Viêm màng dạ con có thể gây vô sinh
Ước tính cứ 1 trong 8 phụ nữ ở độ tuổi sinh sản sẽ bị viêm màng dạ con hay còn gọi là viêm nội mạc tử cung. Trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường, lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên, bong tróc và tiết ra ngoài gọi là “máu kinh”. Trong điều kiện lý tưởng nhất, lớp niêm mạc này chỉ hình thành trong tử cung nhưng nó cũng có thể xuất hiện và phát triển ở các vị trí khác của xương chậu. Ngoài ra, cũng có thể tìm thấy mô niêm mạc ở các khu vực khác như buồng trứng, ruột, bàng quang, cổ tử cung, âm đạo và các ống dẫn trứng. Theo các chuyên gia, điều này là do hiện tượng mô niêm mạc trào ngược.
Trong thời gian rụng trứng, các vị trí xuất hiện mô của nội mạc tử cung sẽ chịu ảnh hưởng từ các hormon. Nếu hệ thống miễn dịch của cơ thể không loại bỏ phần mô niêm mạc này, chúng sẽ tự cấy ghép vào mô nội mạc tử cung và phát triển bên ngoài tử cung. Thông thường các tổn thương chỉ giới hạn ở những vị trí quanh vùng xương chậu nhưng nó có thể tổn thương đến cả phổi, não, hoặc xung quanh tim.
Điều này sẽ gây ra đau đớn ở vùng chậu cả trong và giữa thời kỳ kinh nguyệt. Mỗi khi giao hợp, bạn cũng sẽ bị đau, cả ruột và bàng quang đều chịu ảnh hưởng và đó là nguy cơ của tình trạng vô sinh.
Các triệu chứng của viêm màng dạ con
Một số phụ nữ sẽ dễ dàng nhận ra những dấu hiệu rất rõ rệt của tình trạng viêm màng dạ con, trong khi đó những người khác lại thấy triệu chứng rất mơ hồ. Tùy thuộc từng giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt (rụng trứng hay có kinh) mà triệu chứng sẽ rõ ràng hơn:
Khi bị viêm màng dạ con, bạn có thể sẽ thấy đau từng cơn ở vùng xương chậu
- Đau từng cơn ở vùng xương chậu
- Đau khi giao hợp
- Những khó chịu ở đường ruột như tiêu chảy, táo bón hay đầy bụng
- Cơ thể suy yếu, mệt mỏi và thiếu năng lượng
- Vô sinh và thai ngoài tử cung
- Đau lưng và xuất hiện cảm giác căng kéo ở lưng rất khó chịu
- Đau trực tràng
- Đau mỗi lần quan hệ
- Đi tiểu thấy có máu nhuộm màu nước tiểu và khó chịu
- Cảm thấy đau giữa chu kỳ (có liên quan đến rụng trứng)
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường
- Khi bệnh chuyển nặng, sẽ thấy máu đông xuất hiện ở giữa chu kỳ kinh nguyệt
Chính vì các triệu chứng của viêm màng dạ con có thể rất mơ hồ và gần giống với nhiều rối loạn kinh nguyệt khác nên việc chẩn đoán có thể nhầm lẫn. Các triệu chứng có liên quan đến đường ruột thường được quy về hội chứng ruột kích thích. Trong khi đó, những dấu hiệu liên quan đến vùng chậu lại thường bị đánh đồng với chứng viêm vùng chậu.
Nguyên nhân gây viêm màng dạ con?
Những phụ nữ có vấn đề về tuyến giáp cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh viêm màng dạ con
Có nhiều giả thuyết đưa ra để giải thích nguyên nhân thực sự gây ra viêm màng dạ con nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng trong chu kỳ kinh nguyệt, một lượng máu kinh đã "tràn" vào các ống dẫn trứng và xâm nhập vào trong ổ bụng. Tỷ lệ này chiếm 1% trong số phụ nữ mắc phải, đặc biệt là những người có vấn đề về khả năng miễn dịch.
Những phụ nữ có vấn đề về tuyến giáp cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh viêm màng dạ con.
Một phần có thể do di truyền từ tình trạng lạc nội mạc tử cung. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng những người phụ nữ bị viêm màng dạ con phần lớn là con gái của những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung.
Ngoài ra, có những nguyên nhân khác được xác định, bao gồm:
- Tác động của môi trường độc hại
- Nồng độ estrogen và progesterone bất thường
- Dư thừa chất sắt trong tế bào
- Tình trạng suy giảm các gốc tự do
Tuy nhiên tất cả nguyên nhân được tìm thấy đều chưa thể chắc chắn.
Làm thế nào tôi có thể ngăn chặn tình trạng viêm màng dạ con?
Không xem nhẹ những dấu hiệu kinh nguyệt bất thường thời niên thiếu
Tất cả các yếu tố di truyền hay các yếu tố cá nhân và thậm chí cả những kích thích tố được cho là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm màng dạ con đều chưa được khẳng định chắc chắn. Do dó, không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này. Tuy nhiên, nếu ngay từ thời niên thiếu đã có những triệu chứng kinh nguyệt bất thường, đau hoặc suy nhược trong thời kỳ kinh nguyệt đều không được xem nhẹ.
Điều trị viêm màng dạ con?
Hiện nay, điều trị viêm màng dạ con thông thường bao gồm:
- Thuốc giảm đau và chống viêm
- Dùng các loại thuốc có tác dụng ngăn chặn sự hình thành của estrogen trong nội mạc tử cung
- Thuốc tránh thai nhằm điều chỉnh nội tiết tố
- Điều trị nội soi bằng laser để tránh khỏi những tổn thương khác
Nếu bệnh đã tiến triển nặng, có thể phải cắt bỏ tử cung nhằm đảm bảo tính mạng.
Ngoài ra, một chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng các chất dinh dưỡng có thể giúp cân bằng nồng độ estrogen. Nhờ đó sẽ làm giảm nguy cơ viêm nhiễm và các triệu chứng viêm màng dạ con.
Yeutre.vn
Nguồn: HM
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: