Biểu hiện của bệnh ban đầu thường là xuất huyết âm đạo, chảy máu sau giao hợp và cảm thấy đau vùng chậu, nhưng có khoảng 20% trường hợp mắc bệnh lại không biểu hiện triệu chứng gì.
Đây là bệnh lý phức tạp, khó xử lý do mong muốn dưỡng thai và điều trị thường không thể tiến hành cùng lúc với nhau. Ngoài ra, khu vực bị ung thư bị phù nề khi mẹ có thai nên dẫn đến khó chuẩn đoán chính xác.
Thai phụ nghi ngờ bị UTCTC nên tiến hành phết tế bào cổ tử cung (Pap) và làm sinh thiết ngay từ lần khám đầu tiên. Nếu dấu hiệu bệnh không chắc chắn cần phải tiến hành khoét cổ tử cung (CTC) để chẩn đoán. Việc chẩn đoán càng sớm tình trạng bênh càng tốt vì nó sẽ nâng được tỷ lệ sống lên cao.
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý phức tạp trong thai kỳ.
Khoét chóp CTC thường được tiến hành trong ba tháng giữa vì trong ba tháng đầu nguy cơ sẩy thai lên đến 33%.
1. Nguyên tắc xử trí
Nguyên tắc chung là nên tiến hành điều trị ngay khi phát hiện bệnh. Tuy nhiên quyết định điều trị cần phải được trao đổi rõ ràng với bệnh nhân và người nhà. Thường sẽ điều trị khi thai nhi nhỏ hơn 20 tuần tuổi. Lúc này khi tiến hành điều trị thì thai sẽ bị sẩy tự nhiên. Nếu thai nhi lớn hơn 30 tuần tuổi thì có thể trì hoãn để đợi thai nhi có đầy đủ khả năng sống hơn. Việc trì hoãn điều trị có thể khiến cho bệnh tình trở nên xấu hơn rất nhiều.
Đối với thai nhi nằm trong khoảng thời gian 20 đến 30 tuần là khó xử lý nhất. Hiện nay máy móc hiện đại có thể tiến hành hồi sức cho thai nhi có độ tuổi nhỏ nhất là 28 tuần tuổi. Cân nhắc tình hình và với sự đồng thuận của bệnh nhân thì có thể sẽ tiến hành mổ lấy thai sớm.
2. Hướng điều trị UTCTC trong tương lai
Miễn dịch và xạ trị kết hợp là hướng phát triển điều trị UTCTC trong tương lai. Theo đó, khối UTCTC được tiêm trực tiếp phức hợp ADN-liposome và kháng nguyên bạch cầu trong khi điều trị. Phức hợp này làm giảm tái phát tại chỗ và hạn chế mở rộng di căn của vùng ung thư. Như vậy có thể kéo dài được thời gian điều trị trong thai kỳ để thai phát triển kịp thời mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ.
Tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung là việc mẹ nên làm trước khi mang thai.
Vì vậy, quyết định điều trị UTCTC trong thai kỳ cần được cân nhắc cẩn trọng để tránh những quyết định sai lầm. Các cân nhắc nên dựa trên tình trạng thực tế cũng như các yếu tố liên quan như tâm lý.
3. Phòng tránh
UTCTC do nhiễm virus Papilloma (HPV) gây ra. Hoặc là bạn cần phải tránh lây nhiễm qua đường sinh hoạt tình dục, hoặc là phải tiêm phòng vắc xin. Tuy nhiên, đây là loại vắc xin không được tiêm trong thai kỳ, do đó trước khi có thai bạn nên tiêm phòng để bảm đảm sức khỏe khi mang thai.
Yeutre.vn (Tổng hợp)