Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường, thiếu máu và cao huyết áp

Thực đơn cho bà bầu luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu, ngay khi phụ nữ biết được mình đã đón nhận được "thiên chức"làm mẹ. Ăn uống như thế nào trong quá trình mang thai vô cùng quan trọng, phòng tránh các chứng bệnh thường gặp như tiểu đường, thiếu máu, cao huyết áp lại càng quan trọng hơn. Từ đó đảm bảo sức khỏe của mẹ và không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

banner ads

Mẹ bầu nên chú ý chế độ thực đơn hợp lý để đảm bảo sưc khỏe cho bản thân & thai nhi
Mẹ bầu nên chú ý chế độ thực đơn hợp lý để đảm bảo sưc khỏe cho bản thân & thai nhi - Ảnh: Internet

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các kiến thức để các mẹ chuẩn bị cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học nhất theo từng trường hợp mà bản thân đang bị mắc phải.

1. Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh tiểu đường chỉ xảy ra trong thai kỳ do chị em phụ nữ có chế độ sinh hoạt và ăn uống không hợp lý. Bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển bình thường của thai nhi. Do đó, chế độ dinh dưỡng hợp lý dành riêng cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ với việc lưu ý đến thành phần các chất có trong thực phẩm hằng ngày nên là vấn đề cần được quan tâm để tránh nguy cơ rủi ro đến với cả mẹ và bé.

Cacbonhydrate: Lượng carbohydarte cao hay thấp đều không có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Cao sẽ dẫn đến lượng đường trong máu tăng. Thấp sẽ dẫn đến chứng hạ đường huyết của phụ nữ sau khi được tiêm insulin. Cacbonhydarte có 2 dạng là đơn giản (đường) và phức tạp (tinh bột). Bà bầu bị tiểu đường thì nên ăn loại cacbonhydrate phức tạp có trong gạo lứt, bột yến mạch và ngũ cốc nguyên hạt; không nên ăn đồ ngọt như bánh kẹo, cơm gạo trắng, nước hoa quả đóng hộp và nên tăng cường ăn nhiều hoa quả, uống nước ép trái cây nguyên chất.

banner ads

Yến mạch là thực phẩm chưa carbonhydrad phức tạp tốt cho bà bầu bị tiểu đường
Yến mạch là thực phẩm chưa carbonhydrad phức tạp tốt cho bà bầu bị tiểu đường - Ảnh: Internet

Chất đạm, chất béo: Bà bầu bị tiểu đường nên chọn ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật nhưng hạn chế mỡ như thịt gà nạc không da, thịt lợn nạc, thịt bò và các loại đỗ. Không ăn các loại thực phẩm có chất béo bão hòa và chọn các loại giàu Omega 3 với chất béo không bão hòa có nhiều trong cá hồi. Luộc, hấp thay vì chiên, xào là cách hiệu quả để cắt giảm lượng chất béo bão hòa có hại.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên chọn thịt nạc cho thực đơn của mình
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên chọn thịt nạc cho thực đơn của mình - Ảnh: Internet

Chất xơ: Ăn nhiều chất xơ có trong rau củ quả sẽ làm giảm lượng đường trong máu, đồng thời còn ngăn ngừa chứng táo bón ở mẹ bầu.

2. Thực đơn cho bà bầu bị thiếu máu

Thiếu máu không chỉ nguy hiểm tới sức khỏe của người mẹ mà còn gây hại đến cả thai nhi. Vì vậy, để đảm báo sức khỏe của mẹ và thai nhi, các mẹ bầu nên cung cấp đầy đủ chất sắt, vitamin...có trong một số loại thực phẩm dưới đây:

Thịt có màu đỏ: Thịt bò sẽ là lựa chọn tối ưu dành cho các mẹ nếu không muốn bệnh thiếu máu ngày càng trầm trọng hơn. Theo nghiên cứu, 85mg thịt bò sẽ cung cấp đến 2,1mg chất sắt. Do vậy, các mẹ hãy bổ sung ngay thịt bò vào thực đơn dinh dưỡng của mình nếu bị thiếu máu trong quá trình mang thai nhé!

Thịt đỏ là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào cho mẹ bầu bị thiếu máu
Thịt đỏ là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào cho mẹ bầu bị thiếu máu - Ảnh: Internet

Lòng đỏ trứng gà: Chứa các dưỡng chất tốt có lợi cho sức khỏe của thai nhi và các vitamin B1, B6, A, D, K...trứng gà sẽ là loại thực phẩm bổ sung lượng máu bị thiếu hụt cho mẹ bầu. Ăn 2 - 3 quả trứng mỗi tuần là điều cần thiết nếu không muốn tình trạng thiếu máu kéo dài.

Bông cải xanh: Chứa thành phần chất sắt, protein, canxi, crom, vitamin A, C...bông cải xanh luôn được khuyến khích góp mặt trong thành phần thực đơn của bà bầu khi mang thai, đặc biệt là khi mắc bệnh thiếu máu.

Bổ sung bông cải xanh vào thực đơn để giảm thiểu tình trạng thiếu máu
Bổ sung bông cải xanh vào thực đơn để giảm thiểu tình trạng thiếu máu - Ảnh: Internet

Bí đỏ: Được xem là thực phẩm bổ máu với hàm lượng chất sắt, amino axit, carotene...các mẹ nên bổ sung bí đỏ ngay vào bữa ăn của mình để giúp giảm thiểu sự thiếu hụt máu trong cơ thể. Tuy nhiên, chị em cũng nên lưu ý chọn bí đỏ chín để có thể bổ sung các dưỡng chất được nhiều hơn, đặc biệt là chất sắt.

Bí đỏ chín sẽ là sự lựa chọn thông minh nếu mẹ bầu không muốn bị thiếu máu trầm trọng hơn
Bí đỏ chín sẽ là sự lựa chọn thông minh nếu mẹ bầu không muốn bị thiếu máu trầm trọng hơn - Ảnh: Internet

3. Thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp

Cao huyết áp trong quá trình thai kỳ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm xảy ra đối với cả mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp chị em khi mang thai tránh khỏi những rắc rối mà cao huyết áp mang lại. Những thực phẩm dưới đây sẽ là lựa chọn khoa học dành cho các mẹ khi bị cao huyết áp:

Cam: Thành phần vitamin C dồi dào trong quả cao sẽ giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định. Thực đơn được bổ sung cam trong quá trình thai kỳ sẽ giúp các mẹ yên tâm hơn với chứng cao huyết áp của mình.

Mẹ bầu sẽ yên tâm hơn với sự có mặt của cam trong thực đơn của mình khi bị tiểu đường
Mẹ bầu sẽ yên tâm hơn với sự có mặt của cam trong thực đơn của mình khi bị tiểu đường - Ảnh: Internet

Chuối: Lượng kali trong chuối có tác dụng giúp đào thải lượng natri dư thừa trong cơ thể, từ đó giúp ổn định huyết áp. Chị em nên ăn 1 - 2 quả chuối mỗi ngày khi mang thai để phát huy công dụng từ nguồn kali và cả chất xơ có trong chuối.

Chocolate đen: Được biết đến với loại thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng một cách có hiệu quả, thành phần flavonon có trong chocolate đen còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh cao huyết áp, nguy hiểm hơn là đột quỵ ở các mẹ bầu. Nhấm nhấp chocolate đen mỗi ngày sẽ là cách đẩy lùi các biến chứng của cao huyết áp các mẹ nhé!

Nhấm nháp chocolate đen sẽ giúp đẩy lùi chứng huyết áp cao ở mẹ bầu
Nhấm nháp chocolate đen sẽ giúp đẩy lùi chứng huyết áp cao ở mẹ bầu - Ảnh: Internet

Sữa ít béo: Sự kết hợp giữa 3 thành phần dưỡng chất canxi, magie và kali có nhiều trong sữa ít béo sẽ giúp giảm huyết áp một cách hữu hiệu.

Sữa ít béo sẽ giúp huyết áp của mẹ bầu được ổn định hơn
Uống sữa ít béo sẽ giúp huyết áp của mẹ bầu được ổn định hơn - Ảnh: Internet

 Đừng chần chừ, hãy xây dựng ngay một chế độ thực đơn cho bà bầu riêng biệt, phù hợp với chứng bệnh riêng của mình, các biến chứng gây ảnh hưởng của sức khỏe của mẹ và bé sẽ nhanh chóng được xóa tan. Chúc các mẹ thành công!

Nguyễn Hà tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI