1. Nguyên nhân nào khiến da bị bầm ?
Da bị bầm tím khi gặp phải va đập mạnh là do các mao mạch bị vỡ, máu thoát ra ngoài và tích tụ lại dưới da nên tạo nên các vết máu bầm. Vết bầm này có thể nhỏ hoặc lớn, còn tùy thuộc vào mức độ va đập mạnh hay ít, mạch máu tổn thương nhẹ hay nặng.
Đôi khi do hoạt động quá sức cũng làm xuất hiện các vết bầm tím trên da.
Thông thường, khi vừa mới va đập xong vết bầm vẫn chưa xuất hiện ngay mà sau 1-2 ngày mới hiện lên. Chúng sẽ thay đổi màu sắc từ màu đỏ sậm chuyển sang màu xanh rồi chuyển sang màu vàng. Đối với những vết bầm nhẹ thì sau vài ngày chúng sẽ tự biến mất nhưng còn đối với các vết bầm nặng thì cần phải chữa trị sớm nếu không sẽ thâm lâu và thậm chí còn để lại sẹo.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác cũng khiến các vết bầm dưới da xuất hiện là nếu cơ thể không nhận đủ viatmin, chỉ cần va đập nhẹ cũng có thể để lại vết bầm trên làn da của bạn. Vì vậy, bạn nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, cung cấp đủ vitamin cho cơ thể nhé.
2. Các cách làm tan máu bầm theo dân gian
2.1. Cách làm tan máu bầm ngay tại nhà bằng trứng gà nóng
Ông bà ta thường sử dụng trứng gà để làm giảm vết máu bầm ngay tại nhà, đem lại hiệu quả rất cao. Các lỗ nhỏ trên bề mặt của lòng trắng trứng dẫn đến lòng đỏ và chúng có tác dụng hút máu bầm đang tích tụ dưới làn da chúng ta, từ đó vết bầm tím được loại bỏ. Tuy nhiên, chỉ có trứng gà còn nóng mới có tác dụng này còn đối với trứng nguội thì không có tác dụng.
- Cách làm tan máu bầm bằng trứng gà có thể thực hiện như sau:
Đầu tiên bạn hãy luộc chín quả trứng gà, lúc trứng còn nóng bạn tranh thủ bóc vỏ trứng rồi tiến hành đặt lên vị trí da bị bầm và lăn đều. Cứ lăn qua lăn lại như vậy cho đến khi trứng không còn nóng nữa mới thôi.
Bạn hãy áp dụng cách này thường xuyên cho đến khi nào vết bầm tím mờ đi thì có thể dừng lại.
- Một số lưu ý khi thực hiện cách làm tan máu bầm bằng trứng gà
Chỉ áp dụng cách này đối với các vết bầm không bị hở. Còn đối với vết bầm bị hở, có vết trầy xước thì không nên vì chúng có thể làm vết thương nặng thêm.
2.2. Cách làm tan máu bầm bằng cách chườm đá lạnh
Khi mới va chạm, vết va chạm chỉ mới là vết màu đỏ thì bạn nên dùng đá lạnh để chườm. Cách này giúp giảm nguy cơ da bầm tím cũng như giúp vết bầm nhanh chóng biến mất hơn. Đá lạnh có tác dụng giúp bạn giảm đau, thoải mái và dễ chịu, làm giảm sự sưng phồng và làm mờ vết thâm tím cũng rất hiệu quả.
- Cách thực hiện:
Bạn chuẩn bị một viên đá, lấy khăn quấn đá lại và chườm lên vị trí da bị va đập, chườm từ 5 đến 10 phút, chườm nhiều lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ.
- Lưu ý khi thực hiện:
Không được chườm đá lạnh trực tiếp lên da mà phải quấn khăn quanh đá trước khi chườm, hoặc cũng có thể dùng khăn nhúng vào nước lạnh và để lên chỗ bầm, sẽ làm giảm bớt cơn đau của bạn, cũng như có tác dụng làm giảm vết bầm sau đó.
Lúc mới bị va đập nên chườm đá càng sớm càng tốt để giảm đau và giảm bầm bạn nhé.
2.3. Cách làm tan máu bầm bằng nước nóng
Cách làm này giúp mạch máu được giãn nở và lưu thông tốt hơn, máu bầm dễ tan hơn, làm hạn chế vết thương bị sưng lên và nhiễm trùng.
- Cách thực hiện:
Bạn chuẩn bị một chiếc khăn và một chậu nước nóng nhưng đảm bảo là bạn chịu được độ nóng này. Cần tránh quá nóng sẽ làm tổn hại da. Bạn nhúng khăn vào chậu nước nóng rồi đặt lên vị trí bị bầm. Cách này thực hiện sau khi đã áp dụng cách chườm đá lạnh. Kết hợp như vậy sẽ nhanh làm tan vết bầm hơn.
- Lưu ý : Không nên để nước nóng lưu lại trên da quá lâu nhé.
2.4. Cách làm tan máu bầm tại nhà bằng muối
Trong các cách làm tan máu bầm , muối kết hợp với củ hành tây trị các vết bầm ngoài da rất hiệu quả. Muối và củ hành tây giúp làm giảm sưng tấy, tan nhanh máu bầm tích tụ và chữa trị tắc nghẽn mạch máu.
- Cách thực hiện như sau:
Củ hành tây đem bóc bỏ phần vỏ khô rồi đem xay nhuyễn với một ít muối, nếu không có máy xay bạn cũng có thể giã nhuyễn ra cũng được. Sau khi xay hoặc giã xong, bạn lấy một ít hỗn hợp đắp lên vết bầm rồi dùng băng gạc quấn lại. Nên để qua đêm, bạn sẽ thấy được sự thay đổi rõ rệt từ cách này.
Hoặc, bạn cũng có thể dùng muối Epsom, loại muối này dễ dàng hấp thu vào cơ thể, giúp thư giãn các mô và giảm sưng. Dùng một vài muỗng muối hòa vào cốc nước nóng, rồi dùng bông thấm nước, vắt khô và thoa lên vùng da có vết bầm.
2.5. Cách làm tan máu bầm bằng củ khoai tây
Khoai tây cũng được xem là một trong những biện pháp giảm bầm theo dân gian được nhiều người áo dụng, giúp làm tan máu bầm dưới da rõ rệt, dễ thực hiện và cũng rất an toàn cho da.
- Cách thực hiện:
Củ khoai tây bạn đem rửa sạch bụi bẩn, đem luộc chín, bỏ vỏ. Chuẩn bị một chiếc bát nghiền nát củ khoai tây đã luộc chín ra, trộn với 2 muỗng mật ong và một ít nước lọc. Trộn đều các hỗn hợp lại với nhau rồi đắp lên phần da có máu bầm. Để hỗn hợp lưu lại trên da vài giờ, cách này áp dụng 2 lần một ngày, sau 2 đến 3 ngày các vết máu bầm sẽ nhạt đi trông thấy.
2.6. Cách làm tan máu bầm bằng trái dứa
Với cách này, bạn sẽ kết hợp thêm với trái đu đủ để tác dụng nhanh chóng và rõ rệt hơn. Cả trái đu đủ và trái dứa đều chứa một loại enzym có chức năng phá vỡ protein làm tắt nghẽn mạch máu và dịch ở mô. Khi enzym bị vỡ sẽ phóng thích chất lỏng ra chụp vào các tĩnh mạch và mô, tác động đến việc sản xuất các mô mới và thay thế những mô cũ giúp cho vết thương mau lành.
- Cách thực hiện rất đơn giản như sau:
Bạn có thể ăn 2 loại quả này sẽ giúp cho các vết máu bầm mau tan hơn, kháng khuẩn và có khả năng làm liền sẹo.
Hoặc bạn cũng có thể cắt một lát dứa rồi thoa nhẹ nhàng lên vết bầm khoảng từ 10 đến 15 phút, mỗi ngày thực hiện từ 2 đến 3 lần, hiệu quả mang lại bạn sẽ bất ngờ đấy.
- Lưu ý khi sử dụng cách làm tan máu bầm bằng dứa
Tuy dứa góp phần chữa vết bầm hay và còn rất tốt cho sức khỏe nhưng lạm dụng quá nhiều sẽ bị sưng rát lưỡi. Do đó bạn cần lưu ý điều này nhé, cũng như khi chọn dứa để dùng, cần chọn quả đã chín, không dùng quả chưa chín kỹ. Vì dùng dứa còn xanh hay chưa chín kỹ, nếu dùng nhiều còn có thể dẫn đến hiện tượng nôn mửa, tiêu chảy, hình thành các búi xơ trong đường ruột, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
2.7. Cách làm tan máu bầm bằng nha đam và rau ngò tây
Nha đam là một thực phẩm làm đẹp được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng, nếu kết hợp với rau ngò tây (rau mùi tây) còn có tác dụng trị vết bầm tím rất tốt. Chúng giúp kháng sinh, làm cho vết thương mau lành hơn, hai thực phẩm này còn chứa nhiều vitamin thẩm thấu qua da giúp vết thương giảm bớt sưng tấy.
- Cách thực hiện như sau:
Bạn chuẩn bị một ít nha đam và rau ngò tây. Nha đam đem gọt bỏ vỏ, rửa sạch mủ, ngò tây rửa sạch. Sau đó cho tất cả vào máy xay, xay nhuyễn, đắp hỗn hợp lên chỗ da bị bầm tím mỗi ngày 3 lần, chúng sẽ giảm đau và làm mờ vết bầm rõ rệt.
2.8. Cách làm tan máu bầm bằng nghệ
- Cách thực hiện rất đơn giản:
Chỉ cần lấy củ nghệ tươi gọt bỏ vỏ rồi giã nát, cho thêm một ít đường phèn chua. Đem chúng thoa lên vết bầm và xoa bóp nhẹ nhàng, sau một vài ngày vết bầm sẽ biến mất.
2.9. Cách làm tan máu bầm bằng dầu nóng
Dầu nóng có tác dụng làm tan vết máu tụ, giảm sưng, giảm đau nhanh chóng. Dùng dầu nóng xoa lên vết bầm đều đặn, vết bầm sẽ nhanh chóng biến mất chỉ sau một ngày.
- Lưu ý : không xoa dầu nóng lên vết thương hở để tránh bị đau rát và gây nhiễm trùng.
2.10. Cách làm tan máu bầm bằng hành tây
Hành tây không những là một nguyên liệu phổ biến dùng nhiều trong ẩm thực, mà nó còn có có tác dụng trị thâm, máu bầm hiệu quả. Các tinh chất bên trong củ hành có tác dụng giúp ức chế sự phát triển của vết thâm và sẹo rất tốt.
- Cách thực hiện rất đơn giản:
Chuẩn bị một củ hành tây bỏ vỏ rửa sạch rồi cho vào máy xay, xay nhuyễn, cho thêm một ít muối. Sau khi xay xong bạn đem đắp lên vết bầm, dùng băng gạc bọc lại và để qua đêm.
Lưu ý : không thực hiện cách này với các vết thương hở.
2.11. Cách làm tan máu bầm với chiết xuất vani
Trong vani có chứa chất oxy hóa, giúp tái tạo tế bào da, giảm sưng viêm và làm tan máu bầm. Khi xuất hiện các vết bầm, bạn chỉ cần nhỏ một vài giọt vani vào vết thương và tiến hành massage nhẹ nhàng. Thực hiện mỗi ngày từ 2 đến 3 lần, vết bầm sẽ tan nhanh chóng hơn.
- Lưu ý : không áp dụng cách này đối với những vết bầm kèm vết thương hở hay người bị bỏng.
2.12. Cách làm tan máu bầm bằng kem đánh răng
Kem đánh răng là nguyên liệu có sẵn trong tại nhà, chúng cũng có tác dụng trị các vết bầm tím vô cùng hiệu quả một cách nhanh chóng nhất. Kem đánh răng làm tan máu đông và tăng lưu lượng máu đến vết thương bị máu tụ.
Cách thực hiện :
Bạn chỉ cần lấy một ít kem đánh răng và thoa lên vùng da bị bầm rồi dùng băng gạc quấn lại, để sang sáng hôm sau mới tháo băng gạc ra, rửa lại bằng nước sạch. Với cách này bạn sẽ thấy vết bầm giảm rõ rệt chỉ sau một đêm. Tuy nhiên, bạn cũng tránh dùng cách này nếu vết thương bị hở nhé.
2.13. Cách làm tan máu bầm với lá cải bắp
Lá cải bắp có berteroin giúp giảm sưng và chữa lành các vết thâm tím rất nhanh chóng.
- Cách thực hiện như sau: Bạn chuẩn bị một bắp cải, tách bỏ lá, nhúng vào nước nóng. Lấy ra để bớt nóng rồi đắp lên vết bầm, dùng băng gạc giữ cố định lại, để trong vòng khoảng 45 phút. Thực hiện cách này từ 2 đến 3 lần mỗi ngày để đạt kết quả cao nhất.
2.14. Cách làm tan máu bầm với sô-cô-la
Làm giảm vết bầm tím dưới da bằng sô-cô-la, nghe có vẻ hơi lạ phải không nào. Bạn chuẩn bị một thanh sô-cô-la rồi đem đi đun nóng lên, sau đó chà xát lên vết bầm, dùng băng gạc quấn lại, để qua đêm, rửa sạch vào sáng hôm sau.
- Lưu ý: nên để sô-cô-la phủ hết vết bầm để hiệu quả đem lại cao nhất, tránh dùng nếu kèm vết thương hở.
3. Cách làm tan máu bầm bằng các phương pháp khác
3.1. Bổ sung vitamin đầy đủ cho cơ thể
Ngoài các phương pháp điều trị vết bầm ngoài da bằng các biện pháp dân gian thì việc cung cấp các loại thức ăn có chứa nhiều vitamin K cũng là một phương pháp khoa học hiệu quả. Cách này góp phần làm tan các vết máu bầm dưới da nhanh chóng.
Bên cạnh đó, những thực phẩm có chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và phát triển collagen, cũng góp phần làm lành vết thương.
Như vậy, các bạn muốn nhanh chóng loại bỏ vết bầm thì hãy bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều vitamin K và Vitamin C nhé. Vitamin này có nhiều trong các thực phẩm như: các loại rau, chuối, bông cải xanh, ổi, chanh, dứa, quýt, cam, bưởi,...
3.2. Đến bệnh viện hoặc trạm y tế để kiểm tra vết bầm, dùng thuốc điều trị
Đối với các vết bầm nhẹ, không nghiêm trọng thì có thể điều trị tại nhà bằng các phương pháp dân gian mà Yeutre.vn đã chia sẻ ở trên,để loại bỏ các vết bầm. Còn đối với các trường hợp vết bầm bị nặng, đau nhức, sau 2 tuần vẫn không bớt, sưng tấy, kèm theo các triệu chứng khác như bị sốt do vết bầm gây ra,... thì bạn cần đến trạm y tế hoặc bệnh viện để thăm khám. Quá trình tham khám sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng mức độ vết bầm để ra các phương pháp điều trị thích hợp. Bạn không nên tự ý điều trị trong các trường hợp này, vì nếu không đúng cách có thể làm cho vết thương thêm nghiêm trọng, nguy hiểm đến sức khỏe.
4. Cách làm tan vết bầm ở vùng mặt, tay, chân và các vùng khác có giống nhau hay không
Những cách làm tan vết bầm bằng các biện pháp dân gian hay biện pháp khoa học ở trên đều có thể áp dụng trên các bộ phận chân, tay, bụng, mông, mặt.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, vùng da quanh mắt khá nhạy cảm và dễ bị kích ứng, vì vậy chúng ta cần rất cẩn trọng. Bạn chỉ nên dùng các cách làm tan máu bầm ở vùng mắt có tính lành, an toàn và không nóng cho khu vực này như: chườm đá, chườm ấm, đắp nghệ, khoai tây, nha đam, lá bắp cải, trứng gà. Còn, những cách có tính nóng như: thoa dầu nóng, đắp hành tây,... không nên dùng cho vùng mắt hay có kèm vết trầy xước vì rất dễ bị kích ứng làm tổn thương vùng mắt.
Đối với vùng đầu, bạn không nên tự ý chữa trị, nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bất cứ biện pháp nào. Vì, những vết bầm tím ở vùng đầu có khả năng không chỉ đơn giản là vỡ mạch máu nhỏ dẫn đến bầm máu mà có thể do nhiều nguyên nhân khác gây nên.
Giảm vết bầm ở tay, chân, mặt có thể dùng các biện pháp dân gian. Ảnh Internet5. Cách làm tan vết bầm tím ở trẻ con và người lớn có gì khác nhau?
Các bạn vẫn có thể sử dụng các cách như: chườm đá lạnh, lăn trứng gà, chườm ấm, đắp nha đam và ngò tây, nghệ tươi, lá bắp cải, dầu nóng ,... để áp dụng khi trẻ bị ngã hay va phải vật gì đó để lại vết máu bầm dưới da. Tuy nhiên, làn da của trẻ con mỏng và nhạy cảm hơn so với người lớn, nên thời gian thực hiện các mẹ cũng cần rút ngắn lại, không nên để quá lâu tránh gây tổn thương đến da của trẻ nhé.
Những bé có dấu hiệu vết bầm nặng mẹ không tự ý điều trị tại nhà mà nên đưa bé đi khám để đảm bảo an toàn.
6. Một số điều cần lưu ý liên quan đến việc bị máu bầm
- Khi va đập té ngã, ở những vùng da trên tay, chân, mặt nếu không kèm vết thương hở, bạn cần xử lý nhanh các vết bị va đập này với các cách phù hợp. Việc xử lý nhanh và sớm tình trạng trên sẽ làm giảm việc máu tích tụ dưới da khiến vết va đập bị bầm đen. Xử lý nhanh như thế cũng giúp bạn giảm đau nhanh chóng nữa.
- Khi bị bầm bạn cũng có thể kết hợp mát xa nhẹ nhàng để vết bầm nhanh tan và da khỏe mạnh hơn.
- Phòng tránh các vết bầm là hoàn toàn có thể. Khi làm việc hay đi lại nhất là những khu vực có nhiều đồ đạc, vật cản,,,bạn nên mặc quần dài áo dài tay và có độ dày nhất định. Đối với trẻ con hãy trang bị kiến thức cho con, nhắc nhở khi chơi đùa phải cẩn thận, nên đi đứng cẩn thận, quan sát tốt để tránh các vật cản hay vật nhọn. Bạn cũng cần lưu ý không cho con chơi ở những khu vực nhiều đồ đạc vật cản không an toàn, hay chơi một mình mà không có sự giám sát của người lớn.
- Khi bị bầm tím, bạn cần nâng cao vùng bị bầm lên để giảm sưng đau, máu lưu thông tốt hơn, vết bầm cũng sẽ nhanh tan hơn.
- Có thể dùng thuốc giảm đau nếu chỗ bị bầm quá đau.
- Nên bổ sung đầy đủ các chất vitamin cho cơ thể hàng ngày gồm cả các thực phẩm giàu vitamin K và vitamin C.
- Các vết bầm bị nặng, lâu ngày không bớt hoặc bị ở vùng mắt hay kèm theo các triệu chứng khác, bạn nên đi khám ở bệnh viện, không tự ý chữa trị tại nhà nhé.
- Các cách làm tan máu bầm có thể là khá dễ dàng nhưng trong mọi trường hợp, bạn cần cẩn thận trước khi xử lý để đảm bảo an toàn cho da cũng như đảm bảo cách thực hiện của mình có kết quả. Vì, bị các vết bầm là tình trạng thường xảy ra và rất dễ gặp trong sinh hoạt hàng ngày của chúng ta, nên Chuyên mục Sức khỏe rất hy vọng, chia sẻ chi tiết ở trên liên quan đến việc làm giảm, tan các vết máu bầm thật hữu ích cho bạn cùng gia đình.
Diễm Diễm tổng hợp