Vì sao trẻ hay ném đồ chơi, cáu gắt, khóc lóc khi chơi đùa?

Có thể bạn vừa thấy trẻ đang cười đùa và vui chơi với chú gấu bông hay các trò chơi xếp hình, nhưng chỉ sau đó vài phút bé đã khóc và cáu gắt, ném đồ chơi ngay lập tức. Vì sao vậy?

banner ads

1. Vì sao bé hay cáu gắt khi đang chơi?

Rất nhiều trẻ có thói quen chơi một lúc là cáu gắt

Theo các chuyên gia, hiện tượng cáu gắt ở trẻ là sự phát triển tâm sinh lý bình thường. Đặc biệt khi trẻ bước vào giai đoạn từ 1 - 4 tuổi. Sau 4 tuổi, hiện tượng này sẽ giảm dần.

Khi cáu gắt, bé thường có dấu hiệu như mặt mũi cáu kỉnh, khó chịu, mắt nhắm lại, thậm chí một số bé đập chân, đập tay, hét lên, tỏ vẻ không hài lòng, không thích và cần được đáp ứng ngay. Cơn cáu gắt có thể kéo dài vài giây, vài phút thậm chí cả nửa ngày gây căng thẳng cho cả trẻ nhỏ và cha mẹ. Để có thể chấm dứt hành vi cáu gắt này, cha mẹ cần phải tìm ra nguyên nhân châm ngòi cho hành động khó chịu của trẻ. Dưới đây là một số nguyên nhân:

banner ads

Bé thiếu tự tin

Mẹ sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng, bé cáu gắt, khóc lóc vì thiếu tự tin. Theo các chuyên gia, khi được 5 tháng tuổi trẻ đã hình thành sự tự tin, đây chính là tiền đề cho việc trẻ tự tin trườn, bò, đứng và đi. Tuy nhiên, khi cho trẻ chơi các loại đồ chơi như xếp hình chẳng hạn, nhiều mẹ sẽ thấy trẻ chỉ chơi được vài phút là cáu gắt, ném đồ chơi, sau đó là khóc. Nguyên nhân vì trẻ thiếu đi sự tự tin khi chơi những trò chơi này như bé không thể xếp hình, xếp hạt, đẩy xe được, do đó bé sẽ bực tức, cáu gắt và khóc lóc.

Đồ chơi phát ra âm thanh

Không hẳn những loại đồ chơi phát ra âm thanh đã khiến bé thích thú mẹ nhé. Đặc biệt các bé dưới 1 tuổi, bé chưa thể hiểu hết ngôn ngữ người lớn nói cũng như âm thanh lạ phát ra từ chú gấu bông hay xe đồ chơi... Bé sẽ cảm thấy sợ hãi và cáu gắt, ném đồ chơi đi khi nghe những âm thanh lạ phát ra từ đây.

Bé không đạt được thứ mình muốn

Một số bé thường xuyên cáu gắt bướng bỉnh khi bé không đạt được thứ mình muốn như không được mẹ cho đi siêu thị, đi công viên, đi ra ngoài... Điều này xuất phát một phần từ nguyên nhân sâu xa như: bố mẹ đã từng ít nhất 1 lần “khuất phục” trước cơn mè nheo của trẻ.

Ví dụ, khi bé đang ở trong nhà, nhưng lại muốn mẹ cho ra ngoài nghịch đất. Mẹ không muốn bé ra và cố lờ bé đi. Tuy nhiên, bé sẽ cố gắng cạy cửa, kéo cửa để được ra, cuối cùng là bé không thể ra ngoài được, dẫn đến việc bực tức và khóc. Một số mẹ mềm lòng trước hành động khóc lóc của trẻ và bắt đầu nghĩ rằng, cho con ra ngoài một chút cũng không sao, bẩn một chút sẽ không có vấn đề gì và mở cửa cho trẻ ra ngoài chơi. Điều này tưởng hay mà nguy hại vô cùng, trẻ sẽ nghĩ rằng, chỉ cần trẻ khóc lóc cha mẹ sẽ đáp ứng nhu cầu của trẻ. Về phía cha mẹ, một lần sợ trẻ khóc thì những lần sau chắc chắn sẽ phải chiều theo ý trẻ.

2. Cách xử lý thông minh khi trẻ cáu gắt

Mẹ cần bình tĩnh xử lý những cơn cáu gắt của trẻ

Nếu mẹ nhận thấy trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh tật nhưng lại thường xuyên cáu gắt, khóc lóc, ném đồ chơi khi không ưng ý thì cần bình tĩnh để xử lý vấn đề. Điều này nằm ngoài nguyên nhân do sức khỏe, mẹ cần “đánh đòn” tâm lý để trị con.

Đánh lạc hướng sự chú ý của bé

Khi thấy bé khóc om sòm và mẹ biết nguyên nhân bé khóc vì đâu, hãy tìm cách phát tán sự chú ý của bé. Nếu bé không thích đồ chơi bé đang chơi, mẹ có thể hỏi bé có muốn ăn một chút gì không như kem chẳng hạn. Bé nào mà chẳng mê kem. Chắc chắn bé sẽ không để ý tới món đồ làm bé cáu gắt nữa và chuyển sự chú ý của mình sang việc ăn uống. Tương tự với các trường hợp khác, mẹ hãy đánh lạc hướng sự chú ý của bé sang một vấn đề khác để bé quên đi lí do vì sao mình cáu gắt.

Tỏ ra bình thản

Thay vì bực tức, cáu giận trước cơn mè nheo của con, mẹ cần phải bình tĩnh. Có như vậy mẹ mới hiểu bé muốn gì và giải quyết triệt để nguyên nhân khiến bé cáu gắt. Mẹ có thể ngồi xuống, nói giọng trầm và mạnh, hỏi bé muốn gì. Lúc này, bé sẽ nói cho mẹ biết vì sao bé khó chịu và nhờ vậy, mẹ mới giúp bé chấm dứt cơn cáu gắt “bất chợt” được.

Không thỏa hiệp, nhượng bộ

Chỉ một lần nhượng bộ trẻ như khi con ném đồ chơi đi, mẹ nhặt lại, mẹ dỗ dành, năn nỉ, ôm ấp con... tất cả chỉ khiến bé càng được đà “lấn tới” và tiếp tục ném đồ chơi khi không cần nữa.

Mẹ tuyệt đối không nhặt lại đồ chơi cho bé, không cho bé chơi nữa, nên đưa bé đi nơi khác, chấm dứt cuộc chơi để bé hiểu rằng, sự cáu gắt của mình là vô lý và hậu quả là không được mẹ cho chơi nữa.

Lờ bé đi

Mẹ có thể vờ như không nghe thấy tiếng khóc của bé và bước ra xa bé (vẫn trong vòng an toàn và kiểm soát được bé). Khi bé cáu gắt nhưng không thấy sự nhượng bộ của cha mẹ, bé sẽ lại tiếp tục chơi ngoan thôi.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI