Trước ngưỡng cửa vào đời, các bạn trẻ sẽ phải làm gì? Dưới đây là 10 điều các bạn trẻ cần lưu ý khi lựa chọn nghề.
1. Để chọn được nghề phù hợp đầu tiên bạn phải trả lời được các câu hỏi : Bạn muốn trở thành ai? tôi thích nghề gì? và tôi cần chuẩn bị những gì cho tương lai?
Việc chọn nghề nghiệp ngoài sở thích còn phải dựa vào năng lực bản thân
Khi trả lời được những câu hỏi trên, các bạn trẻ sẽ không còn mơ hồ trong việc chọn nghề nghiệp. Từ đó vạch ra cho mình những kế hoạch cụ thể, cũng như từng bước thực hiện để đạt được ước mơ đó. Ví dụ nếu bạn muốn trở thành luật sư trong tương lai, để làm được điều này bạn thật sự giỏi ngữ văn, ngoại ngữ, bạn có thể theo học khối C, D hiện nay có một số trường khoa luật cũng thi cả khối A.
Ngoài việc trau dồi kiến thức để có thể thi đỗ đại học, bạn cũng nên dành nhiều thời gian quan tâm đến tài liệu về luật, nếu có điều kiện hãy tham gia các phiên tòa sẽ cho bạn hình dung được về nghề luật sư như thế nào.
2. Muốn có nghề thì phải học nghề, nghề không tự dưng mà có . Đây là điều không thể bàn cãi, nếu bạn muốn tương lai của mình tốt hơn nên học lấy một nghề, nếu như không có đủ điều kiện vào đại học.
Nước ta hiện nay đang rơi vào tình trạng thừa thầy thiếu thợ, những công nhân kỹ thuật cao luôn có thu nhập ổn định và cơ hội có việc làm cao hơn cử nhân đại học. Vì thế, bạn đừng bao giờ quá bi quan nếu như mình không thể bước chân vào giảng đường đại học.
Có nhiều công việc để các bạn trẻ lựa chọn
3. Cuộc sống hiện đại ngày nay cho các bạn trẻ có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp . Nên nhớ rằng, bạn không thể làm cố định mãi ở công ty hoặc một cơ quan nào đó mà nó luôn thay đổi theo thời gian.
4. Trong xã hội có nhiều nghề để các bạn lựa chọn có lao động chân tay thì ắt sẽ có lao động trí óc, có người làm giám đốc thì ắt phải có người làm nhân viên. Nghề nào mang lại thu nhập cho bản thân có ích cho xã hội và không vi phạm pháp luật đều đáng trân trọng như nhau cả.
5. Khi chọn nghề bạn có thể ưu tiên sở thích của bản thân. Nhưng điều quan trọng là nên xác định khả năng của bản thân và hoàn cảnh gia đình có đáp ứng được hay không? Ví dụ, bạn thích làm ngành cơ khí tự động nhưng sức học của bạn không thể tự tin để thi đỗ trường Đại học Bách khoa thì nên từ bỏ ước mơ đó mà nên chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của bản thân và gia đình có thể đáp ứng được. Thay vì "cố đấm ăn xôi" để thi bách khoa bạn có thể học các trường cao đẳng kỹ thuật, trung cấp nghề sẽ tốt hơn.
Hoặc nếu gia không đủ khả năng chu cấp nuôi bạn đi học đại học. Hãy chọn cách khác, bạn có thể đi làm sau đó tích lũy tiền và đi học sau…
6. Tự phân tích bản thân và đặt ra nhiều câu hỏi đại loại như: Bạn thích nhất ngành gì? Sở trường của bản thân là gì? ( bạn học giỏi nhất môn nào, hoặc làm gì thì giỏi nhất…). Và tự hỏi bản thân những điều như: Mình có làm được không? Và làm như thế nào?
Để chọn được nghề phù hợp các bạn trẻ nên tham gia ngày hội hướng nghiệp
7. Nên đưa ra cho mình từ 3-5 nghề để lựa chọn và theo đuổi. Và sắp xếp theo thứ tự nghề thích nhất và có thể theo đuổi được ở vị trí đầu tiên, sau đó theo thứ tự ưu tiên giảm dần. Việc đưa ra nhiều nghề, sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội lựa chọn và chọn được nghề phù hợp. Để tránh tình trạng, nếu chọn một nghề khi không được như mong muốn sẽ bối rối, gây khó khăn cho việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai của bạn.
8. Nên chủ động tìm hiểu và cập nhật thông tin về tuyển sinh và đào tạo ở các trường đại học và đào tạo nghề bằng cách tham gia vào các hội thảo tư vấn nghề nghiệp, xem thông tin thông qua sách, báo, mạng internet, truyền hình...
9. Tham khảo ý kiến của người lớn như cha mẹ, thầy cô, bạn bè hoặc các nhà tư vấn để có thể lựa chọn và định hướng cho mình nghề nghiệp tốt nhất.
10. Nếu bạn yêu thích nghề nào đó, hãy xây dựng kế hoạch để thực hiện ước mơ của mình theo từng giai đoạn. Hãy bắt đầu bằng việc thi đại học, sau đó vạch ra những kế hoạch tiếp theo. Ở mỗi giai đoạn, bạn nên đưa ra những kế hoạch cụ và thực hiện nó. Bạn có thể đưa ra kế hoạch theo các giai đoạn như: 18 - 22 tuổi, từ 22 - 25 tuổi và từ 25 - 30 tuổi.
Hàng năm nên đánh giá lại kết quả của kế hoach, nhìn nhận lại cái đã đạt được và cái chưa đạt được. Để từ đó khắc phục và tìm hướng giải quyết phù hợp nhất.
Yeutre.vn (Tổng hợp)