Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu là biểu hiện sinh lý bình thường, ba mẹ không cần lo lắng quá nhiều. Khi lớn hơn tình hình trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, các mẹ vẫn còn băn khoăn không biết trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu có nguy hiểm không, đặc biệt là trong lúc ngủ. Hãy cùng Yeutre.vn đi tìm giải đáp cho vấn đề này qua bài viết sau nhé.

banner ads

mẹ lo lắng trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu
Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu khiến mẹ lo lắng - Ảnh Internet

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu

Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu đa số là những biểu hiện sinh lý. Với trẻ sơ sinh thì sự trao đổi chất của trẻ xảy ra mạnh mẽ hơn so với người lớn, vì vậy, cơ thể trẻ sơ sinh sẽ tiết nhiều mồ hôi hơn đặc biệt là vùng đầu và lưng.

Khi ba mẹ chăm sóc trẻ không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu,  hay đổ mồ hôi ở lưng. Ba mẹ thường lo sợ trẻ sơ sinh bị nhiễm lạnh vì vậy thường quá ủ ấm cho trẻ. Khi trẻ sơ sinh ngủ ba mẹ thường bao tay, bao chân, đội nón, đắp chăn dày cho trẻ. Việc ủ ấm quá mức như vậy khiến trẻ sơ sinh cảm thấy nóng bức, trẻ sẽ bị đổ mồ hôi đầu và ở cả lưng.

Ngoài ra, nguyên nhân khiến sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu cũng có thể do các bệnh lý như còi xương, lao sơ nhiễm,... Nếu trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu do các bệnh lý thì thường kèm theo các dấu hiệu bất thường như trẻ chậm phát triển, quấy khóc, xương mềm, thóp chậm đóng, ho,...nên mẹ cũng dễ phân biệt hơn.

ủ ấm cho bé
Ủ ấm trẻ quá mức cũng khiến trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu - Ảnh Internet

Khi thấy trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu nhưng trẻ vẫn ăn ngủ bình thường, phát triển tốt thì ba mẹ không cần quá lo lắng. Nếu trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu kèm theo những dấu hiệu bất thường thì ba mẹ nên đưa trẻ sơ sinh đến cơ sở y tế, để được thăm khám và điều trị.

2. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu sinh lý

Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu sinh lý là biểu hiện bình thường và không có gì đáng lo ngại. Ba mẹ chỉ cần chú ý những điều khi chăm sóc bé sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu như sau:

  • Ba mẹ không nên quá ủ ấm trẻ sơ sinh quá mức. Cho trẻ mặc quần áo thoáng, không nên đội mũ cho trẻ khi ngủ nhằm giúp trẻ cảm thấy mát mẻ và thoát nhiệt tốt hơn.
  • Cho trẻ mặc quần áo chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, nhằm ngăn ngừa mồ hôi tiết ra nhiều khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu và có thể bị nhiễm lạnh.
  • Khi trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu ba mẹ nên dùng khăn lau khô tóc cho trẻ.
  • Cho trẻ sơ sinh tắm nắng sáng 10-15 phút mỗi ngày. Ba mẹ nên cho trẻ tắm nắng sáng lúc 7h đến 8h để da trẻ hấp thu vitamin D từ ánh nắng, để trẻ có thể hấp thu tốt canxi giúp phát triển chiều cao tốt. Việc tắm nắng còn giúp trẻ phòng ngừa được việc trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu do còi xương.
  • Khi trẻ bú mẹ thì mẹ nên ăn những thực phẩm chứa nhiều canxi, ăn thêm nhiều rau và trái cây để tạo ra nguồn sữa đầy dưỡng chất cho trẻ sơ sinh.
  • Ba mẹ không nên tự ý bổ sung canxi cho trẻ nếu không có sự chỉ định của bác sĩ, vì sẽ để lại những tác hại ảnh hưởng đến trẻ, nếu trẻ bị dư canxi hoặc bổ sung canxi quá liều.
  • Đối với trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu do bệnh lý thì ba mẹ hãy tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, để trẻ sớm phục hồi sức khoẻ.

tắm nắng cho bé
Cho trẻ sơ sinh tắm nắng sáng giúp hấp thụ vitamin D tốt hơn - Ảnh Internet

Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu kết lại cũng là do nguyên nhân sinh lý bình thường là phổ biến và tình trạng này sẽ dần hết theo thới gian bé lớn lên. Các mẹ không cần quá lo lắng hoang mang. Nhưng, mẹ cũng đừng vì thế mà chủ quan, mẹ phải luôn quan sát để ý xem khi trẻ bị đổ mồ hôi đầu có kèm theo những dấu hiệu bất thường nào hay không, để kịp thời cho bé đến bác sỹ kiểm tra và tìm ra phương án khắc phục. Chúc bé nhà mẹ luôn vui khỏe, tràn đầy năng lượng, phát triển thật tốt nhé.

Thanh Ngân tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI