Thai 16 tuần tuổi mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Thai 16 tuần tuổi là thời khắc tuyệt vời, khi mẹ bầu cảm nhận được những cử chỉ đáng yêu của con trong bụng. Lúc này, em bé bắt đầu mọc tóc, móng tay và tim có thể bơm khoảng 25 lít máu mỗi ngày. Ngược lại, bản thân mẹ bầu cảm thấy rất khó chịu khi tử cung giãn nở chèn ép lên vùng xương chậu và di chuyển rất khó khăn.

banner ads

Vậy mẹ bầu phải làm thế nào để giúp con phát triển nhanh, nhưng mẹ vẫn thoải mái? Hãy cùng Yeutre.vn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

bà bầu ăn trái cây
Thai nhi 16 tuần là khoảng thời gian mẹ bầu cảm thấy hạnh phúc nhất - Ảnh Internet

1. Cuộc sống của mẹ thay đổi như thế nào?

Vào tuần này, tử cung của mẹ bầu to hơn và có kích thước gần bằng quả dưa lưới. Lúc này, vùng bụng dưới của bạn sẽ nặng nề hơn và chèn ép lên xương chậu gây cảm giác khó chịu. Bên cạnh đó, khi thai nhi 16 tuần tuổi mẹ sẽ gặp phải một số thay đổi lớn về mặt tâm, sinh lý.

1.1. Những thay đổi về mặt thể chất của mẹ bầu

Một trong những thay đổi lớn nhất trên cơ thể mẹ bầu trong tuần này là tử cung giãn nở và vòng bụng to đáng kể khiến cho mẹ dễ bị mất thăng bằng. Chính vì vậy, các mẹ nên di chuyển cẩn trọng, hoạt động nhẹ nhàng, tránh mang vác nặng và làm việc quá sức. Khoảng thời gian này, đỉnh tử cung của mẹ gần như "chạm" rốn và mẹ có thể cảm nhận được chúng khi sờ lên bụng. Nếu bạn muốn biết chắc chắn về chiều cao của tử cung và sự phát triển của em bé so với các tuần trước, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ tiến hành kiểm tra.

Trong tuần này, mẹ bầu sẽ tăng lên vài cân, da khô hơn và xuất hiện nhiều vết rạn ở bụng, bầu ngực, đùi... Để hạn chế các triệu chứng này, mẹ nên uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và rau củ. Bên cạnh đó, để có được làn da mềm mịn trong quá trình thai kỳ nhiều mẹ bầu lựa chọn phương pháp massage và sử dụng sữa dưỡng thể có chiết xuất 100% từ thiên nhiên.

Thai nhi 16 tuần tuổi là thời điểm các ông bố "sợ nhất", vì hầu hết các mẹ bầu đều bị ngáy ngủ và ngáy to đến mức kinh khủng. Do đó, để có giấc ngủ ngon, các mẹ nên sử dụng thuốc xịt thông mũi dạng lỏng (nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng) và chọn tư thế ngủ nằm ngửa hoặc nằm sấp. Nếu bạn thích ngủ nằm nghiêng, hãy lót một vài chiếc gối dưới chân để cơ thể lưu thông máu tốt hơn.

mẹ bầu nằm ngủ
Mẹ bầu nên thường xuyên thay đổi tư thế ngủ để cảm thấy dễ chịu hơn - Ảnh Internet

1.2. Những thay đổi về mặt tinh thần của mẹ bầu

Hầu hết các mẹ bầu đều cảm thấy bất an khi vòng bụng to đột ngột chèn ép lên xương chậu gây cảm giác "tưng tức". Tuy nhiên, đây là triệu chứng rất bình thường khi mang thai, nên các mẹ đừng quá lo lắng. Thay vào đó, mẹ bầu hãy tận hưởng cảm giác "vui sướng" khi lần đầu cảm nhận rõ rệt từng cử động của em bé bên trong bụng. Ngoài ra, việc chia sẻ niềm hạnh phúc và kế hoạch chuẩn cho ngày sinh nở với chồng, sẽ giúp mẹ giảm bớt các áp lực về mặt thể xác.

bà bầu hạnh phúc khi mang thai
Mẹ cảm thấy hạnh phúc khi cảm nhận được các cử động của thai nhi 16 tuần tuổi - Ảnh Internet

2. Thai 16 tuần tuổi phát triển ra sao?

Bây giờ, em bé đã to bằng quả xoài, nặng khoảng 140 gram và dài hơn 12cm. Thai nhi bắt đầu có nhiều cử động nhanh và mạnh hơn như co duỗi chân tay, cuộn tròn, uống lưng, mút tay... Ngoài ra, một số em bé bắt đầu mọc tóc và móng tay, xương khớp chuyển dần từ xương sụn dẻo thành xương cứng. Chính vì vậy, các mẹ nên bổ sung nhiều canxi để bé phát triển khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, tim thai nhi 16 tuần tuổi đã bắt đầu hoạt động, mỗi ngày có thể bơm khoảng 25 lít máu và tuyến mồ hôi cũng bắt đầu tiết dịch.

thai nhi 16 tuần to bằng quả xoài
Thai nhi 16 tuần tuổi có thể to bằng quả xoài và nặng khoảng 140 gram - Ảnh Internet

3. Dinh dưỡng dành cho mẹ bầu

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi 16 tuần tuổi. Chính vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, chất sắt, chất đạm, chất xơ...

Canxi: mỗi ngày mẹ bầu bổ sung khoảng 1000mcg canxi để hỗ trợ phát triển khung xương cho bé. Do đó, mẹ bầu nên ăn nhiều cá hồi, cá ngừ, hạnh nhân, các loại đậu nguyên hạt, phô mai, nước cam, trứng, sữa...

Chất sắt: hầu hết các mẹ bầu đều bị thiếu máu trong quá trình mang thai, nên mẹ cần chú ý bổ sung từ 27-30 mcg sắt/ ngày. Một số thực phẩm chứa nhiều chất sắt như ngũ cốc, bông cải xanh, cải xoăn, đậu cô ve, hàu, sò, bạch tuộc...

Chất xơ: giúp mẹ giảm bớt các triệu chứng táo bón, ợ nóng, khó tiêu...

dinh dưỡng dành cho bà bầu
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi 16 tuần tuổi - Ảnh Internet

Bên cạnh đó, mẹ bầu tuyệt đối không nên uống các loại thức uống có cồn, caffeine, thuốc lá, thực phẩm cay, nóng như tiêu, ớt, gừng... Vì chúng có thể khiến mẹ bị tăng thân nhiệt và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của em bé.

4. Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi thai 16 tuần

Từ tuần này trở đi, mẹ bầu sẽ mắc phải một số triệu chứng về trí nhớ như đãng trí, hay quên. Chính vì vậy, việc sử dụng giấy note và ghi chú trên điện thoại sẽ giúp bạn không bỏ lỡ những công việc quan trọng. Nếu tình trạng "hay quên" kéo dài, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ về các liệu pháp giúp tăng cường trí nhớ khi mang thai.

giấy ghi chú
Để giảm thiểu tình trạng "hay quên", mẹ bầu nên thường xuyên sử dụng giấy note - Ảnh Internet

Đặc biệt, nếu mẹ cảm thấy tim đập mạnh, nhanh sau khi đi lại hoặc tập thể dục , mẹ nên giảm tốc độ và vận động chậm lại. Nếu dừng đột ngột sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm hô hấp và choáng.Tuy nhiên, mẹ cũng đừng quá lo lắng vì đây là triệu chứng bình thường khi mang thai và chúng sẽ mất dần sau khi sinh nở.

Hy vọng những chia sẻ trên của Yeutre.vn sẽ giúp các ông bố, bà mẹ hiểu rõ hơn về sự phát triển của thai 16 tuần tuổi và tâm sinh lý mẹ bầu. Từ đó, có kế hoạch chăm sóc phù hợp để cả hai mẹ con đều khỏe mạnh an toàn.

Liên Tiểu Di tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI