1.“Mẹ thấy con dạo này mập lên rồi đấy?” hay “sao con gầy thế?”
Con gái ở tuổi dậy thì không chỉ thay đổi về mặt tâm sinh lý mà còn biến đổi về ngoại hình và vóc dáng. Lúc này, cơ thể của con bạn đang phát triển dần lên, có thể mập lên khiến bé không còn giữ đươc eo thon, dáng chuẩn như xưa, hoặc thân hình bé sẽ gầy gò, ốm yếu đi rất nhiều.
Con gái ở tuổi dậy thì không chỉ thay đổi về mặt tâm sinh lý mà còn biến đổi về ngoại hình
Trước thay đổi này, mẹ cũng sẽ hết sức sửng sốt và bất ngờ, mẹ thường mong con gái phải mi nhon mới đẹp. Khi con quá mập hoặc quá gầy bạn cũng đừng vội buông những lời chê bai bé đại loại như: con mập lên rồi đấy ? hay sao dạo này con gầy thế ?...
Vì ở tuổi này các bé đã biết để ý đến vóc dáng, ngoại hình nếu bị chê xấu bé sẽ tìm cách giảm cân, ăn ít đi, hoặc dùng các phương thức giảm cân của người lớn. Điều này không tốt cho sự phát triển bình thường về sức khỏe của bé.
Thay vào đó, bạn hãy dành cho bé những lời động viên như: “chà, còn gái của mẹ đã trở thành thiếu nữ rồi đây!”. Kèm theo đó, mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé vừa giúp bé khỏe mạnh mà còn có thể kiểm soát được cân nặng của con.
2. “Mẹ cấm con không được trang điểm/ ăn mặc chẳng giống ai”
Bỗng dưng một ngày, bạn bắt gặp con gái bé bỏng mặt đầy son phấn, môi son đỏ choét, mặc quần áo và đầu tóc chẳng giống ai. Lúc này, mẹ sẽ làm gì – ca than, cấm đoán, mẳng mỏ bé. Đó là cách mà mẹ vẫn thường làm khi con cái có những thay đổi khác thường.
Nhưng… các chuyên gia tâm lý khuyên rằng; bạn không nên buông những lời như: “Mẹ cấm con không được trang điểm, cấm con mặc bộ quần áo chẳng giống ai – là con gái phải dịu dàng, thùy mị”…Bởi như vậy, là bạn không tôn trọng quyền riêng tư của con, không cho bé quyền tự do phát triển cá tính và sáng tạo.
Thay vì cấm đoán mẹ nên nói chuyện nhẹ nhàng với con, nếu con chỉ làm điều đó vì tò mò thì không nên can thiệp nhưng nếu bạn thấy bé có những biểu hiện ăn chơi, đua đòi thì mẹ hãy chọn thời gian thích hợp để tâm sự cùng con, lắng nghe con nói để hiểu con. Từ đó, uốn nắn, hướng con đến lối sống lành mạnh, tránh xa cám dỗ và cho con biết những nguy hiểm mà con có thể gặp phải nếu con sống như vậy.
3. Không được nói xấu “bạn trai” của con
Lúc này, bé đã bắt đầu thích một người bạn khác giới, nếu một ngày con bạn trở về nhà với khuôn mặt rầu rĩ và nói với bạn rằng - Cậu ấy không thích con mà thích bạn A. Ở hoàn cảnh này mẹ không nên: “không sao đâu con, mẹ nghĩ đó là một người đàn ông tồi, vì không có phúc nên mới không yêu được con gái của mẹ”. Bạn tuyệt đối đừng bao giờ nói với con gái đang bị “thất tình” những lời đó, vì như thế bạn vô tình dạy cho bé thói quen xấu, hễ người ta không đáp ứng lại mong muốn của mình đều là người xấu.
Không được nói xấu bạn trai của con gái
Thay vào đó hãy ôm con vào lòng, vỗ về và động viên con thật nhẹ nhàng “ con thấy ổn rồi chứ? - Không sao đâu con gái yêu, mẹ sẽ luôn ở bên cạnh con – con có muốn nói thêm về chuyện đó với mẹ không?”. Khi được mẹ an ủi, vỗ về và chia sẽ bé sẽ nhanh chóng lấy lại tinh thần và cũng nhanh chóng quên mau chuyện đó mà thôi.
4. “Con muốn sống mãi như thế này sao ?”
“Con gái đã lớn rồi mà không biết giúp mẹ làm việc nhà, rửa bát, nấu cơm, phòng ốc thì bừa bộn – Con muốn sống như thế này đến bao giờ?” Đó là bài ca muôn thuở mà mẹ vẫn thường nói với con gái. Nhưng ở tuổi này, do bé đang ở cái ngưỡng nửa người lớn, nửa trẻ con – cái tuổi ương ương khó bảo.
Không nên dùng lời nói nặng hoặc chì chiết con. Hãy uốn con từ từ, thay vì thế bạn nên: “con gái yêu hôm nay con giúp mẹ rửa bát nhé”, hoặc bạn đang làm việc gì đó đừng quên rủ con gái làm chung “hai mẹ con mình cùng nhặt rau nhé”.
5. “Con muốn dựa dẫm bố mẹ đến bao giờ ?”
Cha mẹ nên làm chỗ dựa tinh thần cho con
Dù con đã lớn, khi con vấp ngã con vẫn cần đến sự giúp đỡ của cha mẹ. Bởi hơn ai hết, cha mẹ luôn là điểm tựa vững chắc trong suốt cuộc đời con. Những lúc như thế, đừng xua đuổi và trách móc con như: “ con muốn dựa dẫm vào bố mẹ cho đến bao giờ?”. Thay vào đó, hãy luôn dang rộng vòng tay và nói với con rằng” bố mẹ có thể làm gì cho con?”.
Yeutre.vn