12 nguyên tắc giúp con biết tôn trọng bản thân và người khác

Khi con biết tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác, trẻ sẽ có nhiều bạn bè hơn và được người khác tôn trọng nể phục. Những đứa trẻ được tôn trọng và biết tôn trọng sẽ có cơ hội thành công hơn trong tương lai.

banner ads

Làm thế nào để dạy cho con biết tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác. Tham khảo bài viết dưới đây nhé các ba mẹ!

Dạy con về sự tôn trọng

Ngoài nhà trường, thì gia đình chính là nhân tố quan trọng để giáo dục về nhân cách và lối sống cho trẻ. Muốn làm được đó, hơn ai hết cha mẹ phải là tấm gương để cho các con noi theo. Để dạy con biết cách tôn trọng người khác, điều đầu tiên là cha mẹ phải biết tôn trọng bản thân và tôn trọng con.

8616-day-con.jpg

Hãy dạy con biết cách tôn trọng bản thân và người khác

Các chuyên gia cho biết, cách tốt nhất để giáo dục con biết tôn trọng bản thân và tôn trọng những người xung quanh cha mẹ nên thực hiện những điều sau:

Trung thực với con:Trẻ sẽ học theo những gì người lớn làm, nên khi cha mẹ làm sai việc gì đó, hãy thành thật thừa nhận và nói lời xin lỗi. Với cách này, bạn sẽ dạy cho con sống trung thực và biết nói lời xin lỗi khi phạm sai lầm. Khi trẻ biết nhận lỗi và xin lỗi con bạn sẽ được người khác tôn trọng và tin tưởng.

Khen ngợi và động viên: Trẻ em như tờ giấy trắng, cha mẹ chính là người quyết định tờ giấy đó nhuộm màu gì. Vì thế, để con biết tôn trọng mọi người và biết cách tôn trọng bản thân, cha mẹ phải là người chỉ dạy và khuyến khích con thực hiện điều đó.

Khi con phạm sai lầm cha mẹ không nên chê trách, miệt thị hoặc làm con xấu hổ trước đám đông mà nên dành cho con những lời khen ngợi thoả đáng và hướng con làm điều đúng đắn. Khi cha mẹ động viên và khuyến khích con, trẻ sẽ tự tin vào bản thân và cảm giác được tôn trọng.

Tin tưởng con:Cha mẹ thường nghĩ rằng, con còn quá nhỏ chưa thể tự làm mọi việc nên thường có thói quen làm mọi việc giúp con. Không cho con có quyền được lựa chọn và chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm. Với cách làm này, bạn vô tình biến con thành người thụ động và không tôn trọng con. Thay vì như vậy, hãy cho con được quyền lựa chọn điều con muốn và tự chịu trách nhiệm trước những điều con đã làm.

Ngoài ra, bạn cũng nên đưa ra cho con một mục tiêu nào đó và đề nghị con đưa ra kế hoạch để hoàn thành nó. Nếu con hoàn thành trước kỳ hạn, cha mẹ có thể dành cho con phần thưởng xứng đáng. Và khi trẻ không hoàn thành đúng chỉ tiêu, nên có hình thức kỷ luật phù hợp.

Công tâm:Khi con phạm sai lầm hãy lắng nghe lời giải thích của con. Đừng vội vàng đưa ra phán xét hay kết tội con. Khi cha mẹ tự ý kết tội con mà không cho con có quyền được biện mình, không tìm hiểu rõ nguyên nhân, sự việc cụ thể như thế nào sẽ khiến trẻ bất mãn và ấm ức và không tin tưởng vào cha mẹ.

Vì thế, khi con muốn kể cho bạn câu chuyện nào đó hãy yên lặng để lắng nghe, nếu con sai chỉ ra cái sai của con, và nói với con rằng con phải chịu trách nhiệm với sai lầm của mình. Khi cha mẹ công tâm với con, sẽ dạy cho con biết công tâm với người khác.

Lịch sự: Cha mẹ hãy thể hiện phép lịch sự với con bằng cách gõ cửa trước khi vào phòng con, hay nói xin lỗi và cảm ơn. Từ những điều bạn làm con sẽ học theo, điều này sẽ giúp con học được phép ứng xử lịch sự.

Giữ lời hứa với con:Khi hứa với con điều gì đó bạn nên thực hiện, hoặc nếu vì lý do nào đó mà chưa thể thực hiện được điều đó nên nói lời xin lỗi và bù lại cho con khi có điều kiện. Việc giữa lời hứa với con giúp trẻ cảm thấy cha mẹ tôn trọng mình.

Lắng nghe khi con cần tâm sự:Nếu con muốn chia sẻ điều gì đó với bạn có nghĩa là trẻ đang gặp bế tắc và cần cha mẹ giúp đỡ. Do vậy, hãy dành thời gian để lắng nghe tâm sự của con.

Dạy con lễ phép:Nói với con rẳng, khi con lễ phép và tôn trọng người khác con sẽ nhận được những điều tương tự như vậy. Dạy cho con biết lễ phép bằng những ứng xử thường ngày như biết chào hỏi người lớn, biết “vâng”, “dạ”, biết xin lỗi, cảm ơn khi cần thiết.

Khi con có những lời nói hỗn láo, xấc xược cha mẹ nên nhẹ nhàng khuyên giải cho con hiểu. Từ từ uốn nắn con, bên cạnh đó cha mẹ cũng cần điều chỉnh lại ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của mình. Vì nếu cha mẹ thường xuyên sử dụng những ngôn ngữ thô tục, văng tục, chửi bậy con sẽ bị ảnh hưởng và học theo.

Ứng xử chừng mực trước mặt con:Con cái sẽ nhìn vào cách cha mẹ ứng xử với những người xung quanh cũng như cách cha mẹ cư xử với trẻ để con học theo. Trẻ con thường học rất nhanh những điều này. Do vậy, cha mẹ cần ứng xử đúng mực trước mặt con.

8620-yeutrevn.jpg

Ba mẹ nên ứng xử chừng mực trước mặt con

Quan tâm đến người khác:Nói với con rằng khi quan tâm và có lòng trắc ẩn với những người xung quanh con, cuộc sống của con sẽ ý nghĩa hơn. Hơn nữa, khi con biết quan tâm đến người khác con cũng sẽ nhận lại sự tâm của người khác dành cho mình.

Không nói xấu người khác trước mặt con: Nếu cha mẹ thường xuyên nói xầu ai đó trước mặt con, con sẽ bị tiêm nhiễm và sẽ học theo cách theo cách của bạn để đi nói xấu bạn bè. Điều này không tốt cho nhân cách của trẻ, khi con thường xuyên nói xấu người khác sẽ bị bạn bè cô lập và tẩy chay.

Dạy con về tính trung thực:Nói với con rằng, con có thể nói dối được một người, hai người hoặc nhiều người nhưng con không thể lừa dối chính bản thân con. Và khi con nói dối sẽ để lại những hậu quả khôn lường, nó có thể khiến con rơi vào vòng lao lý, tù tội hoặc gây thiệt hại về nhân cách và tính mạng của người khác.

Dạy con về sự tôn trọng tùy từng lứa tuổi

Ở mỗi lứa tuổi khác nhau khả năng nhận thức của trẻ cũng khác nhau. Vì thế, việc dạy cho con biết tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác cũng phải phù hợp với từng độ tuổi.

Trẻ dưới 1 tuổi:Ở giai đoạn này, vì con còn quá nhỏ để hiểu được những gì bạn nói và rất khó để trẻ có thể làm theo những gì bạn muốn. Vì thế, cách tốt nhất là cha mẹ nên đáp ứng những yêu cầu thỏa đáng của con. Đó là nền tảng quan trọng của sự tôn trọng và tin cậy.

Trẻ từ 1-2 tuổi:Ở độ tuổi này trẻ đã có thể học nói vì thế bạn nên dạy cho con biết nói “xin lỗi” và “cảm ơn”.

8621-day-con-biet-ton-trong-theo-do-tuoi.jpg

Hãy dạy con biết xin lỗi và cảm ơn ngay từ nhỏ

Trẻ từ 3-4 tuổi:Ở giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu đi học và được cô giáo nhà trẻ dạy cho những quy tắc cơ bản và tính kỷ luật. Vì thế, cha mẹ hãy giúp con thực hành những điều đó một cách hiệu quả nhất nhé.

Trẻ ở độ tuổi tiểu học: Giai đoạn này con bạn đã có thể đưa ra những phán đoán cũng như nhận biết đúng sai. Vì thế, cha mẹ nên khuyến khích con đưa ra nhận xét, góp ý của trẻ vào những nguyên tắc mà cha mẹ đặt ra .

Trẻ lớn hơn: Cha mẹ nên dạy cho con biết cách tự lập, chịu trách nhiệm và dành cho con sự tôn trọng bằng cách cho con lựa chọn điều con muốn làm.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI