1. Trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt và cách hạ sốt hiệu quả
Sốt nhẹ là biểu hiện bình thường khi tiêm phòng. Tuy nhiên khi trẻ sốt sẽ thường mệt mỏi, cáu gắt và quấy khóc. Sau đây là những cách hạ sốt bố mẹ có thể áp dụng:
1.1 Dùng lá tía tô để hạ sốt cho bé
Đây là mẹo dân gian được nhiều mẹ áp dụng thành công. Theo đông y, tía tô có tác dụng giải cảm, hạ sốt, giải độc rất hiệu quả vì trong tía tô có chất kháng sinh tự nhiên.
Để tăng hiệu quả của lá tía tô, trước khi đưa trẻ sơ sinh đi tiêm phòng một ngày, mẹ hãy dùng ngọn lá tía tô (càng nhiều càng tốt) ngâm nước muối sau đó rửa sạch và ăn. Ăn xong mẹ cho bé bú nhiều hơn. Trước khi tiêm phòng mẹ cho bé bú trước một ít (không nên cho trẻ bú quá no khi tiêm vắc xin) và sau khi tiêm xong mẹ hãy tích cực cho bé bú nhiều hơn. Trong sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng cộng với chất kháng sinh tự nhiên từ lá tía tô sẽ giúp ngăn ngừa sốt cho con hiệu quả. Ngoài cách ăn lá tía tô, các mẹ có thể dùng lá tía tô rửa sạch, đun với nước rồi uống thay thế nước trong vòng 2 ngày trước khi trẻ tiêm ngừa.
1.2 Dùng miếng dán hạ sốt
Sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh xong, để phòng ngừa trẻ sốt ba mẹ có thể mua miếng dán hạ sốt cắt vòng tròn ở giữa rồi dán lên vị trí tiêm. Các mẹ lưu ý khi dán, cần chú ý dán sao cho miếng dán không phủ vết tiêm. Việc sử dụng miếng dán hạ sốt giúp trẻ giảm đau và giảm sốt sau khi tiêm phòng rất tốt.
1.3 Dùng bông gòn chứa cồn
Sau khi tiêm mẹ có thể dùng bông gòn y tế chứa cồn xoa vào vị trí tiêm cho đến khi miếng gòn khô thì các mẹ có thể dừng. Cồn sẽ giúp ngăn ngừa trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt .
Ngoài ra, mẹ cũng có thể chườm mát lên vết tiêm. Trước khi tiêm phòng cho trẻ mẹ nên chuẩn bị khăn sạch và được giữ lạnh. Sau khi trẻ tiêm ngừa xong mẹ hãy dùng khăn lạnh đã chuẩn bị sẵn chườm lên bị trí tiêm cho trẻ. Phương pháp này vừa giúp ngăn ngừa trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt lại còn giúp trẻ giảm đau, sưng tấy ở vết tiêm rất tốt.
2. Chăm sóc trẻ sơ sinh tiêm phong bị sốt như thế nào
Việc trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt rất hay gặp, vì vậy không chỉ hạ sốt cho con nhanh chóng , các mẹ hãy chăm sóc trẻ ở giai đoạn này thật tốt đế trẻ mau chóng phục hồi nhé. Việc chăm sóc cụ thể như:
- Theo dõi nhiệt độ của bé bằng nhiệt kế để có thể có kết quả chính xác
- Cho trẻ mặc quần áo thoải mái, thoáng mát.
- Lau mát cho trẻ kho bị sốt nhẹ.
- Nếu trẻ sốt cao từ 39 độ hãy dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Cho bé nằm quạt/ phòng điều hoà mát mẻ. Tuy nhiên tránh để quạt thổi hay máy lạnh hướng trực tiếp vào người bé.
- Cho bé bú nhiều hơn để bù điện giải.
- Cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá (với trẻ đã qua giai đoạn ăn dặm).
Theo dõi tình trạng của bé sau khi tiêm phòng từ 24 - 48 giờ. Nếu có những biểu hiện như trẻ bị sốt cao , co giật, tím tái, khó thở, quấy khóc quá lâu,... thì nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Trên đây là những cách phòng tránh cũng như cách chăm sóc trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt, mà ba mẹ nên biết, để có thể giúp con hạ sốt nhanh, mau khỏe khoắn trở lại, cũng như không còn lo lắng mệt mỏi mỗi khi cho bé đi tiêm phòng. Yeutre.vn cũng hy vọng ba mẹ đừng vì lo sợ bé sốt, quấy khóc mà không cho bé tiêm phòng đầy đủ, bởi vì tiêm phòng là rất quan trọng với sức khoẻ của trẻ, giúp trẻ phòng ngừa được rất nhiều bệnh trong đó có cả những bệnh nguy hiểm.
Thanh Ngân tổng hợp