khiến mẹ bầu gặp khó khăn khi đi vệ sinh, đau đớn và khó chịu trong sinh hoạt. Nếu không được chăm sóc đúng cách bệnh có thể bị nặng hơn sau sinh.
Bệnh trĩ được hình thành do các mạch máu giãn nở quá mức gây nên viêm nhiễm và sưng. Trĩ nội xuất hiện bên trong hậu môn, trĩ ngoại xuất hiện ở bên ngoài và xung quanh hậu môn.
Bệnh trĩ là một triệu chứng khó chịu trong thai kỳ.
Áp lực do thai nhi gây lên hậu môn là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Việc đứng hay ngồi quá lâu cũng gây nên tình trạng này. Ở mẹ bầu, tình trạng táo bón kéo dài là nguyên nhân gây bệnh trĩ nặng.
Để cải thiện bệnh trĩ trong thai kỳ mẹ bầu nên áp dụng những cách dưới đây.
1. Uống nhiều nước
Nước đóng vai trò rất quan trọng giúp thanh lọc cơ thể, tăng lượng nước ối, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, lưu thông máu. Đặc biệt nước giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra dễ dàng hơn và tránh được hiện tượng táo bón, từ đó phòng tránh được bệnh trĩ.
2. Ăn uống hợp lý
Hãy chú ý đến thực đơn. Để ngăn ngừa bệnh trĩ mẹ cần phải bổ sung chất xơ trong bữa ăn hàng ngày của mình. Chất xơ có nhiều trong các loại đậu, rau xanh và các loại củ quả như: cà rốt, khoai lang, chuối, bí đỏ…
Mẹ cũng nên ăn cam để bổ sung vitamin C. Sữa chua giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra dễ dàng.
Các thức ăn nhiều dầu mỡ, có tính cay nóng, nhiều ớt, tiêu… sẽ bất lợi cho mẹ bầu, khiến bệnh trĩ dễ dàng phát sinh và tiến triển nặng hơn.
3. Bổ sung lượng canxi, sắt phù hợp
Canxi và sắt là hai dưỡng chất mẹ bầu cần bổ sung trong thai kỳ. Thế nhưng nếu mẹ bầu bổ sung không hợp lý hai dưỡng chất này cũng khiến dẫn đến bệnh trĩ. Mẹ nên uống theo đơn bác sĩ. Và nếu mẹ uống thuốc để điều trị táo bón thì hãy nói thông tin này cho bác sĩ biết để thay đổi liều lượng các loại thuốc thích hợp.
4. Vận động cơ thể
Vận động cơ thể là cách để ngừa bệnh trĩ.
Mẹ bầu thường sẽ muốn nằm nghỉ ngơi nhiều hơn là vận động trong thai kỳ vì cảm giác mệt mỏi. Điều này cũng khiến cho cơ ruột của mẹ bầu trì trệ và như vậy dễ dẫn đến táo bón và trĩ. Tốt nhất mẹ bầu nên vận động cơ thể nhẹ nhàng. Đi bộ, tập yoga, bơi lội đều là những vận động có lợi cho cơ thể. Vận động đều đặn hợp lý cũng giúp cho mẹ bầu sinh nở dễ dàng hơn.
Nếu mẹ phải đứng hay ngồi quá lâu vì công việc thì nên di chuyển đi lại sau mỗi giờ đồng hồ. Khi nằm ngủ hay nghỉ ngơi mẹ cũng nên nằm nghiêng, tránh nằm ngửa vì máu sẽ ứ đọng tại xương chậu và hậu môn.
5. Tránh làm việc nặng, tăng cân quá nhiều
Bê vác vật nặng hay ngồi xổm làm việc khiến cho áp lực tăng lên ở vùng ổ bụng và xương chậu khiến cho bệnh táo bón và trĩ dễ xảy ra hơn.
Mẹ cũng nên tăng cân hợp lý trong thai kỳ trong khi vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết để bé phát triển. Mức tăng cân hợp lý chỉ từ 12-15kg. Việc tăng cân khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong điều trị bệnh trĩ đấy.
6. Tắm nước ấm, chườm đá lạnh
Ngâm mình trong nước ấm vào buổi tối là cách để mẹ bầu thư giãn, giúp tuần hoàn máu và chữa trị bệnh trĩ. Nếu mẹ bầu không có bồn tắm để ngâm mình thì mẹ có thể ngâm riêng hậu môn với nước ấm và một ít muối trắng. Cách này giúp cho máu trong tĩnh mạch ở vùng hậu môn lưu thông tốt hơn, điều trị sưng, phù nề và các búi trĩ.
Chườm đá lạnh, massage nhẹ nhàng vùng hậu môn cũng là cách để mẹ bầu giảm đau nhức sưng tấy từ các búi trĩ.
7. Sử dụng các bài thuốc dân gian
Một số bài thuốc dân gian có thể giúp mẹ bầu điều trị bệnh trĩ an toàn.
Dùng lá diếp cá, đun sôi, lấy nước cho thêm vài hạt muối và ngâm rửa vùng hậu môn khi còn ấm. Phần bã lá thì đắp lên búi trĩ. Cách này giúp đẩy lùi phiền toái do trĩ mang lại hiệu quả.
Mẹ cũng có thể dùng lá thiên lý non, giã nát cùng với muối, đun sôi, bỏ nước lấy bã. Đắp bã lá vào búi trĩ để giảm sưng tấy.
8. Rèn thói quen vệ sinh
Thói quen đi vệ sinh đúng giờ như một phản xạ có điều kiện sẽ giúp cho mẹ tránh được tình trạng táo bón và phòng ngừa được bệnh trĩ. Tuy nhiên khi đi vệ sinh mẹ cũng không nên ngồi quá lâu để tránh tăng áp lực lên trực tràng.
Khi đi vệ sinh nên làm sạch vùng hậu môn. Không nên dùng giấy vệ sinh quá khô, giấy màu hay có mùi thơm vì có thể gây kích ứng, nhiễm trùng cho vùng da tại đây.
Mẹ cũng nên chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để phòng tránh bệnh.
9. Thăm khám bác sĩ
Nếu mẹ bị bệnh trĩ quấy nhiễu hãy đến bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc. Mẹ không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc uống , gel nào để chữa trị.
10.Một số biện pháp chữa trĩ tự nhiên khác
Một số biện pháp tự nhiên khác để điều trị bệnh trĩ cho mẹ bầu là châm cứu, đắp lá cây phỉ vào hậu môn, chọn loại nệm có tính đàn hồi tốt nếu phải ngồi nhiều.
Yeutre.vn (Tổng hợp)