Những tác hại khi cho trẻ sử dụng khoăn voan
Sử dụng khăn voan sẽ khiến trẻ bị ngạt thở
Trẻ đeo khăn voan dễ bị ngạt thở?
Trẻ nhỏ, đặc biệt dưới 6 tháng tuổi chưa thể tự điều chỉnh mọi thứ xung quanh mình nên rất dễ bị ngạt thở vì những vật tưởng chừng như mỏng manh nhất. Trong khi đó, khăn voan rất mỏng, dễ bị hít và dính chặt vào mũi trẻ, chưa kể trẻ thường được bố mẹ ôm ấp chặt người nên không thể cựa quậy hay dùng tay lấy ra. Điều này vô tình dẫn tới ngạt thở ở trẻ nếu không phát hiện kịp thời. Vì vậy, để an toàn khi cho trẻ đeo khăn voan mẹ hết sức phải cẩn thận và lưu ý điều này.
Trẻ viêm đường hô hấp khi đeo khăn voan?
Trong quá trình sử dụng khăn voan, khăn thường bay và dính vào mặt, nước miếng trẻ tiết ra khăn voan và dính vào miệng, mặt của trẻ. Chưa kể, không phải mẹ nào cũng có thói quen thường xuyên giặt khăn voan cho con, đặc biệt khăn voan may sẵn vào mũ đội đầu cho trẻ. Đó chính là lí do khiến trẻ bị viêm đường hô hấp vì vi khuẩn tấn công thông qua nước miếng, bụi bẩn khi đi đường.
Để phòng bệnh viêm đường hô hấp từ khăn voan, mẹ nên giặt khăn sạch sẽ sau mỗi lần trùm đầu cho trẻ, tiêu diệt môi trường sống của vi khuẩn.
Khăn voan khiến trẻ viêm da?
Với những trẻ có làn da nhạy cảm, khăn voan cọ xát vào mặt có thể khiến trẻ bị viêm da, đặc biệt khi nước miếng trẻ cùng bụi bẩn bám vào khăn voan có thể làm trẻ viêm đỏ da mặt, nổi mề đay. Để hạn chế tình trạng này, với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, khi ra ngoài, mẹ nên cho trẻ đi taxi để tránh bụi bẩn. Trẻ trên 6 tháng, làn da bớt nhạy cảm hơn, mẹ có thể sử dụng khăn voan nhưng phải thường xuyên giặt giũ để khăn luôn sạch và thơm tho.
Sử dụng khăn voan sẽ khiến con cận thị?
Trước thông tin trẻ đeo khăn voan sẽ bị cận thị khiến không ít mẹ “đứng ngồi không yên” vì đã trót cho con sử dụng khăn voan ra đường. Tuy nhiên, theo bác sĩ Đinh Hữu Vân Quỳnh, Bệnh viện Mắt Tp.HCM đã đăng trên báo Khám Phá, việc sử dụng khăn voan che mắt cho trẻ cho đến nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định khăn voan sẽ gây hại cho mắt của trẻ. Lý do, khăn không trong suốt, không đủ dày để che hết mắt của trẻ, thời gian choàng cũng ngắn (khoảng 1 giờ, phần nhiều các trẻ đi xe sẽ buồn ngủ ngay sau đó) không liên tục nên không đủ để gây cận thị.
Hơn nữa, khi đi trên đường, dù đeo khăn voan trẻ cũng sẽ không nhìn một vật tập trung như xem tivi nên sẽ không thể gây ra tình trạng rối loạn điều tiết dẫn tới cận thị. Do đó, các mẹ không cần phải lo lắng mắt con sẽ bị ảnh hưởng khi đeo khăn voan.
Giải pháp thay thế khăn voan
Mẹ có thể sử dụng khẩu trang thay thế khăn voan khi con đã lớn
Trẻ dưới 6 tháng tuổi
Khi đi ra ngoài nên sử dụng taxi, xe bus để di chuyển, tránh bụi bẩn, ánh nắng hoặc mưa gió.
Trẻ trên 6 tháng
Mẹ tập cho trẻ sử dụng khẩu trang (sử dụng khẩu trang không quá chật để tránh làm ngạt thở). Đối với trường hợp đeo kính mát, mẹ cần lưu ý lựa chọn các loại kính có thương hiệu trên thị trường để bảo vệ đôi mắt trẻ.
Cho trẻ ngồi giữa cha mẹ khi đi đường dài
Việc này cũng giảm được phần nào gió hoặc bụi bay vào mắt trẻ. Tuyệt đối không cho trẻ ngồi phía trước, đặc biệt khi trời rét, gió mạnh vì có thẻ làm trẻ bị ngạt thở. Thực tế có nhiều trường hợp trẻ bị tử vong khi ngồi phía trước cha mẹ khi đi xe máy đường dài.
Bên cạnh đó nên sử dụng loại khăn voan may vào nón rộng vành để hạn chế tình trạng khăn dính chặt vào mặt trẻ.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: