1. Thai nhi 19 tuần tuổi đã phát triển không ngừng trong bụng mẹ
Bước sang tháng thứ 5 của thai kỳ, em bé nhà bạn đã được hoàn thiện về mặt cấu tạo và đang phát triển rất mạnh mẽ. Thai nhi 19 tuần so với tuần 18 đã lớn hơn rồi đấy, bé có chiều dài đầu - mông khoảng 15cm với cận nặng chừng 250 gram.
Tay và chân cuối cùng đã cân đối, tế bào thần kinh đang kết nối giữa não và cơ bắp; sụn trong cơ thể được chuyển đến xương. Điều này giúp em bé điều khiển chân tay một cách thuần thục hơn và đó là lý do tại sao bạn có thể đã bắt đầu cảm nhận được em bé đang đá, co duỗi chân tay. Bé đã đưa ra tín hiệu rõ ràng về việc thuận tay trái hoặc tay phải. Kỹ năng vận động của bé sẽ tiếp tục phát triển ở những tuần tiếp theo.
Về phát triển nhận thức, não của bé làm việc tối đa và đang phát triển hàng triệu nơ ron thần kinh vận động, giúp não truyền tải thông tin. Tế bào thần kinh của bé đã có thể điều khiển 5 giác quan phát triển tương ứng theo từng khu vực của não bộ. Chỉ với ống nghe, bác sĩ đã có thể nghe được nhịp tim thai từ bên ngoài bụng mẹ. Bộ nhớ của bé đã trở nên tinh vi và phức tạp hơn.
Làn da bé đã dày hơn rồi đấy, nó được cấu tạo gồm 4 lớp bởi vì sắc tố da chưa xuất hiện. Thật thú vị là tất cả các thai nhi dù ở châu lục nào cũng đều có cùng màu da như nhau ở giai đoạn này. Tuy mắt mí mắt của bé vẫn nhắm, song bé có thể chuyển động con ngươi tới lui bên trong dưới lớp mí ấy. Tuyệt hơn là bé còn cảm nhận được sự thay đổi của ánh sáng nữa. Túi ối đủ rộng rãi đủ cho bé cảm giác an toàn và hài lòng với “ngôi nhà nhỏ” của mình.
Mang thai tuần 19, mẹ hãy tránh tiếp xúc với những âm thanh lớn và khó chịu. Thai nhi có thể cảm nhận và bức bối nếu bạn để bé nghe thấy những tiếng ồn đinh tai nhức óc. Hãy cố gắng giữ cho mẹ và bé luôn trong môi trường dễ chịu và yên ả nhất có thể. Hãy để các thành viên trong gia đình trò chuyện với cái bụng của bạn để bé quen dần và sẽ nhận ra những giọng nói ấy ngay khi chào đời.
Trong quá trình siêu âm đồ, bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn hình ảnh của thai nhi. Qua đó, có thể nhận biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi, tuy nhiên bạn chỉ nên siêu âm khi có sự chỉ định của bác sĩ thôi nhé!
2. Triệu chứng phổ biến mẹ bầu thường gặp khi thai 19 tuần
Cảm giác thèm ăn và tăng cân: Đây là lúc bạn tận dụng cơ hội để cung cấp cho em bé những dưỡng chất tốt nhất, qua một chế độ ăn uống lành mạnh giúp bé tăng cân đều đặn mỗi tuần. Ở tuần này, cùng với việc tăng cân của bé, các mẹ cũng bắt đầu tăng cân nhiều hơn, dù tăng cân là dấu hiệu tốt, tuy nhiên các mẹ hãy cố gắng điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để không tăng cân nhanh quá vì những tháng cuối thai kì vẫn sự tiếp tục tăng cân đấy mẹ bầu nhé.
Bị táo bón: Việc bổ sung sắt với hàm lượng cao khiến tình trạng táo bón nặng hơn, thậm chí có thể khiến bạn mắc bệnh trĩ nữa. Vì vậy nếu gặp tình trạng táo bón hãy xem xét đến việc thay thế các viên sắt hàm lượng cao bằng thuốc bổ tổng hợp có hàm lượng sắt vừa phải, đồng thời bổ sung thêm sắt qua các thực phẩm như thịt đỏ, trứng, rau có lá màu xanh đậm…
Hoa mắt chóng mặt: Tử cung của bạn ngày càng phát triển sẽ gây áp lực lên các mạch máu giữa các bộ phận khác trên cơ thể, làm giảm lưu lượng máu đến não, gây ra hiện tượng chóng mặt. Mặc dù chóng mặt là hiện tượng phổ biến khi mang thai nhưng đừng xem nhẹ nó. Hãy ngồi hoặc nằm xuống ngay sau khi bạn bắt đầu cảm thấy chóng mặt để tránh bị ngã và làm tổn thương chính mình hoặc em bé nhé.
Cảm giác mệt mỏi: Khi thai 19 tuần, mệt mỏi chẳng còn là điều mới mẻ đối với bạn nữa. Hệ thống tuần hoàn của bạn sẽ phải làm việc quá sức, và phải bơm máu không chỉ qua cơ thể bạn mà còn cho bé thông qua dây rốn thai nhi. Đây là lý do chính cho sự mệt mỏi. Hãy để mắt tới chế độ ăn uống của bạn để giải quyết vấn đề này. Bạn cần phải có đủ lượng Vitamin C và Sắt thiết yếu cho sự phát triển của em bé và sức khoẻ của chính bạn.
Nghẹt mũi, khó thở: Sự tăng dịch bài tiết trong mũi đang làm bạn khó thở? Để tránh gây tổn thương niêm mạc và chảy máu mũi, hãy thử áp dụng một mẹo nhỏ: dùng ngón tay cái che một lỗ mũi rồi thở ra nhẹ nhàng bằng lỗ mũi kia, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều.
Đau dây chằng tử cung: các dây chằng hỗ trợ tử cung của bạn đang bị kéo ra vì tử cung càng phát triển, nó có thể ây ra đau nhức bụng dưới. Hãy cố gắng làm cho mình thoải mái nhất có thể, tránh thay đổi tư thế đột ngột gây đau.
Đau lưng: khi tử cung của bạn phát triển, bạn có thể thấy trọng tâm dịch chuyển về phía trước làm tăng thêm áp lực lên thắt lưng của bạn. Tránh quá tải cho lưng bằng cách nhờ người khác nâng vật nặng giúp. Nếu bạn phải nâng một cái gì đó hãy chùng gối xuống và từ từ nâng bằng tay và chân của bạn thay vì sử dụng lưng.
Vết rạn da: khoảng 90% phụ nữ bị rạn da khi mang thai chứ không riêng gì bạn. Hiện nay không có phương pháp nào chữa được chứng rạn da, bạn chỉ có thể giảm bớt khô và ngứa do sự căng da gây ra bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm, dầu dừa hoặc sáp cacao thoa lên bụng...
3. Vấn đề dinh dưỡng cho mẹ ở tuần thai này
Chất béo: là một phần năng lượng thiết yếu của sự tăng trưởng và phát triển của bé trong tuần thứ 19. Các chất béo có trong thịt, cá, dầu oliu, các loại hạt, quả óc chó chứa các axit béo tốt cho cơ thể và là nguồn cung cấp omega 3, DHA tuyệt vời cho sự phát triển của não bộ và mô cơ.
Các vitamin: một chất không thể thiếu trong các bữa ăn hằng ngày đó là vitamin và khoáng chất, không chỉ dành cho mẹ bầu mà tất cả chúng ta đều cần bổ sung mỗi ngày. Các loại vitamin giúp bạn duy trì sức đề kháng của cơ thể, đồng thời cung cấp dưỡng chất cho các cơ quan hoạt động bình thường. Vitamin có nhiều trong rau củ và trái cây. Chỉ cần bổ sung đầy đủ mỗi ngày thì đảm bảo bé nhà bạn sẽ được khỏe mạnh.
Sữa các loại: Mẹ bầu nên uống các loại sữa thích hợp như sữa tươi, sữa tiệt trùng, sữa bầu... và các chế phẩm từ sữa như: sữa chua, phô mai... để tăng cường dưỡng chất cho cơ thể của mẹ và thai nhi nhé.
Đừng quên bổ sung protein: protein có nhiều trong thịt nạc, cá, sữa, trứng, đây là những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nên bạn đừng quên bổ sung mỗi ngày.
Chế độ ăn nhiều chất xơ: khẩu phần dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai mỗi ngày cần đảm bảo ít nhất 3 khẩu phần rau và 2 khẩu phần trái cây. Các chị em có thể sắp xếp 3 bữa chính xuất hiện rau và trái cây xuất hiện nhiều trong bữa phụ.
Nhữg loại thực phẩm cần tránh: mang thai tuần thứ 19 mẹ cần nhiều chất béo, tuy nhiên cần tránh xa các tác chất béo bão hòa, vì các chất béo này dễ gây chướng bụng, tăng nồng độ cholessterol xấu và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn; Tránh các thực phẩm có chứa chất kích thích vì các chất này làm cản trở quá trình hấp thu chất sắt và sự phát triển toàn diện của bộ não bé; Tránh ăn các thức ăn nguội, chế biến sẵn vì sợ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, dễ gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và con; Tốt nhất mẹ bầu nên sử dụng đồ ăn tươi, nấu chín và đảm bảo an toàn vệ sinh, tránh sử dụng lại thức ăn thừa trong tủ lạnh.
Thai 19 tuần là thời điểm mà bé sẽ phát triển nhanh chóng. Vì thế mẹ bầu cần phải bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để bé phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên tránh việc ăn nhiều, hãy tạo cho mình một thực đơn dinh dưỡng với đầy đủ thịt, cá, trứng ,sữa, rau quả và các loại hạt... Có thể tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ của bạn để uống thêm các viên bổ sung sắt, vitamin hoặc canxi nhé.
Nguyễn Vũ Thường tổng hợp