3 tác hại khôn lường của việc dùng đòn roi dạy trẻ

(Yeutre.vn) Rất nhiều phụ huynh chia sẻ rằng: "Nhiều lúc không thể không đánh con được, tức quá! Mà có đánh thì con mới nên người!". Bạn cũng đang suy nghĩ như vậy?

banner ads

Nhiều ba mẹ cho rằng con lì quá, không đánh thì chẳng có cách nào dạy được. Thực chất không hề có đứa trẻ nào mới sinh ra đã… lì. Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ thường chỉ bắt đầu “lì” dần lên khi bị ba mẹ hay cho ăn roi, khiến cảm xúc của trẻ chai sạn, bắt đầu muốn phản kháng, tìm cách chống lại.

4746-253ec6d63ccceaimg.jpg

Dạy trẻ bằng đòn roi sẽ dần hình thành trong trẻ thói quen chống đối lại

3 tác hại của đòn roi

Tâm lý trẻ bị tổn thương

banner ads

Nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ đánh đòn khi còn nhỏ thì tâm lý sẽ bị tổn thương rất lớn. Bị đánh đòn không khiến trẻ biết cách cư xử đúng hơn, học làm chủ hành vi tốt hơn mà ngược lại sẽ chai lì, biết cách né tránh. Đặc biệt, trẻ thường “tạc dạ ghi lòng” những lúc mình bị trừng phạt, đánh đập hơn là lý do vì sao mình bị phạt. Do vậy, ba mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu lý do vì sao trẻ làm ba mẹ buồn lòng, từ đó chỉ dẫn để bé biết mình sai thay vì chỉ nhờ đến đòn roi trong lúc quá nóng giận.

Trí thông minh ở trẻ thuyên giảm

Các nhà khoa học cho rằng, cách ba mẹ giáo dục con trẻ không chỉ giúp hình thành nhân cách của trẻ mà còn có tác động rất lớn đến trí tuệ, năng lực tư duy của trẻ. Bằng chứng là, khi so sánh chỉ số IQ của những trẻ thường xuyên bị ba mẹ đánh đòn với những trẻ khác, các nhà khoa học phát hiện ra rằng chúng có chỉ số IQ thấp hơn.

Trẻ bị căng thẳng, lo sợ

4745-43babyphotographybyelenashumilova961591567.jpg

Bị ba mẹ đánh mắng thường xuyên trẻ dễ có nguy cơ khủng hoảng tâm lý

Thực tế cho thấy, những trẻ thường xuyên sống trong cảnh ba mẹ hay la mắng, đánh đập, thậm chí có hiện tượng bạo lực, lạm dụng trẻ... thì dễ có nguy cơ cao bị stress, căng thẳng, lo sợ, khủng hoảng tâm lý.

Bí quyết dạy trẻ không cần đòn roi

Áp dụng “thời gian phạt”

Với những bé hay nghịch ngợm, quậy phá, không nghe lời, ba mẹ nên phạt con ngồi im và suy ngẫm về những gì mình đã làm trong một thời gian nhất định. Nếu trong “thời gian phạt” bé tiếp tục phạm lỗi, ba mẹ có thể tăng thời gian phạt lên. Tuy nhiên, ba mẹ không nên áp dụng thời gian phạt cho bé 1-3 tuổi quá lâu.

Tạm thu đồ chơi

Đồ chơi luôn là những vật ưa thích của mọi trẻ. Do vậy, khi bé phạm lỗi, thay vì đánh đập con, ba mẹ có thể tạm thu giữ đồ chơi, bảo con khi nào ngoan hơn, nghe lới ba mẹ hơn thì ba mẹ mới tiếp tục cho chơi đồ chơi. Khi sở thích bị ảnh hưởng, trẻ sẽ phần nào lo lắng và biết nghe lời, biết ngoan hơn.

Phớt lờ

1939-amrf102640002258a0ed.jpg

Khi trẻ quấy phá, mè nheo tốt hơn hết ba mẹ nên phớt lờ như không biết gì.

Với những trẻ 1-3 tuổi, việc ba mẹ tạm thời phớt lờ con khi con quấy phá, phạm lỗi thực sự mang lại hiệu quả. Chẳng hạn, khi trẻ cứ mè nheo đòi kẹo, ba mẹ nên giả vờ như không nghe thấy gì. Khi nào bé hết rên rỉ, ba mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu mình thực sự không thích nghe con mè nheo như vậy. Cách này cũng có thể tỏ ra hiệu quả khi bé la hét, giận dữ.

Yeutre.vn

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI