7 mẹo hay giúp mẹ “xử bay” tính mè nheo của trẻ

(Yeutre.vn) Không ít ba mẹ thú nhận rằng, có con hay mè nhèo thì… khổ sở lắm, không biết xử lý làm sao để con bỏ tính mè nheo đi. Thật ra, chuyện gì cũng có cách xử lý, hãy cùng Yêu trẻ thử những mẹo hay sau ba mẹ nhé!

banner ads

4487-21755250.jpg

Con hay khóc nhè, mè nheo là nỗi khổ của không ít ba mẹ.

1. Khôi hài đúng lúc

Trong nhiều trường hợp, dùng chiêu khôi hài khi bé mè nheo cũng rất hiệu quả. Ba mẹ có thể gây chú ý cho bé bằng cách huýt sáo, cười khúc khích và chỉ cho bé xem một đoạn vui nhộn trên tivi; gõ gõ các ngón tay lên miệng mình và thách thức bé làm giống mẹ. Hoặc nói một câu nói vui, thọc lét bé, rung lắc một món đồ chơi… cũng sẽ làm bé không mè nheo nữa.

2. Nói ra tâm trạng của con

banner ads

Trẻ thường có nhiều hình thức và cấp độ "ăn vạ" khác nhau. Nếu bé chỉ dừng lại ở mức hờn dỗi do muốn làm một việc gì đó nhưng không được nên quay ra "ăn vạ", cách tốt nhất ba mẹ có thể làm là hãy nói ra tâm trạng của con rồi ôm con vào lòng, nhẹ nhàng giải thích cho con hiểu vì sao con không được làm điều đó. Trẻ sẽ hết giận dỗi.

9376-vo-ve-tre.jpg

Hãy vỗ về trẻ và cho trẻ biết bạn không hài lòng với thái độ mè nheo

3. Đánh lạc hướng chú ý của trẻ

Bé sẽ không đòi, mè nheo để ba mẹ mua cho mình món đồ gì đó nếu như chúng không nằm trong tầm mắt của trẻ. Ba mẹ có thể dựa vào đặc điểm này để tránh những cơn mè nheo, ăn vạ của bé. Chẳng hạn, khi đi vào siêu thị, nhà sách, ba mẹ biết rằng nếu tới khi đồ chơi, bé sẽ nhất định đòi mua món gì đó. Thay vì vậy, nên dẫn bé vào khu bán sách vở, quần áo, đồ dùng gia đình… để bé không đòi nữa.

4. Giao kèo trước

Khi làm bất cứ điều gì ba mẹ cũng nên giao hẹn trước với con. Ví dụ: “Mình đi công viên 10 phút rồi về ăn cơm con nhé”; “Xem hết cuốn truyện tranh này thì hai mẹ con mình đi ngủ nha”; “Con chơi 10 phút thôi rồi nghỉ nhé”… Khi đã có sự thống nhất, con sẽ hiểu mình được tôn trọng, được quyền quyết định và sẽ bị phạt nếu không làm theo thỏa thuận.

5. Tạm lờ đi

9374-tre-an-va-1.jpg

Khi trẻ cố tình ăn vạ, ba mẹ hãy lờ đi như không biết gì

Hầu hết khi đòi món đồ gì, đa số trẻ sẽ cố đòi cho bằng được thậm chí lăn đùng ra ăn vạ nếu không được đáp ứng. Khi đó, ba mẹ nên thật bình tĩnh, thể hiện cho trẻ thấy sự cứng rắn của mình. Mẹ có thể nói, hét to hơn nhằm lấn át tiếng la hét của trẻ, nhìn vào mắt trẻ và thể hiện sự nghiêm túc như “Con muốn gì thì nói cho mẹ nghe. Nếu con tiếp tục la khóc, ăn vạ như vậy thì cả nhà sẽ không nói chuyện với con nữa”.

Đối với trường hợp trẻ mè nheo, ăn vạ nơi xông cộng, ba mẹ nên đưa bé đến chỗ nào ít người và để mặc bé khóc. Ba mẹ có thể bỏ đi hoặc làm việc khác trong tầm mắt vẫn quan sát thấy bé. Khi đó, phản ứng của bé là chạy theo ba mẹ và có thể sẽ hết khóc vì sợ bỏ lại. Khi đó, ba mẹ nên chờ bé nín, bình tĩnh trở lại thì nói chuyện với con.

6. Nghiêm khắc ngay từ đầu

Ba mẹ nên tỏ thái độ nghiêm khắc ngay từ đầu nếu trẻ khóc vì đòi một thứ gì đó mà không được đáp ứng. Điều này sẽ làm cho bé ngầm hiểu rằng khi nào người lớn cho phép mới được lấy, mua món đồ nào chứ chứ không thể tùy tiện đòi hỏi. Hoặc bé chỉ có được món đồ nào đó khi làm được những việc người lớn giao như giữ đúng lời hứa như không đánh nhau với em khi chơi, dọn đồ chơi sau khi chơi xong, học bài chăm chỉ…

9375-tre-an-va.jpg

Để tránh tình trạng mè nheo của trẻ ngày càng "leo thang", ba mẹ nên nghiêm khắc với trẻ ngay từ đầu.

7. Tránh trống đánh xuôi kèn thổi ngược

Ba mẹ, ông bà cần thống nhất với nhau về cách nuôi dạy con, cụ thể hơn là khi bé mè nheo. Tránh trưởng hợp ba không cho phép được lấy món đồ nào đó nhưng mẹ lại đưa ngay cho bé hoặc ông bà chiều cháu mà sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của con. Nên hạn chế tránh quát mắng khi bé nhõng nhẽo, đòi mua thứ gì đó, mà nên giải thích cho bé hiểu vì sao không được làm như vậy, chẳng hạn bạn bè sẽ không chơi với con, ba mẹ buồn…

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI