Triệu chứng mang thai giả các cặp vợ chồng nên biết

Triệu chứng mang thai giả - vấn đề có vẻ như không được nhiều người quan tâm kỹ lưỡng cho lắm. Song đây là điều cũng cần phải lưu ý đến đối với các cặp vợ chồng. Bởi, hiện tượng mang thai giả vẫn diễn ra, gây hụt hẫng cho rất nhiều gia đình đang mong con. Vậy mang thai giả là do đâu? Mang thai giả giống mang thai thật như thế nào? Và nếu gặp hiện tượng này chúng ta nên làm gì? Mời bạn hãy cùng Yeutre.vn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này qua nội dung bài viết sau. 

banner ads
Triệu chứng mang thai giả
Triệu chứng mang thai giả - vấn đề thực sự cần quan tâm. Ảnh: Internet

1. Nguyên nhân mang thai giả

Theo các chuyên gia, những phụ nữ trên 30 - 40 tuổi, bị hiếm muộn, từng bị sảy thai, từng bị mất con vì nguyên nhân nào đó, bị áp lực có con quá nặng nề...họ là đối tượng dễ có nguy cơ mang thai giả. Hiện vẫn chưa có kết luận chính thức nào về nguyên nhân gây ra hiện tượng này, bởi mối liên quan phức tạp giữa vỏ não, vùng dưới đồi ở não, hệ thống nội tiết và cả yếu tố tâm lý.

Tuy nhiên, các nhà tâm lý cho rằng hiện tượng này xảy ra do mâu thuẫn về cảm xúc. Khao khát mong muốn có con hoặc vì quá lo sợ chuyện mang thai có thể tạo ra những lẫn lộn trong cảm xúc, làm thay đổi hệ thống nội tiết bên trong cơ thể. Điều này giải thích vì sao dù không có thai thật sự nhưng bạn vẫn có thể xuất hiện những dấu hiệu mang thai.

Ngoài ra, giả thuyết về cơ chế sinh học lại cho rằng hậu quả của sự lo lắng, căng thẳng quá mức làm cơ thể tiết ra nội tiết tố như khi mang thai, gây táo bón, trướng bụng, tăng cân nặng và tăng nhu động ruột, tạo cảm giác như thai máy.

 Khao khát mong muốn có con hoặc vì quá lo sợ chuyện mang thai
Khao khát mong muốn có con hoặc vì quá lo sợ chuyện mang thai cũng là nguyên nhân mang thai giả. Ảnh: Internet

2. So sánh triệu chứng mang thai giả với mang thai thật

2.1 Triệu chứng mang thai thật

Âm đạo thay đổi màu sắc

Khi thụ thai, một trong những dấu hiệu sớm xuất hiện nhất là sự thay đổi màu sắc của âm hộ và âm đạo. Dấu hiệu này thậm chí có thể xuất hiện trước khi bạn kịp nhận ra các dấu hiệu khác.

banner ads

Bình thường, âm hộ và âm đạo của bạn có màu hồng tươi. Nhưng khi có thai, nó sẽ đổi dần thành màu tím đỏ sẫm. Màu sắc này càng đậm hơn khi thai nhi càng lớn vì lượng máu cung cấp cho các mô quanh khu vực này sẽ tăng cao.

Ngứa ran ở ngực

Khi thụ thai, hormone thai kỳ làm tăng lượng máu cung cấp cho ngực. Điều này khiến cho ngực bạn có thể đau nhói hoặc ngứa ran. Đặc biệt là đau và ngứ xung quanh núm vú ở tuần đầu tiên sau thụ thai. Và Sau 1 - 2 tuần tiếp theo đó, bạn có thể sẽ bắt đầu thấy ngực căng tức. 

Những chiếc áo ngực cũ dường như khiến bạn cảm thấy không thoải mái vì chúng chật hơn bình thường. Tuy nhiên, dấu hiệu đau tức ngực thường rõ ràng nhất là sau 4 tuần thụ thai.

 dấu hiệu đau tức ngực thường rõ ràng nhất là sau 4 tuần thụ thai.
Dấu hiệu đau tức ngực thường rõ ràng nhất là sau 4 tuần thụ thai. Ảnh: Internet

Thèm ăn

Các hormone progesterone trong thai kỳ có thể làm cho bạn cảm thấy đói.

Ở giai đoạn sớm của thai kỳ, bạn chỉ nhận thấy cảm giác thèm ăn đã thay đổi và chưa thèm một loại thức ăn nào cụ thể. Các hormone progesterone trong thai kỳ có thể làm cho bạn cảm thấy đói. Tuy nhiên, cảm giác này cũng rất dễ nhầm lẫn với những thay đổi xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

Cùng với cảm giác thèm ăn, bạn sẽ nhận thấy hương vị của một loại kim loại trong miệng. Ngoài ra, bạn cũng cực kỳ nhạy cảm với mùi vị của các món ăn. Nếu bị ốm nghén, bạn sẽ dễ nôn khi ngửi thấy ùi thức ăn, đặc biệt là mùi cá, cà phê, trà, rượu, gia vị hay các thức ăn nhiều dầu mỡ.

Khó thở

Có một số chị em phụ nữ cảm thấy khó thở sau 1 - 2 tuần thụ thai. Những chị em mang thai con so, thường có dấu hiệu này. Trong một số trường hợp, khó thở có thể kéo dài suốt 9 tháng thai kỳ. Nguyên nhân có thể là do hormone progesterone tăng nhanh hoặc cơ thể cần thêm oxy để hỗ trợ sự sống của phôi thai.

Mệt mỏi

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, khi cơ thể đã sẵn sàng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, bạn có thể bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, dễ xúc động và hay thay đổi cảm xúc.

Mặc dù mệt mỏi không phải là một triệu chứng chắc chắn khẳng định bạn đã mang thai nhưng nó là một tín hiệu nhạy để bạn phải lưu ý, nhất là khi đi kèm với dấu hiệu ốm nghén.

bạn có thể bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, dễ xúc động và hay thay đổi cảm xúc.
 Chị em có thể bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, dễ xúc động và hay thay đổi cảm xúc. Ảnh: Internet

2.2 Triệu chứng mang thai giả

Những triệu chứng của hiện tượng mang thai giả phần lớn đều giống như dấu hiệu mang thai thật. Người mang thai giả cũng có các triệu chứng điển hình như:

  • Bụng to lên giống như đang mang thai (60 - 90%), (bụng của những người này sẽ nhỏ lại như bình thường sau khi gây mê).
  • Rối loạn kinh nguyệt (50 - 90%).
  • Cảm giác thai máy (50 - 75%): lầm tưởng do tưởng tượng, thật ra đó là các chuyển động của ruột non.
  • Dấu hiệu chuyển dạ (1%): cũng đau bụng từng cơn và xảy ra vào thời điểm được cho là thai đủ tháng.
  • Ngực có thể to lên và đôi khi có chút sữa non (có thể là do rối loạn nội tiết mức độ nhẹ).
  • Ngay cả những chuyên gia y tế cũng có thể chẩn đoán nhầm nếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng kể trên. Theo các nghiên cứu trước đây thấy rằng khoảng 18% phụ nữ mang thai giả đã có 1 lần được chẩn đoán là có thai.

Các triệu chứng mang thai giả này có thể tồn tại trong 9 tháng và cũng có thể kéo dài nhiều năm liền.

Mang thai giả có thể kéo dài 9 tháng hoặc hơn
Các triệu chứng mang thai giả này có thể tồn tại trong 9 tháng, và khó xác định được. Ảnh: Internet

3. Mang thai giả - hiện tượng cần phải điều trị

Triệu chứng mang thai giả giống thật - hiện tượng được cho là sự rối loạn về cảm xúc thần kinh. Các rối loạn này có thể làm thay đổi cơ thể từ bên trong lẫn bên ngoài. Mang thai giả nhìn chung liên quan nhiều đến tâm lý, nên người mang thai giả cần thiết phải gặp bác sỹ hay các chuyên viên điều trị tâm lý để tư vấn. Bản thân cũng cần chia sẻ với chồng và gia đình, để được động viên, đồng hành, giảm nhẹ bớt những lo lắng áp lực, nhằm ổn định sức khỏe tinh thần cũng như thể chất.

Trong những trường hợp nặng, người mang thai giả cần phải có liệu trình điều trị tâm lý phù hợp. Bên cạnh đó, cần đến sự nâng đỡ của gia đình và người thân, để liệu trình mang lại hiệu quả tốt nhất và nhanh nhất. 

Vợ chồng nói chuyện với bác sỹ
Phụ nữ mang thai giả cần được điều trị tâm lý để ổn định tinh thần. Ảnh: Internet

Như vậy, triệu chứng mang thai giả rất dễ làm chúng ta nhầm lẫn với mang thai thật. Nhất là với những ai đang quá mong con, hay bị áp lực về chuyện sinh con, thì hiện tượng mang thai giả có thể xảy ra và khiến cho tình trạng tâm lý tinh thần của người phụ nữ trở nên nghiêm trọng. Do đó, ở bất cứ trường hợp nào phát hiện mang thai giả, chị em cũng cần được tư vấn tâm lý, hoặc điều trị tâm lý, để giúp cho sức khỏe tinh thần được ổn định. Chỉ có như vậy, cùng với việc chăm sóc về thể chất thật tốt, việc có thai thực mới dễ dàng diễn ra. 

Việt Thư tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI