Biến chứng thai kì giai đoạn đầu
Thai ngoài tử cung
Mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều trong thai kỳ .
Thai ngoài tử cung là trứng đã thụ thai làm tổ ở ngoài tử cung. Tỉ lệ trường hợp này xảy ra là 1/200. Xác suất này cao hơn khi mẹ bầu đã từng bị trước đây. Trong trường hợp này bắt buộc phải phẫu thuật để lấy phôi thai kịp thời để tránh bị bể vòi trứng.
Sẩy thai
15% các trường hợp sẩy thai thường sảy ra trong giai đoạn sớm. Nguyên nhân là do các vấn đề ở nhiễm sắc thể. Nếu bị sẩy thai trong giai đoạn này, các lần mang thai khác không có ảnh hưởng, thường thì thai kỳ sẽ khỏe mạnh.
Nghén
Các biểu hiện của nghén là buồn nôn và nôn. Tỷ lệ xuất hiện nghén trong thai kỳ là 1:200. Phần lớn các triệu chứng này là bình thường. Tuy nhiên, nếu biểu hiện nghiêm trọng thì mẹ cần được điều trị bằng thuốc để tránh tình trạng mất nước quá nhiều và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Biến chứng giữa thai kỳ
Hở eo cổ tử cung
Cổ tử cung không thể đóng kín dẫn đến biến chứng hở eo cổ tử cung. Thường thì cổ tử cung phải được đóng và bịt kín bởi một nút nhầy, đặc. Khi bị hở eo cổ tử cung thì cổ tử cung thường ngắn và giãn. Hở eo tử cung có thể dẫn đến sẩy thai hoặc vỡ màng ối sớm. Khâu cổ tử cung là cách để ứng phó trong trường hợp này. Trước khi sinh khoảng một vài tuần chỉ khâu sẽ được gỡ bỏ để thuận tiện cho việc sinh nở sau đó.
Thiếu máu
Tình trạng tăng tích nước, tăng trọng lượng trong thai kỳ khiến mẹ bầu dễ bị thiếu máu. Để xử lý biến chứng này mẹ bầu nên bổ sung đủ sắt trong thai kỳ hoặc truyền máu nếu cần thiết.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thai kỳ giúp phòng chống một số biến chứng.
Bất tương đồng nhóm máu ABO
Biến chứng xảy ra khi bé có nhóm máu A, B, AB và mẹ có nhóm máu O. Lúc này xảy ra sự không tiếp nhận máu từ mẹ do cơ thể bé sinh ra các phản ứng kháng lại. Để điều trị thường phải truyền máu để khắc phục.
Nhau tiền đạo
Nếu thai nhi nằm khá thấp trong tử cung, che chắn cho một phần hoặc hoàn toàn cổ tử cung thì dễ gây chảy máu và cản trở lối ra của thai nhi gây ra biến chứng nhau tiền đạo. Biến chứng này cần mổ can thiệp để tránh nguy hiểm cho mẹ bầu.
Chậm tăng trưởng trong tử cung
Chậm tăng trưởng trong tử cung xảy ra khoảng 10% trong thai kỳ. Trường hợp này dễ xảy ra ở các mẹ mang con đầu lòng hơn các trường hợp mang thai lần thứ hai trở đi. Việc xác định mức độ tăng trưởng của thai nhi thường được theo dõi qua các lần khám thai định kỳ, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường các y bác sĩ sẽ hướng dẫn hoặc can thiệp để mẹ bầu có thể thúc đẩy sự phát triển của bé trở lại bình thường.
Sinh non
7% các trường hợp mang thai sinh non. Các mẹ bầu đã từng sinh non, hút thuốc lá, uống rượu, có bệnh răng miệng… thường bị sinh non. Lúc này, các y bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu sinh nở an toàn hoặc dùng thuốc để kích thích phổi thai nhi phát triển hơn nếu thai nhi chưa kịp trưởng thành. Bé sinh non thường yếu ớt hơn bé sinh đủ ngày khả năng phát triển cũng kém hơn sau này.
Các biến chứng xuất hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau trong thai kỳ.
Biến chứng muộn trong thai kỳ
Huyết khối tĩnh mạch sâu
Biến chứng này thường xảy ra ở chân, hoặc ở tĩnh mạch chậu trong thai kỳ. Chúng là một cục máu đông dễ thấy ở phụ nữa ít vận động khi mang thai hay bị thừa cân, hút thuốc lá. Nếu người trong gia đình bị chứng này thì mẹ bầu cũng dễ mắc bệnh tương tự. Huyết khối có thể di chuyển đến mạch máu ở tim hay phổi gây ra tắc nghẽn và nguy hiểm đến tính mạng. Dùng thuốc kháng đông máu có thể điều trị được chứng này.
Tăng huyết áp
Tăng huyết áp có thể dẫn đến chứng tiền sản giật nguy hiểm. Mẹ bầu sinh con lần đầu hay có tiền sử mắc bệnh này thì dễ mắc chứng này hơn. Tăng huyết áp cũng ảnh hưởng đến lưu lượng máu tới nhau thai và làm giảm lượng oxy cho bé.
Rhesus
Giống như bất đồng nhóm máu ABO, bất đồng nhóm máu Rh(+) và Rh (-) cũng gây nên các phản ứng bài trừ tiếp nhận dinh dưỡng từ mẹ của thai nhi. Thường mẹ mang thai từ lần thứ hai trở đi dễ gặp biến chứng này hơn. Điều trị bằng cách tiêm Anti-D cho phụ nữ có Rh(-) sau khi sinh hoặc trong thai kỳ.
Đa ối (nhiều nước ối) – Thiểu ối (thiếu nước ối)
Lượng nước ối thiếu hoặc thừa cũng là một biến chứng dễ gặp ở mẹ bầu. Việc sớm xác định bệnh và điều trị là cần thiết để tránh cho thai nhi gặp nguy hiểm.
Tiểu đường khi mang thai
Tiểu đường thai kỳ xảy ra ở 1-3% mẹ bầu. Chế độ ăn uống, sự thay đổi của nội tiết tố là những nguyên nhân gây nên chứng này. Tiêm insulin là cách đều trị với biến chứng tiểu đường thai kỳ.
Bong nhau thai
Nhau thai bong khỏi thành tử cung khiến cho thai nhi bị thiếu oxy và dinh dưỡng. Trong trường hợp này mẹ cần được nhanh chóng mổ lấy thai cấp cứu.
Việc thăm khám trong thai kỳ là cần thiết để kiểm soát sức khỏe thai kỳ.
Thai chết lưu
Thai chết lưu là thai nhi chết và bị lưu giữ lại trong tử cung. Các siêu âm có thể chuẩn đoán chắc chắn tình trạng này. Thai chết lưu đôi khi không thể tìm được nguyên nhân cụ thể.
Ứ mật trong thai kỳ
Ứ mật trong thai kỳ là khi men tiêu hóa hay mật trong gan thẩm thấu vào máu. Khoảng 1,5/1000 mẹ bầu gặp phải trường hợp này. Triệu chứng thường thấy như: ngứa, nhất là ở tay và chân. Mẹ có thể kiểm soát bằng thuốc, trong trường hợp tệ nhất mẹ phải sinh em bé sớm.
Đau dây chằng mu
Dây chằng mu bị đau do phải giãn ra dưới tác động của nội tiết tố thai kỳ để mở rộng khung xương chậu giúp thai nhi có không gian phát triển. Thường mẹ bầu sẽ đau khi vận động. Lúc này mẹ nên nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động nặng và sử dụng đai lưng hỗ trợ cũng như điều trị vật lý để giảm bớt khó chịu.
Yeutre.vn (Tổng hợp)