1. Khi thai nhi ở tuần 17 - mẹ nên tham gia một lớp tìm hiểu về vượt cạn
Lớp tìm hiểu vượt cạn chưa thực sự phổ biến ở nước ta nhiều. Thực tế cho thấy, nhiều chị em thường chủ quan về vấn đề sinh con của mình, mà không có bất cứ một sự chuẩn bị trước nào, chỉ chờ đến ngày khăn gói đi sinh thôi. Trong khi đa phần ở các nước Âu Châu, các chị em phụ nữ mang thai đều tham gia một lớp tiền sản từ khi mình có thai, cho đến tận lúc sinh. Việc này sẽ giúp các chị em có kiến thức một cách đúng đắn về sinh sản và sức khỏe thai phụ thời kì mang thai.
Bên cạnh đó, khi tham gia những lớp này, các bà bầu còn được tập luyện cách hít thở phù hợp và nắm bắt tất tần tật các biến chứng có thể xuất hiện trong thai kỳ. Những kiến thức này được chuẩn bị kỹ lưỡng, để kịp thời có biện pháp đẩy lùi, đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con trong thai kỳ. Nhất là khi thai nhi 17 tuần tuổi, thì mẹ càng cần học cách theo dõi quá trình mang thai và sức khỏe của con như: thai phải ở khoảng cân nặng bao nhiêu, chiều cao thế nào, mẹ có những biểu hiện gì, bé thế nào là khỏe... Điều này sẽ giúp các chị em yên tâm hơn về thai kỳ và hơn hết yên tâm chăm sóc, chời đợi những ngày tháng vượt cạn, sinh con thuận lợi hơn, hạn chế những nguy hiểm thường sảy ra hơn.
2. Thai nhi tuần 17 - thời điểm mẹ bầu nên thực hiện đầy đủ các siêu âm và xét nghiệm cần thiết
Giai đoạn thai nhi ở tuần 17 là lúc các mẹ bầu nhà ta nên đi siêu âm, để có thể nắm được tình hình em bé như thế nào, nhịp tim thai ra sao... Mặt khác, ở thời điểm này là lúc cơ thể bé có những bước phát triển gần như đầy đủ các cơ quan như tim, gan, cột sống, não, thận...
Thông qua máy siêu âm, mẹ cũng có thể biết được giới tính của thai nhi là bé trai hay bé gái, có thể sắm sửa những vật dụng cần thiết phù hợp cho bé, sẵn sàng chu đáo đón chờ thiên thần nhỏ của chúng ta chào đời. Thời gian này, bà bầu cũng đã có thể làm một vài xét nghiệm, để biết được tỉ lệ bé mắc phải các dị tật bẩm sinh, từ đó có thể can thiệp y học một cách kịp thời. Đặc biệt, xét nghiệm đường huyết trong giai đoạn này có thể được tiến hành, sẽ cho biết được bà bầu có nhiễm trùng đường tiết niệu hay không và cách chữa trị ra sao.
Ngoài việc phát hiện ra những bệnh lí khi mang thai, thì việc thăm khám bác sĩ lúc này cũng giúp mẹ nhận được những lời khuyên hữu ích cho thai kỳ. Điều này rất quan trọng, để mẹ chăm sóc những ngày thai kỳ tiếp theo được tốt hơn nữa.
Xem thêm Thai nhi 17 tuần tuổi và những điều mẹ bầu cần lưu ý3. Những chú ý về dinh dưỡng và vận động khi thai 17 tuần
Bên cạnh việc có một chế độ ăn hợp lí để đảm bảo sức khỏe thai kỳ, thì mẹ cũng nên tránh những thức ăn có ảnh hưởng xấu đến cơ thể mình và em bé. Hiện tại, cơ thể mẹ không chỉ bảo vệ một mà là hai người, quan trọng hơn là một sinh linh bé bỏng thiếu khả năng đề kháng bên trong cơ thể, nên mẹ bầu cần cẩn thận gấp đôi.
Việc vận động lúc này cũng khá cần thiết, sẽ giúp mẹ cảm thấy tinh thần thoải mái hơn. Vận động còn giúp mẹ tránh được những biến chứng khó chịu của thai kỳ như: chuột rút, tê chân tay... Mẹ bầu nên chọn một môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với mình để tham gia hằng ngày như đi bộ, bơi hoặc yoga. Bụng mẹ cũng khá to so với thời điểm trước đây, vậy nên bầu phải chú ý trong việc đi đứng, không nên ngồi, đứng quá lâu hay cúi gập người một cách nhanh chóng... sẽ ảnh hưởng đến tình trạng thai nhi và mẹ bầu. Thêm vào đó cũng lưu ý tư thế nằm ngủ nghỉ, nhất là cần nằm nghiêng bên trái, để bảo đảm sức khỏe cho thai kỳ hơn.
Thai nhi tuần 17 cũng cũng là lúc mẹ nên chuẩn bị tâm lý một cách vững vàng hơn, để đối phó với những khó khăn trong những ngày tiếp theo của thai kỳ có thể gặp phải. Hành trình mang thai đến lúc này cũng đã qua được một giai đoạn nhất định, các bầu cũng yên tâm phần nào, tiếp tục cố gắng giữ gìn thai kỳ cẩn thận, để mẹ và con đều được an toàn khỏe mạnh cho đến ngày gặp nhau.
Lan Du tổng hợp