẹ bầu cho đến ngày khai hoa nở nhụy.

banner ads

1. Sẩy thai

Mặc dù tỷ lệ phụ nữ mang thai bị sẩy thường nằm vào nhóm 40 đến 45 tuổi, thế nhưng bất kỳ mẹ bầu nào khi mang thai cũng nơm nớp lo sợ mình bị sẩy thai.

18136-c1.jpg

Sẩy thai là nỗi lo của nhiều mẹ bầu

Sẩy thai có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Đó có thể là do đồ ăn thức uống, mẹ không cẩn thận khi vận động hay những bất thường ở thai nhi....

Để giảm thiểu nguy cơ này mẹ nên sinh con trước tuổi 30 và có chế độ ăn uống nghỉ ngơi điều hòa trong suốt thai kỳ.

2. Con bị dị tật

Tâm trạng chung của hầu hết các mẹ thường lo lắng con khi sinh ra sẽ bị dị tật. Các khuyết tật thường thấy như dị tật ngón tay chân, vấn đề ở tim hay vùng miệng…

Nếu mẹ bị tiểu đường, động kinh, nghiện rượu và thuốc lá, béo phì… thì nguy cơ sinh con dị tật cao hơn. Việc sử dụng thuốc không an toàn cũng gây ra dị tật thai nhi.

Để tránh khuyết tật cho bé mẹ cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh, bổ sung đủ axit folic, kẽm, sắt, canxi… trong thai kỳ. Mẹ cũng nên thường xuyên đi khám thai để sớm phát hiện vấn đề và hỗ trợ cho trẻ được hoàn thiện.

3. Béo phì sau sinh

18137-beo-phi-khi-mang-thai.jpg

Tăng cân sau sinh cũng là nỗi lo của không ít mẹ bầu

Tăng cân trong thai kỳ là khó tránh khỏi. Nhưng nổi lo đến sau đó, khi mẹ không thể nào hạ được cân nặng xuống sau khi đã sinh xong và trở nên béo phì, mất dáng. Có đển 41% các mẹ sau sinh đối đầu với vấn đề này.

Tuy nhiên, đây là trận chiến lâu dài nhưng mẹ có thể thắng bằng chế độ ăn uống, vận động hợp lý và cho con bú.

4. Trầm cảm

Mọi vấn đề có thể trở nên tồi tệ hơn khi mẹ đang mang thai. Đơn giản vì lúc này mẹ bỗng nhiên trở nên nhạy cảm hơn. Vì thế mà một cuộc cãi vã nhỏ cũng có thể khiến mẹ suy sụp… Do đó, bệnh trầm cảm dường như luôn lơ lửng trên đầu các mẹ bầu.

Trầm cảm gây sinh non hay sinh con nhẹ cân cũng như ảnh hưởng đến tính cách của trẻ sau này. Vì vậy, mẹ hãy tránh để bản thân căng thẳng và cố gắng điều hòa mọi xung đột nhé.

18138-20120523-205205-1-f22tram-cam-khi-mang-thai.jpg

Mẹ nên tránh trầm cảm trong thai kỳ nhé.

5. Cơn đau đẻ

Các cơn đau đẻ luôn được kể lại với sự khủng khiếp nhất định. Và vì thế hầu hết các mẹ bầu đều sợ. Tuy nhiên, việc nắm bắt được các kỹ thuật cần thiết có thể giúp mẹ kiểm soát được các cơn đau của mình cũng như dũng cảm hơn khi đối mặt với giây phút vào phòng sinh.

6. Sinh non

Sinh non mang đến những bất lợi về thể chất thấy rõ cho các bé. Vì vậy mà nhiều mẹ lo lắng mình bị sinh non. Đặc biệt khi sinh non lại có thể xảy ra dưới rất nhiều tác động. Một số tác động mẹ không thể kiểm soát được như những vấn đề về cấu tạo cơ quan sinh sản của mẹ bầu.

Tuy nhiên, trẻ sinh non thường được sinh ra trong tuần thai từ 34 đến 36, được gọi là sinh non chậm. Và lúc này bé đã có khả năng sống rất cao các mẹ nhé.

18139-sinh-non.jpg

Sinh non cũng là 1 trong những nỗi lo lớn của mẹ bầu

7. Con không nhận được đủ chất dinh dưỡng vì các cơn ốm nghén

Các cơn ốm nghén bình thường sẽ không làm cho bé bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Thực tế là thai nhi rất biết cách hấp thu dưỡng chất từ mẹ một cách tối ưu nhất. Thường sau tuần thứ 16 bé bắt đầu tăng cân và đây cũng là thời điểm mẹ có thể ăn uống trở lại bình thường hay thậm chí còn nghiện ăn uống.

8. Thực phẩm hàng ngày có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi

Sẽ có rất nhiều ràng buộc về ăn uống dành cho mẹ bầu. Đặc biệt nếu mẹ đã từng được một bác sĩ cho lời khuyên về chế độ dinh dưỡng tốt nhất. Thế nhưng thật khó để mẹ có thể làm đúng như những gì bác sĩ hướng dẫn. Hơn thế nữa mức độ an toàn thực phẩm đang báo động cũng khiến mẹ rối trí.

Sự thật là ngoài những thực phẩm có hại cho thai nhi như đủ đủ xanh, lá ngải cứu… mẹ nên tránh xa. Còn lại, cứ duy trì thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng và bớt lo lắng về mọi thứ.

18135-c3.jpg

Mẹ chỉ cần tránh xa những thực phẩm chống chỉ định với thai kỳ và bớt lo lắng chuyện ăn uống.

9. Tiền sản giật và tiểu đường

Đây là hai bệnh lý thường xuất hiện trong thai kỳ và khiến cho tâm trí mẹ bầu nào cũng bất an. Các dấu hiệu của hai bệnh dường như cao huyết áp và lượng đường trong máu bất thường có thể dễ dàng xuất hiện ở bất kỳ mẹ bầu nào khiến ai cũng trở nên bất an.

Thế nhưng nguy cơ xảy ra bệnh tiền sản giật thường cao ở phụ nữ mang thai quá sớm (dưới 18) và mang thai khá muộn (trên 35 tuổi). Thường bệnh nếu có sẽ phát triển vào tam cá nguyệt thứ hai. Rất khó để phòng tránh hai bệnh này, nhưng việc phát hiện sớm có thể giúp mẹ bầu kiểm soát được chúng. Khi được kiểm soát thì bệnh không gây ảnh hưởng nguy hiểm đến mẹ và bé.

Vì vậy, mẹ hãy duy trì chế độ ăn uống, vận động khoa học và nên nhớ thường xuyên khám thai theo lịch là được.

10. Chuyện “yêu”

18140-yeu-khi-bau-bi.jpg

Nhiều mẹ lo sợ :yêu" sẽ ảnh hưởng đến con

Có thể mẹ bầu không còn cảm thấy hào hứng với chuyện “yêu” khi mang thai. Thậm chí sau khi sinh con nhiều mẹ đối với chuyện này đều rất lạnh nhạt. Do đó việc đối mặt với những “nhu cầu” của chồng khiến mẹ bầu không khỏi lo lắng.

Thế nhưng, tâm trạng này là khá bình thường. Mẹ bầu nên chia sẻ để được người bạn đời thông hiểu. Không nhất thiết phải quan hệ thật sự, có nhiều cách để thể hiện tình yêu dành cho nhau mà khiến cho cả hai cùng cảm thấy hạnh phúc đấy. Thường 6 tháng sau khi sinh mẹ có thể lại “nồng cháy” như trước.

11. Lo sợ nhiều chuyện "mất mặt" khi sinh

Phụ nữ vốn hay e thẹn. Thế nên nghĩ tới hình ảnh nằm tênh hênh trên bàn sinh nhiều mẹ đã đỏ mặt. Hơn nữa những lời đồn đãi về việc mẹ có thể “mất mặt” như thế nào nếu lỡ phản ứng thái quá như la hét, chửi mắng hay đi ngoài… do các cơn đau và động tác rặn đẻ, khiến nhiều mẹ không khỏi lo sợ khi sinh.

Nhưng khi sinh, điều mẹ sẽ quan tâm nhất vẫn là an toàn của con khi chào đời. Nên những suy nghĩ này mẹ có thể giữ cho vui, chứ thực tế khi sinh mẹ cũng không còn đủ quan tâm để cảm thấy “mất mặt” đâu.

12. Sinh mổ

18141-sinh-mo.jpg

Nhiều mẹ lo sợ mình sẽ bị sinh mổ mặc dù bác sĩ đã chỉ định sinh thường

Nếu mẹ chọn sinh mổ thì không có gì để nói. Nhưng mẹ tha thiết được sinh thường thì hay lo lắng ngày nhập viện để sinh sẽ được bác sĩ chỉ định đẻ mổ. Có nhiều nguyên nhân khiến bác sĩ chỉ định đẻ mổ cho một mẹ bầu có nguyện vọng sinh thường. Hầu hết các lý do là do các vấn đề phát sinh khiến cho mẹ bầu không còn khả năng đẻ thường được nữa.

Thực tế nếu bác sĩ quyết định như vậy đều dựa trên cơ sở đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Vì vậy mẹ bầu không cần lo lắng, vì lúc này việc sinh mổ còn an toàn hơn so với việc sinh thường.

13. Lo sợ không đến bệnh viện kịp để sinh

18142-chuyen-da-sinh-con.jpg

Cơn chuyển dạ bất ngờ khiến nhiều mẹ lo sợ không kịp đến bệnh viện sinh con

Các cơn chuyển dạ là bất ngờ. Và vì vậy nhiều mẹ nghĩ tới cảnh mình sẽ đẻ rớt bé trên đường mất nếu gặp phải một vụ kẹt xe. Thế nhưng thời gian chuyển dạ là 12 đến 24 giờ, thậm chí có mẹ là 72 giờ. Thế nên chắc chắn là chuyện hi hữu như vậy rất hiếm xảy ra.

Tuy nhiên nếu mẹ có tiền sử đẻ nhanh thì nên chuẩn bị cho mình bằng cách chọn bệnh viện gần nhà nhất để tiện đi lại nhé. Mẹ cũng nên tập dợt trước để nắm thời gian cần thiết để đi đến bệnh viện, các ngõ ngách hay con đường mẹ có thể chuyển hướng để nhập viện nhanh hơn.

14. Làm mẹ tốt là như thế nào?

18143-me-tot.jpg

Với tình yêu mẹ sẽ biết cách để chăm sóc và nuôi dưỡng con.

Có thai đồng nghĩa với việc mẹ sẽ phải dạy dỗ một cô cậu nhóc nên người như thế nào trong tương lai. Với những người làm mẹ lần đầu luôn lo lắng làm sao bản thân có thể trở thành một người mẹ tốt như thế nào là một lo lắng thường trực.

Thế nhưng yêu thương và dạy dỗ con là một bản năng của mọi người mẹ. Nếu chưa tự tin mẹ có thể tìm đọc thêm các kỹ năng trên sách báo. Chắc chắn là mẹ sẽ làm được thôi với tình yêu của mình dành cho trẻ nên không cần phải quá lo lắng.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI