12 tác dụng của hoa atiso khiến bạn phải tích cực dùng thực phẩm này

Tác dụng của hoa atiso có lẽ phần lớn chúng ta đều biết là tốt cho gan, giải nhiệt, tiêu độc. Atiso được xếp vào nhóm rau nhưng nó cũng là một loại thuốc tự nhiên nhờ đặc tính dược liệu tiềm năng của mình. Mùa hè nóng bức đang về tới, cái nắng nóng đang tràn lan, mời bạn dừng đôi phút để cùng Chuyên mục Sức khỏe của Yeutre.vn tìm hiểu thêm về loại bông này nhé. Biết thêm những thông tin hữu ích để tích cực sử dụng hoa atiso không chỉ để giải nhiệt mà còn góp phần tăng cường sức khỏe cho cả nhà nữa. 

banner ads
Hoa atiso có nhiều lợi ích cho sức khỏe
Hoa atiso có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe không dừng ở tác dụng giải nhiệt tiêu độc hay làm mát gan. Ảnh Internet 

1. Thành phần dinh dưỡng của hoa atiso

Trong 128g atiso chưa nấu chín, thành phần dinh dưỡng có thể tìm thấy cụ thể như sau:

  • Carbs: 13.5g
  • Chất xơ: 6.9g
  • Protein: 4.2g
  • Chất béo: 0.2g
  • Vitamin C: 25% RDI
  • Vitamin K: 24% RDI
  • Thiamin: 6% RDI
  • Riboflavin: 5% RDI
  • Niacin: 7% RDI
  • Vitamin B6: 11% RDI
  • Folate: 22% RDI
  • Sắt: 9% RDI
  • Magie: 19% RDI
  • Phốt pho: 12% RDI
  • Potassium: 14% RDI
  • Canxi: 6% RDI
  • Kẽm: 6% RDI

Trong đó, RDI (Dietary Reference Intake) là mức đáp ứng tiêu thụ hàng ngày của một người khỏe mạnh. 

Atiso tươi
128g atiso tươi có hể đáp ứng 25% vitamin C mà một người khỏe mạnh cần trong ngày. Ảnh Internet 

Với atiso nấu chín, 120g nấu chín cung cấp dinh dưỡng như sau:

  • Carbs: 14.5g
  • Chất xơ: 6.8g
  • Protein: 3.5g
  • Chất béo: 0.4g
  • Vitamin C: 15% RDI
  • Vitamin K: 22% RDI
  • Thiamin: 5% RDI
  • Riboflavin: 6% RDI
  • Niacin: 7% RDI
  • Vitamin B6: 5% RDI
  • Folate: 27% RDI
  • Sắt: 4% RDI
  • Magie: 13% RDI
  • Phốt pho: 10% RDI
  • Potassium: 14% RDI
  • Canxi: 3% RDI
  • Kẽm: 3% RDI 
Atiso nấu chín
120g atiso nấu chín có thể đáp ứng 22% vitamin K nhu cầu của một người khỏe mạnh cần trong ngày. Ảnh Internet 

2. 12 tác dụng của atiso với sức khỏe

2.1. Tác dụng của hoa atiso đối với sức khỏe tim mạch

Theo các nghiên cứu, atiso có ảnh hưởng đến cholesterol. Một mặt do atiso có chứa chất oxy hóa ngăn ngừa sự hình thành cholesterol. Mặt khác, atiso góp phần khuyến khích cơ thể xử lý cholesterol hiệu qua hơn làm cho mức tổng thể cholesterol thấp hơn.

Trong khi đó, cholesterol là một loại chất béo tích tụ trong các động mạch của hệ thống tim mạch, ngăn chặn lưu lượng máu, tăng huyết áp và có thể dẫn đến các cơn đau tim hay đột quỵ.

Dựa vào các yếu tố trên cho thấy, atiso nói chung, hoa atiso nói riêng có thể được xem là một sự bổ sung đáng giá cho sức khỏe tim mạch của chúng ta. 

2.2. Giúp điều hòa huyết áp là một trong các tác dụng của atiso phải đề cập đến

Atiso khá giàu kali điều này góp phần giúp điều hòa huyết áp.

Một nghiên cứu trên 98 người đàn ông bị huyết áp cao cho thấy, việc tiêu thụ chiết xuất atiso hàng ngày trong 12 tuần làm giảm huyết áp tâm trương và mức huyết áp tâm thu lần lượt ở mức 2.76 và 2.85mg.

Trong đó, mức huyết áp tâm trương là mức huyết áp thấp nhất xuất hiện giữa hai lần tim co bóp, lúc này cơ tim được thả lỏng. Còn, huyết áp tâm thu là mức huyết áp cao nhất xuất hiện khi tim co bóp. 

Điều hòa huyết áp
Hoa atiso giúp điều hòa huyết áp. Ảnh Internet 

2.3 Cải thiện sức khỏe của gan - tác dụng của atiso được biết đến nhiều nhất

Tốt cho gan là tác dụng của atiso điển hình nhất mà hầu hết chúng ta đều biết đến. Từ xưa đến nay, nếu nói đến giải nhiệt, mát gan, tiêu độc thì chắc chắn chúng ta đều liên tưởng ngay đến atiso từ lá đến hoa của nó.

Hoa atiso lẫn lá hay chiết xuất từ atiso nói chung đều có tác dụng bảo vệ gan khỏi hư hại, thúc đẩy sự phát triển của mô mới. Bên cạnh đó, atiso cũng làm tăng sản xuất mật, giúp loại bỏ độc tố có hại từ gan.

Trong một thử nghiệm với 90 người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu cho thấy, việc tiêu thụ 600mg chiết xuất atiso mỗi ngày kéo dài trong hai tháng, đã giúp cải thiện chức năng gan rõ rệt.

Một nghiên cứu khác ở những người trưởng thành béo phì mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, khi họ dùng chiết xuất atiso hàng ngày kéo dài hai tháng đã giúp giảm viêm gan. Bên cạnh đó, tình trạng lắng đọng chất béo ít hơn so với việc không dùng atiso.

Có thể thấy rằng, hoa atiso có những đóng góp tích cực cho gan, giúp gan chúng ta khỏe mạnh hơn. Ngoài điều này, còn giúp giảm triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. 

Cải thiện sức khỏe gan
Hoa atiso giúp cải thiện sức khỏe của gan. Ảnh Internet 

2.4. Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa

Từ thành phần dinh dưỡng, ta cũng thấy bông atiso khá giàu chất xơ. Điều này giúp cho hệ tiêu hóa của chúng ta khỏe mạnh hơn.

Atiso chứa inulin một loại chất xơ hoạt động như prebiotic. Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh, chất này có thể giúp cơ thể chúng ta duy trì đường ruột khỏe mạnh. Chúng góp phần làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh đường ruột như ung thư ruột, hay tình trạng bất ổn như táo bón hay tiêu chảy.

Atiso còn giúp giảm triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn và ợ nóng. Một nghiên cứu trên 247 người mắc chứng khó tiêu, tiêu thụ chiết xuất từ lá atiso hàng ngày trong 6 tuần giúp giảm các triệu chứng như đầy hơi, cảm giác no khó chịu. Trong khi đó điều này không xảy ra so với việc không dùng atiso.

Ngoài ra, trong atiso nói chung còn chứa cynarin một hợp chất có thể tạo ra những tác động tích cực bằng cách kích thích sản xuất mật, tăng tốc độ di chuyển của ruột và cải thiện quá trình tiêu hóa một số chất béo. 

Bụng khỏe
Atiso giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Ảnh Internet 

2.5. Tác dụng của hoa atiso giúp hạ đường huyết

Atiso nói chung có tể giúp giảm lượng đường trong máu. Một nghiên cứu trên 39 người trưởng thành thừa cân cho thấy, việc tiêu thụ atiso và đậu hàng ngày trong 2 tháng làm giảm mức đường huyết lúc đói.

2.6. Tác dụng chống ung thư của hoa atiso

Atiso có chứa một số chất chống oxy hóa như rutin, quercetin, silymarin và axit galic. Các chất này được cho là thành phần có tác dụng chống ung thư.

Atiso được đánh giá là có hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất trong các loại rau. Đây là nghiên cứu được thực hiện bởi Bộ Nông nghiện Hoa Kỳ. Trong danh sách 1000 loại thực phẩm thì atiso xếp thứ 7 về hàm lượng chất chống oxy hóa.

Hàm lượng flavonoid của atiso giúp diệt các tế bào ung thư tuyến tụy, cũng như chúng giúp chống ung thư vú. 

Phòng chống ung thư
Atiso góp phần chống ung thư. Ảnh Internet 

2.7. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Nước cam không phải là thức uống duy nhất giúp chúng ta tăng cường đề kháng, không bị cảm hay nhiễm lạnh. Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm của Hoa Kỳ đã xếp atiso vào top những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Điều này cho thấy, ngoài cam, atiso cũng là thực phẩm giúp chúng ta tăng cường hệ thống miễn dịch một cách hiệu quả. 

Bên cạnh đó, atiso hay hoa atiso đều chứa hàm lượng polyphenol cao. Chất này có thể góp phần sửa chữa các tế bào bị hư hỏng làm suy giảm chức năng miễn dịch của chúng ta.

2.8. Tác dụng điều trị dị ứng và phòng ngừa dị tật bẩm sinh

Nhiều nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn nhiều rau gồm cả bông atiso có khả năng ức chế viêm. Atiso cũng là nguồn cung cấp folate phong phú. Chúng có lợi trong việc giảm viêm gây ứng và hen suyễn.

Folate rất cần cho phụ nữ chuẩn bị và đang mang thai. Vì chất này có thể góp phần làm giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh xảy ra ở trẻ sơ sinh. Vì vậy những chị em nào đang chuẩn bị có con hoặc đang mang thai thì có thể tham khảo ý kiến của bác sỹ để tận dụng sử dụng hoa atiso trong chế độ ăn uống của mình. 

Atiso giàu folate
Atiso giàu folate. Ảnh Internet 

2.9. Tác dụng giảm mỡ

Atiso nói chung hoa atiso nói riêng rất hữu ích trong việc duy trì cân nặng khỏe mạnh. Một bông atiso trung bình có thể cung cấp 25 calo, nó dễ dàng phù hợp với một thực đơn giảm cân hay kiểm soát cân nặng khỏe mạnh.

2.10. Chữa trị nôn nao

Như đề cập ở trên, atiso nói chung cải thiện sức khỏe của gan đáng kể. Atiso cũng giúp làm giảm bất cứ sự tắc nghẽn nào, giảm độc tố trong máy bằng cách loại bỏ chúng nhanh chóng. Do vậy, atiso được chọn làm một phương pháp chữa trị nôn nao khá hoàn hảo. Ví dụ, với những ai vừa trải qua một đêm uống rượu, sáng ra khi thức dậy có thể nhai vài lá atiso hay uống nước hoa aitso sẽ giúp giảm cảm giác nôn nao khó chịu hiệu quả, nhanh chóng. 

Đàn ông chóng mặt
Atiso giúp làm giảm cảm giác nôn nao do say rượu. Ảnh Internet 

2.11. Mật độ xương tăng

Atiso nói chung giàu các chất từ vitamin đến magie, phốt pho, potassium. Các chất này đều rất cần thiết cho việc tăng sức khỏe và mật độ xương. Chúng cũng góp phần làm giảm nguy cơ loãng xương.

2.12. Có lợi cho não bộ

Một tác dụng của hoa aitso khác mà chúng ta nhất định phải nói đến là rất có lợi cho sức khỏe não bộ.

Atiso như một loại thuốc giúp giãn mạch, cho phép nhiều oxy đến não hơn. Cũng như, hàm lượng phốt pho có tác dụng tích cực cho não. Một khi tình trạng phốt pho thiếu hụt có thể liên quan đến sự suy giảm nghiêm trọng của khả năng nhận thức.

Do đó, theo các chuyên gia, nếu bạn muốn giữ bộ não mình khỏe mạnh hãy đảm bảo luôn có đủ lượng phốt pho cho cơ thể. Và, không cần tìm nguồn bổ sung ở đâu xa, có thể tận dụng ngay hoa atiso. 

Bộ não
Atiso tốt cho não bộ. Ảnh Internet 

3. Lưu ý khi sử dụng hoa atiso

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, atiso nói chung, hoa aitso nói riêng có dược tính và là một loại thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng. Chúng có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mặc dù, tác dụng phụ của atiso nói chung với sức khỏe là rất hiếm nhưng chúng ta cũng cần lưu ý một số tác động có thể có liên quan, để việc sử dụng luôn an toàn chẳng hạn như:

  • Hoa atiso cũng có khả năng gây dị ứng tiềm tàng : Việc sử dụng thực phẩm nói chung, luôn có một số cá thể có dị ứng khi tiêu thụ trong khi những người khác thì không bị. Sử dụng atiso cũng vậy, cũng có khả năng gây dị ứng tiềm tàng. Theo các chuyên gia, những ai bị dị ứng với họ cúc cụ thể như dị ứng hoa cúc, hoa hướng dương hay các loại khác cùng họ cúc thì cũng có khả năng bị dị ứng với atiso, vì atiso cũng thuộc họ này. Do đó, nếu bạn dị ứng với các loại hoa cây họ cúc thì nên lưu ý cẩn thận khi dùng hoa atiso. 
Dị ứng hoa cúc
Nếu bạn dị ứng với hoa cúc, cũng rất có thể bạn sẽ bị dị ứng với hoa atiso. Ảnh Internet 
  • Phụ nữ có thai và cho con bú : Mặc dù atiso có chứa một hàm lượng folate nhất định tốt cho phụ nữ mang thai, song những thông tin khác về việc tiêu thụ atiso an toàn trong thai kỳ hiện nay chưa thực sự rõ ràng. Đây cũng là lý do khiến phụ nữ mang thai và cho con bú cũng nên cẩn trọng khi sử dụng hoa atiso. Không nên lạm dụng loại thực phẩm này trong chế độ dinh dưỡng của mình để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Những người bị tắc nghẽn ống mật hoặc sỏi mật : Theo các chuyên gia, những ai mắc bệnh sỏi mật hoặc bị tắc nghẽn ống mật nên tránh dùng atiso nói chung, do khả năng thúc đẩy chuyển động của mật mà atiso mang lại. 
Phụ nữ ôm bụng
Người bị tắc nghẽn ống mật hoặc bị sỏi mật không nên dùng atiso. Ảnh Internet 

Cuối cùng, có thể kết luận rằng, tác dụng của hoa atiso với sức khỏe phần lớn đều rất tích cực. Không chỉ tốt cho gan, dược tính của atiso phong phú hơn giới hạn mà chúng ta từng biết. Qua thông tin chia sẻ ở trên, Chuyên mục Sức khỏe của Yeutre.vn hy vọng rằng, bạn sẽ tăng cường sử dụng atiso cho gia đình mình hơn. Vì điều này không chỉ dừng lại ở tác dụng mát gan, giải độc, giải nhiệt của atiso nói chung, hoa atiso nói riêng; còn bởi nhiều lợi ích rất tuyệt vời khác mà không phải thực phẩm nào cũng có thể sánh được.

Nguồn tham khảo: Health Line, Women's Health Mag & Organic Facts

Cát Lâm tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI