Tiêm phòng cúm cho trẻ và những điều mẹ cần biết

Tiêm phòng cúm cho trẻ giúp phòng ngừa được bệnh cúm và giảm thiểu nguy cơ có những biến chứng mà bệnh cúm gây ra. Ba mẹ nên tiêm phòng cúm cho trẻ mỗi năm một lần để có thể bảo vệ bé một cách tốt nhất.

banner ads

Bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm và rất dễ lây lan. Cúm là bệnh lành tính, tuy nhiên với những trẻ dưới 5 tuổi khi mắc cúm sẽ có nhiều nguy cơ biến chứng sang viêm phổi, nhiễm trùng máu, suy tạng, tiêu chảy,... vì vậy ba mẹ hãy tiêm phòng cúm cho trẻ đầy đủ. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần biết những điều sau đây khi tiêm phòng cúm cho trẻ.

tiêm phòng cúm cho trẻ
Tiêm phòng cúm cho trẻ giúp phòng ngừa bệnh cúm mùa cho trẻ - Ảnh Internet

1. Tầm quan trọng của việc tiêm phòng cúm cho trẻ

Cúm là bệnh hô hấp cấp tính và không có thuốc đặc trị. Với những triệu chứng như: sốt, sổ mũi, ho, đau đầu, đau họng, đau mỏi toàn thân, chán ăn, mệt mỏi,... bệnh nhân sẽ được kê các loại thuốc để làm giảm triệu chứng. Thông thường bệnh cúm kéo dài từ 2 đến 5 ngày và sẽ tự khỏi.

Đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi (đặc biệt nhỏ hơn 2 tuổi) khi mắc bệnh cúm sẽ có nhiều nguy cơ bị biến chứng sang viêm phổi, suy đa tạng, nhiễm trùng máu,... rất nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

tiêm phòng cúm cho trẻ
Trẻ nhỏ mắc cúm sẽ có nguy cơ bị biến chứng cao hơn người lớn - Ảnh Internet

Các trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi vẫn còn hưởng miễn dịch từ mẹ nên khả năng mắc bệnh cúm ít hơn. Còn đối với trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên lúc này đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với môi trường bên ngoài cũng như không còn hưởng miễn dịch nhiều từ mẹ nữa. Vì vậy, các bé sẽ có nhiều nguy có mắc bệnh hơn. Hiện nay phương pháp phòng ngừa bệnh cúm tốt nhất đó là tiêm phòng cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

2. Nên tiêm phòng cúm cho trẻ mỗi năm một lần

Ở nước ta, mùa cúm bắt đầu từ tháng 11 năm nay đến tháng 3 năm sau. Do đó, ba mẹ nên tiêm phòng cúm cho trẻ trước mùa dịch mỗi năm, để bé có sự chuẩn bị tốt nhất để phòng tránh dịch bệnh.

Thời gian miễn dịch chỉ có hiệu lực trung bình một năm và bệnh cúm do nhiều chủng vi rút cúm gây ra, mỗi năm lại thay đổi. Vắc xin đều được nghiên cứu để phù hợp với chủng vi rút của mỗi năm. Chính vì vậy mà chúng ta cần nên tiêm phòng, chích ngừa cúm cho trẻ mỗi năm một lần.

3. Tiêm phòng cúm cho trẻ nhưng trẻ vẫn có thể mắc bệnh cúm

Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc tại sao tiêm phòng cúm cho trẻ rồi nhưng trẻ vẫn bị mắc bệnh cúm. Sau đây là những lý do để giải thích cho trường hợp trên:

Thời gian vắc xin cúm phát huy tác dụng là từ 1 đến 2 tuần sau khi tiêm phòng cúm cho trẻ. Vì vậy nếu sau khi trẻ vừa tiêm cúm xong mà bị mắc bệnh cúm thì không phải vắc xin gây bệnh cúm cho trẻ mà là trẻ đã bị nhiễm từ môi trường bên ngoài, trước khi vắc xin phát huy được tác dụng.

Vắc xin cúm có tỷ lệ phòng ngừa bệnh hiệu quả từ 96-97%. Như vậy, tỷ lệ nhỏ còn lại vắc xin không mang lại hiệu quả và bé vẫn có khả năng bị mắc bệnh cúm nếu bị vi rút cúm xâm nhập.

tiêm phòng cúm cho trẻ
Tiêm phòng cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mỗi năm - Ảnh Internet

Vi rút cúm có rất nhiều chủng loại và các dạng kháng nguyên. Mỗi loại vắc xin sẽ giúp phòng ngừa 3 chủng vi rút. Vì vậy nếu bé vẫn mắc cúm khi đã tiêm phòng nguyên nhân, cũng có thể là do bé bị nhiễm một chủng vi rút khác mà vắc xin không có.

Ngoài ra, có thể ba mẹ nhầm lẫn triệu chứng của bệnh khác như viêm hô hấp trên, cảm lạnh do những vi rút khác gây nên. Do các triệu chứng của những bệnh này khá giống nhau. Vì vậy, ba mẹ cần cho bé đi khám bác sĩ để có thể được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.

Có thể nói rằng, mặc dù đã tiêm phòng cúm cho trẻ rồi tuy nhiên vẫn có trường hợp trẻ bị mắc cúm. Nhưng ba mẹ hãy yên tâm, khi đó đa phần nếu có mắc bệnh, trẻ thường bị bệnh ở thể nhẹ, mau lành bệnh hơn và hạn chế được những nguy cơ có các biến chứng xảy ra. Ngoài ra, ba mẹ hãy tiêm phòng cúm cho trẻ và cả gia đình để mang lại lợi ích phòng ngừa cúm tốt nhất.

Thanh Ngân tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI