8 bí quyết giúp ba mẹ "biến" trẻ học dở thành học giỏi

Không phải đứa trẻ nào khi sinh ra cũng đạt được những kỳ vọng của cha mẹ, đặc biệt trong việc học tập. Vì vậy, không ít cha mẹ đau đầu vì con học kém, tiếp thu chậm dù đã kiên nhẫn giảng giải, thậm chí thuê gia sư về kèm.

banner ads

Vậy làm gì để con cải thiện được kết quả học tập của mình? Các mẹ hãy cùng tham khảo một vài lời khuyên dưới đây.

1. Không la mắng khi con học kém

Mẹ đừng la mắng khi con điểm kém

“Giời ơi sao mày học dốt thế con” hay như “Mày ăn phải cái gì mà học ngu thế” là câu cửa miệng của không ít ông bố bà mẹ khi thấy con bị điểm kém. Tuy nhiên, cha mẹ càng mắng, con lại càng sợ, càng khóc, tâm lý càng bất ổn. Vì vậy, trong trường hợp này, cha mẹ cần phải bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc để không gây áp lực cho con. Bởi la mắng chỉ khiến con sợ chứ không làm con tiến bộ hơn.

banner ads

2. Tìm ra phương pháp học khoa học cho con

Để con tiến bộ trong học tập, cha mẹ cần lên kế hoạch tìm ra phương pháp học tốt nhất cho con. Ví dụ, với một số trẻ, khả năng tư duy kém, nhận thức chậm, trí tưởng tượng nghèo nàn nên dù thầy cô giảng bài kỹ thế nào bé cũng không hiểu và không làm được thì cha mẹ cần tìm hiểu xem bé yếu ở mảng nào: tư duy hay tưởng tượng, nhận thức? Sau đó cha mẹ tích cực tác động đến điểm yếu của bé bằng cách cho bé chơi trò chơi hoặc học các bài học liên quan tới điểm yếu của bé.

Nhờ vậy, bé sẽ có được nền tảng vững chắc và cải thiện việc học của mình tốt hơn.

3. Hãy cho trẻ biết, cha mẹ luôn tự hào về trẻ

Luôn tự hào về con

Khi liên tục bị điểm kém trẻ sẽ rất sợ hãi, đặc biệt là sợ cha mẹ la mắng. Chính điều này có thể dẫn tới rối loạn tâm lý ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ hãy cho trẻ biết, dù trẻ bị điểm kém nhưng con có rất nhiều ưu điểm khác như chơi thể thao giỏi, chạy rất nhanh, hài hước… và luôn tự hào về con.

Điều này sẽ là động lực giúp con cố gắng hơn trong học tập làm bố mẹ vui lòng.

4. Tạo hứng thú học tập cho con

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, với những trẻ học kém không hẳn là do trẻ kém thông minh mà do con không hứng thú với việc học. Thực tế cho thấy, rất nhiều đứa trẻ rất nhanh nhẹn trong việc chơi điện tử hoặc thông thạo máy tính nhưng lại học kém. Câu trả lời là do việc học tập không mang lại hứng thú cho trẻ, còn trò chơi điện tử lại đem đến sự thú vị, tò mò cho trẻ.

Vì vậy, để con cải thiện việc học tập, cha mẹ nên tạo hứng thú học tập cho để con yêu thích việc học hơn.

5. Không thúc ép con học bài

Không thúc ép con học bài

Nhiều đứa trẻ cho rằng, chúng học cho bố mẹ chứ không phải cho bản thân, vì vậy, bản thân sinh ra lười biếng và không chịu học.

Có trường hợp cha mẹ thấy con chơi điện thoại và quát không cho chơi nữa. Đứa trẻ giẫy nẩy ăn vạ và la hét: “Nếu không cho con chơi điện thoại thì con sẽ không học nữa”. Vô tình chung, đứa trẻ sẽ nghĩ rằng, việc học này là của cha mẹ, cha mẹ muốn nó học thì phải chiều theo ý nó.

Do đó, đừng lúc nào cũng thúc ép con học tập, vì chúng sẽ mất đi tính tự giác, thay vào đó là sự bị động từ cha mẹ.

6. Không so sánh con với người khác

“Con nhà người ta” là cụm từ quen miệng của các ông bố bà mẹ khi có con học kém. Do bức xúc với việc học tệ hại của con, không ít bà mẹ than vãn, so sánh: “Con nhà người ta thế này, con nhà người ta thế kia…” Việc so sánh này không những không có tác dụng trong việc dạy con mà khiến con càng cảm thấy khó chịu.

Vì mỗi đứa trẻ sinh ra đều có những ưu khuyết điểm khác nhau. Đứa trẻ này tuy học kém nhưng lại giỏi giang việc khác, đứa trẻ kia tuy học giỏi nhưng giao tiếp xã hội lại kém. Do đó, nếu con học kém cũng nhất quyết không mang con ra so sánh.

7. Giảng bài một cách đơn giản

Mẹ nhớ giảng bài một cách đơn giản cho con

Nhiều ông bố bà mẹ thấy con học kém thì ngay lập tức bắt tay vào việc giảng bài ở nhà cho con. Nhưng càng giảng con càng khó hiểu. Cha mẹ nên biết, ở giai đoạn này, nhận thức của con rất đơn giản, càng đơn giản càng dễ hiểu. Nhưng với người lớn, nhận thức lại phức tạp. Do đó, cha mẹ giảng giải vòng vo mà con vẫn không hiểu, trong khi đó chỉ cần một câu kết luận đơn giản con lại hiểu ra vấn đề.

Tốt nhất cha mẹ nên nên tìm một giáo viên có chuyên môn để giảng dạy cho con

8. Kiên nhẫn

Kiên nhẫn là yếu tố luôn được đề cao khi cha mẹ muốn con học tốt. Rất nhiều mẹ không đủ bình tĩnh để khuyên dạy con khiến con sợ hãi, trầm cảm, stress.

Kiên nhẫn không chỉ tốt cho cha mẹ trong quá trình giáo dục con cái mà còn tốt cho sự phát triển về tâm lý của trẻ. Trẻ sẽ không cảm thấy áp lực và thay đổi kết quả học tập bằng sự nỗ lực từ bản thân chứ không phải từ sự thúc ép của cha mẹ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Đã có 3 người đánh giá Hữu Ích

Đã có 1 người đánh giá bài viết này Đáng Tin Cậy

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI