Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi và những lưu ý bố mẹ nào cũng nên tìm hiểu

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi cần những gì, và ăn như thế nào để đảm bảo đủ dinh dưỡng? Đây là những câu hỏi liên tục được đặt ra từ những người lần đầu tiên làm cha làm mẹ. Để giải đáp thắc mắc này, Yeutre.vn tổng hợp những lưu ý cần thiết cho các bậc phụ huynh trong việc chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi, cũng như gợi ý vài thực đơn tiêu biểu giàu chất dinh dưỡng để bố mẹ tham khảo.

banner ads
thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giàu dinh dưỡng
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giàu dinh dưỡng - Ảnh Internet

1. Những sai lầm cần tránh trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

1.1 Thời điểm cho bé ăn dặm không hợp lý

- Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì thời điểm cho bé bắt đầu ăn dặm tốt nhất là sau 6 tháng tuổi vì trước 6 tháng, trẻ vẫn rất cần nguồn dinh dưỡng và kháng thể có trong sữa mẹ để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

- Rất nhiều mẹ đã vội vã tập cho con ăn dặm ngay từ tháng thứ 4, 5 khiến hệ tiêu hóa của bé bị tổn thương. Do trong độ tuổi này, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Trẻ khó hấp thụ các loại thức ăn mới, tiêu hóa kém, gây ra hiện tượng khó tiêu ở trẻ, khiến trẻ trở nên chán ăn và thậm chí trẻ có thể bỏ bú.

1.2 Chế độ ăn có quá nhiều chất đạm

- Nhiều chị em khi nấu bột ăn dặm cho bé thì cho rất nhiều thịt, cá, trứng vào vì sợ con mình ăn uống không đủ chất. Chính thói quen và suy nghĩ như vậy đã khiến bé bị rối loạn tiêu hóa ngay khi còn nhỏ do lượng đạm trong thức ăn quá nhiều.

- Khi mới bắt đầu ăn dặm, bé cần phải có thời gian làm quen với các thức ăn mới lạ ngoài sữa mẹ. Vì vậy, các mẹ nên cho bé làm quen với thức ăn loãng trước để hệ tiêu tóa còn non nớt của trẻ dễ hấp thu; và nên cho bé ăn từng chút một, xen kẽ là các bữa ăn mặn - ngọt để bé quen dần với thức ăn, cũng như giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

- Chỉ nên cho bé ăn nhiều đạm khi trẻ đã trên 8 tháng tuổi. Ăn nhiều nhưng cơ thể trẻ không hấp thụ được sẽ khiến bé bị thiếu vi chất dinh dưỡng về sau. Các mẹ hãy cho bé ăn theo đúng giai đoạn, dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu phát triển của bé.

 sai lầm khi cho bé ăn dặm sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng
Sai lầm khi cho bé ăn dặm sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng - Ảnh Internet

1.3 Ăn nước hầm xương nhưng lại bỏ cái

- Nhiều mẹ có quan niệm rằng "ăn gì bổ nấy" và "ăn xương sẽ giúp trẻ cứng xương" nên khi nấu bột cho bé, các mẹ thường hầm rất nhiều xương, sau đó lấy nước hầm xương để nấu cháo, bột cho trẻ nhưng lại không cho bé ăn cái.

- Nước hầm xương tuy ngọt và thơm nhưng chủ yếu lại là mỡ, chất đạm hay canxi lại rất ít khiến bé ăn nhiều nhưng lại bị thiếu vi chất dinh dưỡng. Các mẹ cần lưu ý rằng nên cho bé ăn cả cái lẫn nước để đảm bảo đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

1.4 Nấu một lần và cho bé ăn cả ngày

- Nhiều mẹ có thói quen khi nấu ăn cho trẻ là nấu luôn 1 lần và cho bé ăn cả ngày để tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Nhưng thức ăn để cả ngày sẽ mất đi những hương vị thơm ngon, các dưỡng chất cũng bị mất đi do hâm nóng nhiều lần, nên dù cho bé có ăn nhiều đi nữa thì cũng không đủ chất.

- Để bé ăn ngon miệng thì mẹ chỉ nên nấu sẵn 1 nồi cháo trắng thôi vì bảo quản trong tủ lạnh. Khi đến bữa ăn cho trẻ thì chỉ cần lấy ra một phần cháo kết hợp cùng các loại thực phẩm dinh dưỡng cho bé khác, để chế biến là đã có một bữa ăn thơm ngon với đầy đủ dưỡng chất cho bé.

1.5 Ép trẻ ăn quá nhiều và kéo dài bữa ăn

- So với người lớn thì dạ dày của bé nhỏ hơn 5 lần nên đừng cố ép bé ăn các mẹ nhé, điều này chỉ khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu, khó hấp thu dinh dưỡng dẫn đến biếng ăn.

 các mẹ không nên cố ép bé ăn dặm
Các mẹ không nên cố ép bé ăn dặm - Ảnh Internet

- Có không ít mẹ còn bắt bé phải ăn hết khẩu phần ăn của mình, vừa ẵm bé đi dạo, vừa chơi vừa ăn đến kéo dài 1 - 2 tiếng đồng hồ khiến thức ăn nguội lạnh mất hết hương vị thơm ngon. Các mẹ chỉ nên cho bé ăn trong vòng 30 phút dù bé ăn ít hay ăn nhiều thì cũng dừng ăn để bé có cảm giác đói và thèm ăn cho bữa tiếp theo.

1.6 Dùng quá nhiều gia vị gây hại đến thận của bé

Vị giác của trẻ nhỏ nhạy cảm hơn người lớn rất nhiều nên khi nếm thức ăn các mẹ thấy đã vừa miệng nhưng lại rất mặn với bé đấy. Chưa kể đến việc nêm nếm quá nhiều gia vị sẽ gây hại cho thận của trẻ khi mà thận của bé còn rất non nớt và chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy mẹ không nên sử dụng gia vị khi chế biến thức ăn cho bé để bảo vệ sức khỏe và giúp bé ăn vừa miệng.

1.7 Giảm lượng sữa hằng ngày

- Từ 6 tháng tuổi, bé cần uống 1200 - 1400 ml sữa mỗi ngày. S ữa trong giai đoạn này vẫn là dinh dưỡng chính cho trẻ còn ăn dặm chỉ là xen kẽ để bé tập làm quen.

- Nhiều mẹ khi bé bắt đầu ăn dặm thì lại giảm lượng sữa vì suy nghĩ uống sữa nhiều, no, bé sẽ không ăn được nữa. Trẻ dưới 1 tuổi thì sữa vẫn là thực phẩm chính vì sữa giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể bé, việc giảm lượng sữa hàng ngày sẽ khiến trẻ bị thiếu vi chất dinh dưỡng.

 mẹ không nên cắt sữa khi cho bé ăn dặm
Mẹ không nên cắt giảm lượng sữa hàng ngày khi cho bé ăn dặm - Ảnh Internet

2. Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đơn giản, dễ nấu

2.1 Bột ăn dặm thịt gà và khoai lang

Bột ăn dặm từ thịt gà và khoai lang có vị ngọt dịu, nguyên liệu dễ tìm và cách chế biến đơn giản, nhanh gọn. Loại bột này cung cấp đầy đủ tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin C và chất sắt cho bé.

Nguyên liệu:

- 170g thịt ức gà lọc bỏ xương và da.

- 1 củ khoai lang lớn (khoảng 200g), lột vỏ cắt nhỏ.

Cách chế biến:

- Thịt gà làm sạch, loại bỏ da và xương, chỉ lấy thịt nạc. Nấu chín thịt gà trong nồi nhỏ trong 15 phút hoặc đến khi thịt không còn hồng. Để nguội thịt và xé nhỏ.

- Nấu chín khoai lang trong nồi nước xấp mặt từ 20 - 25 phút hoặc đến khi khoai mềm hẳn. Để khoai ráo nước rồi cho thêm nước dùng vừa đủ và tán nhuyễn khoai thành hỗn hợp sệt.

- Xay nhuyễn thịt gà và trộn với hỗn hợp khoai nghiền, cho thêm 125ml nước dùng để hỗn hợp vừa đủ độ sệt phù hợp cho bé. Các mẹ có thể cho bé ăn trong ngày hoặc bảo quản đông lạnh.

Cách bảo quản đông lạnh:

- Cho bột vào khuôn đá, gạt mặt và phủ nilon trước khi cấp đông trong tủ đá đến khi đông cứng hoàn toàn, sau đó gỡ các viên thức ăn khỏi khay, trữ đông trong túi plastic kín hoặc hộp trữ đông. Các mẹ nên dán nhãn ghi ngày cấp đông và trước khi dùng thì xả đông trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm.

- Hâm nóng: Đun cách thủy bột đã xả đông thành bột ấm, đảo đều tay và nếm thử trước để kiểm tra nhiệt độ trước cho bé ăn.

 bột ăn dặm thịt gà khoai lang cho bé 6 tháng tuổi
Bột ăn dặm thịt gà, khoai lang là món ăn phổ biến cho bé 6 tháng tuổi - Ảnh Internet

2.2 Cháo cá và cà rốt

Sau những ngày làm quen với món ăn dặm như cháo trắng, cháo rau thì mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng cho bé và cho bé làm quen với những thực phẩm từ thịt động vật như thịt cá, thịt heo nạc… Đầu tiên, mẹ có thể cho bé làm quen với món cháo cá cà rốt.

Nguyên liệu:

- 100g cá

- Bột gạo tẻ

- Cà rốt

Cách chế biến:

- Cà rốt được cạo vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ, sau đó luộc chín mềm và nghiền mịn, đảm bảo cà rốt được nghiền mịn và lọc bỏ phần xơ, thô.

- Thịt cá được hấp chín, lọc bỏ xương cá cẩn thận, sau đó mẹ cho vào cối giã mềm, tơi nhuyễn.

- Trộn cà rốt, thịt cá giã mềm với cháo trắng đã được xay mịn vào nồi và tiếp tục đun với lửa nhỏ, vừa đun với quấy đều trong vài phút cho cháo sánh mịn.

- Chờ nguội bớt, đủ ấm là mẹ có thể cho bé ăn món cháo cá, cà rốt lạ miệng, thơm ngon.

 thay đổi khẩu vị cho bé ăn dặm với món cháo cá cà rốt
Các mẹ có thể thay đổi khẩu vị cho bé ăn dặm với món cháo cá, cà rốt - Ảnh Internet

2.3 Cháo thịt heo và bí đỏ

Đây là thực đơn ăn dặm cho bé vô cùng bổ dưỡng bởi vì nó cung cấp cho bé nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và chất đạm nữa, giúp bé phát triển, thông minh và mau lớn.

Nguyên liệu:

- Bột gạo tẻ

- Bí đỏ

- Thịt nạc xay nhuyễn

- Dầu ăn

- Xương heo

Cách chế biến:

- Luộc xương heo khoảng 30 phút, sau đó lọc lấy nước. Nấu bột gạo tẻ với nước xương heo thật chín và nhừ đều, sau đó cho tiếp thịt nạc xay vào nấu tiếp tục đảo đều cho đến khi thịt chín, đun lửa nhỏ lại.

- Bí đỏ đem đi hấp cho thật mềm, sau đó cho vào máy xay thật nhuyễn, cho bí đỏ vào cháo trộn đều, sau đó nêm nếm gia vị cho thêm ít dầu ăn vào, để nguội và cho bé ăn.

Ngoài ra, các chị em nên lưu ý rằng khi bắt đầu cho bé ăn những món ăn dặm có thực phẩm là thịt động vật thì mẹ cần phải chú ý cho bé ăn với một lượng nhỏ trước, để bé thích nghi dần dần.

 cháo thịt heo bí đỏ là món ăn bổ dưỡng cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm
Cháo thịt heo, bí đỏ là món ăn bổ dưỡng cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm - Ảnh Internet

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi hợp lý, khoa học sẽ bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho bé ngoài dinh dưỡng trong sữa mẹ. Với những thông tin tổng hợp hữu ích mà Yeutre.vn đã chia sẻ ở trên, hy vọng các mẹ có thể tích lũy cho mình những nguyên tắc cần tránh trong quá trình cho bé ăn dặm, cũng như bỏ túi một vài thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi tiêu biểu, làm phong phú thực đơn cho con và góp phần con yêu phát triển khỏe mạnh. 

Hạnh Sử tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI