Trẻ có thể bị viêm xoang hoặc điếc nếu xì mũi sai cách

Trẻ bị nghẹt mũi, nếu mẹ hướng dẫn trẻ xì mũi không đúng cách có thể khiến con bị viêm xoang, giảm thính lực, thậm chí điếc.

banner ads

1. Xì mũi sai cách gây tác hại thế nào?

40660-anh-1.jpg

Xì mũi sai cách có thể khiến trẻ bị viêm xoang

Gây viêm xoang

Thời tiết thay đổi, sổ mũi là bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Và xì mũi là phản ứng tự nhiên để cơ thể tống các chất nhầy ứ đọng giúp lấy lại sự thông thoáng cho mũi. Việc xì mũi tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không thực hiện đúng cách có thể gây viêm xoang, viêm khí phế quản... nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi.

Lý giải cho điều này, theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cho biết, mũi chúng ta luôn ở trạng thái tiết dịch. Nhưng khi bị kích thích bởi yếu tố thời tiết lạnh, bụi bẩn.... mũi sẽ tiết dịch nhiều hơn, đặc hơn. Với những trẻ nhỏ, nếu không biết cách xì mũi, thay vì xì thật mạnh để đẩy lượng dịch này ra ngoài chúng lại hít thật mạnh vào. Kết quả là các chất này sẽ từ mũi đi xuống họng hoặc đi ngược vào xoang, gây viêm xoang.

Giảm thính lực

Cũng theo các bác sĩ, tai mũi họng thông nhau qua ống tai vòi, khi mũi chứa dịch ứ lâu ngày, nếu không xì cẩn thận để tống dịch, đàm ra ngoài có thể khiến trẻ bị giảm thính lực, thậm chí điếc. Bởi, khi trẻ xì mạnh sẽ gây trở ngại cho các dây thần kinh thính giác, tai có thể có tiếng ù (do không khí đẩy vào vòm tai), chưa kể các chất ứ dịch thay vì ra ngoài, chúng bị tống mạnh vào trong cùng các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn gây viêm tai giữa, tác vòi nhĩ, viêm tai màng nhĩ đóng kín.

Nếu không phát hiện các bệnh viêm tai kịp thời trẻ sẽ có nguy cơ bị giảm thính lực và điếc.

2. Hướng dẫn mẹ dạy trẻ xì mũi đúng cách

40661-anh-2.jpg

Trẻ dưới 1 tuổi, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi

Khi dạy trẻ xì mũi mẹ cần lưu ý:

- Sử dụng các loại nước rửa mũi như nước muối sinh lý hoặc các loại nước rửa mũi dành riêng cho trẻ nhỏ, rửa hoặc xịt nhẹ nhàng vào hai bên hốc mũi.

- Dùng tay bịt một bên mũi trẻ và yêu cầu trẻ xì (không cần xì quá mạnh vì có thể gây tổn thương niêm mạc mũi).

- Xì xong một bên, tiếp tục hướng dẫn trẻ xì bên còn lại như trên, tuyệt đối không để trẻ xì hai bên hốc mũi một lúc.

- Đối với trẻ dưới một tuổi, mẹ nhỏ 2 - 3 giọt nước muối sinh lý để làm mềm niêm mạc mũi, sau đó dùng dụng cụ hút mũi, hút nhẹ nhàng từng bên. Tuyệt đối không lạm dụng dụng cụ hút mũi vì có thể gây tác dụng ngược.

- Để tránh tình trạng mũi bị đặc hai bên, mẹ cần tích cực cho trẻ uống nước nhiều hơn thường ngày để làm lỏng dịch mũi, giúp trẻ không bị nghẹt do dịch trong mũi quá đặc.

- Nếu trẻ có dấu hiệu tắc mũi nghiêm trọng, khó lấy được dịch trong mũi ra, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nhi để được làm sạch mũi và hút dịch trong mũi.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI