Tập cho bé bú bình sớm và những điều mẹ nên lưu ý

Có nên tập cho bé bú bình sớm hay không vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi. Hiện nay chưa có hướng giải quyết nào đúng 100%. Nói cách khác, tập cho bé bú bình sớm có thể là con dao hai lưỡi, vì nó vừa có lợi trong một số trường hợp nhưng cũng lại ẩn chứa nhiều rủi ro cho bé mà mẹ không ngờ đến.

banner ads

Tập cho bé bú bình là giai đoạn bé dần cai sữa mẹ từ từ. Vì vậy, các mẹ hãy cùng Yeutre.vn làm rõ hai mặt lợi hại của việc cho bé bú bình sớm nhé các mẹ.

tap cho be bu binh
Mẹ tập cho bé bú bình như thế nào?

1. Tại sao mẹ nên tập cho bé bú bình sớm?

Trên thực tế, có một số mẹ khi sinh con xong thì sữa không về kịp, có trường hợp thì không đủ sữa, thậm chí là có những mẹ là không hề có sữa. Vậy thì chuyện tập cho bé bú bình sớm là không thể tránh khỏi. Điều này vừa có lợi mà cũng vừa có hại cho cả mẹ và bé.

2. Lợi ích của việc tập cho bé bú bình sớm

Nếu mẹ tập cho bé bú bình sớm thì khi đến giai đoạn mẹ trở lại với công việc sẽ không phải lo lắng chuyện con bị đói vì thiếu sữa, vì bất cứ ai (ông, bà, ba của bé) cũng có thể cho bé bú sữa bằng bình.

Mẹ hoàn toàn chủ động với thời gian của mình khi muốn ra ngoài mà không phải để ý quá nhiều đến việc phải về đúng giờ cho con bú khi đã có người khác cho bé bú bình  giúp mẹ rồi.

be bu binh
Tập cho bé bú bình sớm giúp mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn 

Khi muốn đưa bé ra ngoài chơi, mẹ không còn cảm thấy bất tiện mỗi khi phải cho con bú ti mình nữa vì đã có bình sữa sẵn sàng đợi bé “thưởng thức” mọi nơi mọi lúc.

Việc tập cho bé bú bình sớm có thể góp phần giảm bớt gánh nặng cho mẹ vì ba của bé (hay bất cứ ai) cũng có thể cho bé bú bình được. Như vậy, trong một ngày (kể cả ban đêm), ba hoàn toàn có thể phụ mẹ cho con bú bằng bình ở mỗi cữ, điều này giúp cho tình cha con gắn kết hơn và người mẹ cũng sẽ có cơ hội được nghỉ ngơi dưỡng sức nhiều hơn.

Lợi ích của việc tập cho bé bú bình sớm còn thể hiện trong những trường hợp bất khả kháng như mẹ bị tắc sữa, bị mắc bệnh gì đó phải uống thuốc hay phải cách ly với bé. Những lúc như thế mẹ không thể cho bé bú, nhưng vẫn hoàn toàn yên tâm không lo con bị đói vì bé đã có sữa bình.

3. Tác hại của việc tập cho bé bú bình sớm

Tập cho bé bú bình quá sớm sẽ làm giảm sự gần gũi, thân thiết giữa mẹ và bé. Trong khi hơi ấm của cả mẹ và bé đối với nhau là rất quan trọng cho sự phát triển của bé, cũng như kích thích mẹ ra sữa nhiều hơn.

Một khi đã quen bú bình thì bé sẽ lười bú mẹ hơn, trong khi sữa mẹ mới là nguồn thức ăn đem lại nhiều dinh dưỡng và chất bổ cho bé. Vì khi bú bình bé không cần dùng nhiều sức để mút thì sữa vẫn chảy ra dào dạt, trong khi bú mẹ lại phải tốn nhiều sức để mút nhưng sữa không ra nhiều như bú bình. Nên nếu trong lúc bé (đã được tập cho bú bình từ nhỏ) đang đói bụng mà cho bú ti mẹ thì bé có thể sẽ cáu gắt. Như vậy, bé khó có thể quay lại để “hưởng thụ” nguồn dinh dưỡng thật sự, trong khi mẹ cũng dễ bị mất hoặc lãng phí sữa.

be bu binh
Sữa trong bình không đảm bảo vệ sinh dễ khiến bé bị đau bụng 

Sữa trong bình không thể sạch bằng sữa được bé bú trực tiếp từ ti mẹ. Dù cho mẹ có vắt sữa của mình ra cho vào bình thì cũng không tránh khỏi việc không khí bên ngoài xâm nhập vào bình, điều này khiến cho bé dễ bị sặc/ nôn trớ khi bú bình, đồng thời bé do còn quá nhỏ nên bú bình rất dễ bị nhiễm khuẩn dẫn đến đau bụng.

Mẹ sẽ rất tốn thời gian để pha một bình sữa cho bé vì phải trải qua nhiều bước vệ sinh bình và làm ấm sữa, trong khi việc cho bé bú mẹ chỉ đơn giản là đưa ti mẹ vào miệng bé, rất khác phải không các mẹ?

Qua bài viết phân tích mặt lợi và hại của việc tập cho bé bú bình sớm, hi vọng các mẹ sẽ tìm ra được giải pháp nuôi con tốt nhất cũng như là phù hợp với hoàn cảnh của mình. Chúc mẹ với bé luôn khỏe mạnh và có những trải nghiệm tuyệt vời nhất cùng nhau trong cuộc sống.

Hoàng Oanh - Nguồn tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI