Tìm hiểu 4 dạng viêm mũi thường gặp ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ bị viêm mũi. Tuy nhiên, theo các bác sĩ ở trẻ em có 4 dạng viêm mũi chính như sau:

banner ads

1. Viêm mũi do vi khuẩn lậu

Nguyên nhân gây bệnh: Các bác sĩ cho biết trong quá trình mang thai nếu người mẹ bị nhiễm vi khuẩn lậu, em bé sinh ra sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm từ mẹ rất cao. Theo đó vi khuẩn lậu sẽ truyền từ mũi cho đến hốc mắt của bé.

17568-benh-lau.jpg

Khi mang thai mẹ bị lậu dễ truyền bệnh sang cho bé

Triệu chứng bệnh: Khoảng 3-4 ngày sau sinh, mũi bé sẽ có dấu hiệu đỏ và sưng lên. Gỉ mũi bé chảy ra có mủ màu vàng hoặc xanh. Hai mí mắt bé sưng mọng.

Cách điều trị : Làm sạch mũi bé, rồi dùng thuốc có chứa penicillin để nhỏ mũi cho bé, mỗi lần nhỏ cách nhau 3 giờ.

Cách phòng bệnh: Để phòng tránh viêm mũi vi khuẩn lậu cho bé, sau sinh dùng acgyrol 1% để nhỏ mũi cho bé.

2. Viêm mũi do bạch cầu

Triệu chứng bệnh: Bệnh khó phát hiện, trẻ thường có các triệu chứng như dịch mũi làm tắc đường thở, dịch nhầy kèm máu. Mũi bị khô, đóng vảy. Trẻ có thể bị nổi hạch sau gáy. Da xanh xao, quấy khóc, bú ít đi.

17573-mui.jpg

Trẻ bị viêm mũi do bạch cầu rất khó phát hiện

Cách điều trị: Khi trẻ có các biểu hiện trên mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Các bác sĩ chỉ định tiêm huyết thanh chống bạch cầu và kết hợp với điều trị kháng sinh toàn thân, kháng sinh niêm mạc mũi. Đồng thời bổ sung vitamin B và thuốc chống trụy tim nếu em bé bị suy nhược cơ thể nặng.

3. Viêm mũi do mẹ bị giang mai lây sang

Nguyên nhân: Bệnh được di truyền từ mẹ sang con. Trong quá trình mang thai nếu người mẹ bị giang mai thì em bé sinh ra sẽ bị viêm mũi giang mai.

17571-me-bi-giang-mai.jpg

Nếu trong quá trình mang thai mẹ bị giang mai trẻ sinh ra dễ bị viêm mũi

Triệu chứng bệnh: Bệnh rất khó phát hiện và bắt đầu sau 1 tháng khi em bé chào đời. Với các triệu chứng đi kèm như: dịch mũi có mùi hôi tanh, kèm máu. Môi trên của bé sưng húp và có màu đỏ. Nếu không được chữa trị sớm sụn và xương khớp của bé sẽ bị hoại tử.

Cách điều trị: Bác sĩ chỉ định nhỏ mũi bằng thuốc có chứa kháng sinh penicillin và tiêm toàn thân.

4. Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi cấp tính là bệnh thường gặp ở thời tiết giao mùa, đặc biệt là mùa có phấn hoa, thời tiết lạnh.

Triệu chứng bệnh: Trẻ thường xuyên hắt hơi, chảy nước mũi, nặng đầu, nhức mỏi chân tay, sốt trên 38 độ C, ngủ li bì, quấy khóc nhiều vào ban đêm. Trẻ thường khó thở, xung huyết hốc mũi, nhiều dịch nhầy ứ đọng ở mũi.

17572-di-ung.jpg
Viêm mũi dị ứng do thời tiết khá phổ biển

Nếu không điều trị sớm, trẻ sẽ khó thở, mặt mũi tím tái, quấy khóc, bỏ bú, có thể bị tiêu chảy hoặc nôn ọe nhiều lần gây hại cho sức khỏe của bé. Để lâu ngày trẻ dễ gặp các biến chứng nguy hiểm khác như viêm tai xương chũm cấp diễn với hội chứng nhiễm độc thần kinh, viêm phế quản, áp- xe thành sau họng.

Cách điều trị: Giữ ấm cho bé, dùng dụng cụ hút mũi để làm sạch mũi trẻ. Sau đó dùng thuốc co mạch adrénaline 0,1% nhỏ mũi cho bé.

Cách phòng tránh: Giữ ấm cho trẻ, không để trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh. Nhỏ mũi cho bé bằng dung dịch NaCl 0.9% hoặc xịt mũi bằng nước biển sâu.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI